Rộng lượng thứ thacho người có lỗi là từ gì năm 2024

Ở Hàn Quốc thời xưa, các học giả (thường được gọi là Seonbi) là những người hiếm khi tức giận mà ngược lại, họ luôn rộng lượng tha thứ và đối xử khoan dung với mọi người. Vậy nên, họ thường được coi là những người có đức hạnh. Việc lớn tiếng ầm ĩ trên đường phố hoặc gây gổ trong cơn tức giận được coi là hành vi khiếm nhã mà chỉ tầng lớp thấp mới làm. Vậy mà giờ đây, thời đại đã thay đổi khi những người nói lớn tiếng lại đang được coi là bậc thầy trong xã hội.

Rộng lượng thứ thacho người có lỗi là từ gì năm 2024

Chúng ta đang cùng nhau sống trên trái đất này. Vì mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với những người khác nhau, nên việc làm tổn thương lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Điều buồn cười là chúng ta dễ dàng quên đi việc làm sai trái của mình đối với người khác, nhưng lại khó có thể quên được những gì người khác đã làm với mình. Thậm chí đôi khi chúng ta còn nghĩ tới việc sẽ trả thù vào một ngày nào đó.

Tuy nhiên, sự tức giận cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đến kết cục tự hủy hoại bản thân. Khi một chữ cái được thêm vào từ tức giận (anger) thì sẽ trở thành nguy hiểm (danger). Giống như một que diêm nhỏ bé nhưng lại có thể đốt cháy cả ngọn núi, thì sự tức giận nguy hiểm đến mức có thể phá hủy đi tất cả mọi thứ.

Càng ngày, người ta càng trở nên thiếu khoan dung và thậm chí còn dễ dàng gây ra những vết thương không thể chữa lành trong tấm lòng của chính những người thân trong gia đình, dẫn đến việc hủy hoại toàn bộ cuộc sống của họ. Thế gian sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn khi con người dần trở nên mất bình tĩnh. Lúc này, giữa các thành viên trong gia đình cần có sự bao dung, tha thứ, độ lượng và cao thượng.

“Đây là điều hiển nhiên!” và “Làm sao có thể như vậy được?”

Người ta thường hay tức giận vì những điều nhỏ nhặt hơn là những điều lớn lao. Họ thường phẫn nộ với người vô tình dẫm phải chân mình trên xe buýt hơn là một tên tội phạm đã giết nhiều người. Họ khó có thể tha thứ cho người đã làm hỏng đồ của mình, nhưng lại dễ dàng tha thứ cho quan chức chính phủ đã cướp đi tiền thuế mà họ nhọc nhằn kiếm ra. Trong hầu hết các trường hợp, nếu chúng ta lùi lại một bước thì sẽ nhận ra rằng những việc mà mình đã quắc mắt và đỏ mặt đều là việc không đáng có. Khi tức giận với người khác, chúng ta cần suy nghĩ về nguyên nhân gây ra sự tức giận đó. Cho dù đó là bởi họ đã làm điều xúc phạm đến chúng ta, hay vì chúng ta thiếu kiên nhẫn và khoan dung, thì chúng ta cũng nên tự kiểm điểm xem liệu có phải vì mình đang chưa hiểu hoặc chưa chấp nhận những lời người khác nói mà lại làm theo tiêu chuẩn suy nghĩ của mình hay không.

Rộng lượng thứ thacho người có lỗi là từ gì năm 2024

Nếu không muốn lãng phí năng lượng cho những việc nhỏ nhặt, bạn cần có tấm lòng rộng mở. Có thể điều này nói dễ hơn làm, nhưng hãy bày tỏ cho người khác thấy tấm lòng rộng mở của mình khi bạn cảm thấy khó để hiểu cho họ và nghĩ rằng: “Đây là điều hiển nhiên mà!”. Còn nếu nghĩ rằng “Làm sao có thể như vậy được?” thì sẽ chỉ khiến bạn tức giận chứ chẳng thể giải quyết được vấn đề.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải hiểu và chấp nhận mọi thứ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chẳng hạn như khi con bạn chạy lung tung ở nơi công cộng, có hành động thô lỗ hoặc gây bất tiện cho người khác thì không nên đứng về phía con và nói rằng “Không sao đâu.” Tuy nhiên, nếu sự khoan dung của bạn có thể mang lại lợi ích cho người khác và bỏ qua được mọi thứ, thì hãy mỉm cười và xóa bỏ lỗi lầm ấy bằng tấm lòng rộng lượng.

Chẳng hạn, khi vợ hoặc chồng chọc giận bạn, nếu suy nghĩ “Sao cô ấy/anh ấy có thể làm vậy với mình? Trông tôi có vẻ dễ bỏ qua vậy ư?” thì sẽ rất dễ xảy ra va chạm. Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn hiểu cho vợ/chồng của mình bằng suy nghĩ “Chắc hẳn hôm nay đã có điều gì đó xảy ra với cô ấy/anh ấy nên đây là điều hiển nhiên. Tôi cần kiên nhẫn và đối xử ấm áp với cô ấy/anh ấy.” Khi bạn dừng lại suy nghĩ “Làm sao có thể như vậy được?” và thay bằng suy nghĩ “Đây là điều hiển nhiên mà!”, cơn giận của bạn sẽ tan biến đi và thay vào đó, sự rộng lượng sẽ nở rộ từ tận đáy tấm lòng.

Lòng khoan dung và rộng lượng xuất phát từ tình yêu thương

Một cậu bé có mơ ước trở thành họa sĩ tranh hoạt hình. Mỗi khi có tiền tiêu vặt, cậu bé lại chạy đến cửa hàng truyện tranh. Một ngày, cậu đã tìm thấy một cuốn truyện tranh mới ở cửa hàng và thích nó đến mức đã xé một trang trong cuốn truyện và mang nó về nhà một cách bí mật. Sau đó, vì cảm thấy tội lỗi về việc đã làm, cậu đã không dám đến cửa hàng đó nữa mà chỉ vẽ đi vẽ lại những thứ giống nhau từ trang truyện mình xé ra. Thời gian trôi qua, cậu bắt đầu quay lại cửa hàng truyện tranh. Có vẻ như người chủ chưa biết về việc làm của cậu. Vì luôn được chủ cửa hàng đón chào niềm nở, cậu ta cảm thấy nhẹ nhõm và trở nên táo bạo hơn. Cứ thế, cậu ta tiếp tục xé nhiều trang truyện tranh hơn nữa. Nhưng có câu nói rằng “Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma.”, cuối cùng những hành động lén lút của cậu đã bị chủ cửa hàng phát hiện. Cậu đã sợ hãi đến mức không biết phải làm gì. Nhưng thật ngạc nhiên, chủ cửa hàng không hề giận dữ mà ngược lại còn xoa đầu cậu bé và nói “Cháu sẽ trở thành người vẽ tranh hoạt hình, phải không?” Tấm lòng bao dung của chủ cửa hàng đã giúp cậu bé trở thành bậc thầy trong giới truyện tranh Hàn Quốc. Tên cậu bé là Lee Hyun Se.

Rộng lượng thứ thacho người có lỗi là từ gì năm 2024

Quả là không dễ dàng để tha thứ cho người đã làm tổn thương hay làm mất lòng tin của bạn. Có câu nói rằng “Yêu bao nhiêu thì bạn có thể tha thứ bấy nhiêu.” Trớ trêu thay, có một số người cho dù bạn yêu thương nhưng lại không dễ để tha thứ, đó chính là các thành viên trong gia đình. Chúng ta thường bao dung với người khác, nhưng lại thấy khó để bao dung với những người thân của mình. Đôi lúc, chúng ta còn không bỏ qua lỗi lầm dù chỉ là nhỏ nhặt và cứ chỉ trích họ đến khi thoả mãn mới thôi. Điều này có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn trong mối quan hệ của bạn với con cái mình. Nhưng chúng ta nên tránh phản ứng thái quá trước những sai sót hoặc lỗi lầm của con trẻ. Thay vì trách mắng con vì làm điều sai trái hoặc thờ ơ với việc đó, bạn cần dạy con bằng tình yêu thương, và nhờ đó có thể tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề.

Nếu không thể bao dung với gia đình thì làm sao có thể bao dung cho người khác một cách chân thành được đây? Bạn hãy tự nhìn lại bản thân xem liệu mình có quá nhạy cảm khi đối xử với các thành viên trong gia đình hơn những người khác hay không, và hãy dành cho họ sự rộng lượng tương đương với tình yêu thương bạn dành cho họ. Nếu bạn quyết tâm đối xử rộng lượng với họ, hãy làm điều đó vô điều kiện trong khi không mong nhận lại bất cứ điều gì. Đừng lãng phí thời gian phân biệt đúng sai mà hãy khoan dung ngay từ bây giờ, trước khi tấm lòng họ bị tổn thương vì chúng ta.

Lý do chúng ta phải tha thứ lẫn nhau

William Shakespeare đã nói rằng “Hãy bao dung cho lỗi lầm của người khác. Bạn nên biết rằng lỗi lầm của họ hôm nay chính là điều bạn đã mắc phải hôm qua.” Không có người hoàn hảo trên thế gian này, mọi người đều có lỗi lầm, sai sót và khuyết điểm. Vì chúng ta là không trọn vẹn và cuộc sống xung quanh đầy biến động, nên chúng ta cần phải không ngừng tha thứ cho nhau để nhận được sự tha thứ.

Rộng lượng thứ thacho người có lỗi là từ gì năm 2024

Hãy nghĩ về những người đã tha thứ và che đậy lỗi lầm dù nhỏ hay lớn của chúng ta: gia đình, bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp. Đặc biệt, người đã tha thứ nhiều nhất chính là cha mẹ chúng ta. Dù là lúc còn nhỏ hay khi đã trưởng thành, chắc hẳn chúng ta đã làm nhiều điều sai trái với cha mẹ mình. Dẫu vậy, cha mẹ đã tha thứ cho vô số lỗi lầm của chúng ta. Cha mẹ luôn dành cho con cái tất cả mọi thứ, nhưng lại luôn cảm thấy tiếc nuối vì không thể ban cho nhiều hơn. Chúng ta đều được nhận tình yêu thương lớn lao từ cha mẹ, nên không có lỗi lầm nào mà chúng ta không thể tha thứ cả.

Kinh Thánh ví mỗi người chúng ta với người mắc nợ một vạn ta lâng, là khoản tiền công phải làm việc trong 160.000 năm mới có thể trả hết được. Nói cách khác, dù chúng ta có cố gắng đến đâu chăng nữa thì cũng không thể trả hết nợ được. Vậy mà Đức Chúa Trời đã tha thứ món nợ tội lỗi khủng khiếp ấy của chúng ta, nên chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau. Khi Phierơ hỏi Đức Chúa Jêsus rằng “Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?” Ngài đáp rằng “Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.”

Tha thứ là trả lại những gì chúng ta đã nhận. Chúng ta không có tư cách phán xét người khác đúng hay sai và phơi bày lỗi lầm của họ. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là bao dung và tha thứ lẫn nhau.

Đôi khi, bạn có thể ghét những người thân trong gia đình mình. Bạn có thể bất bình và tức giận đến mức nghĩ rằng nếu như không phải là gia đình thì mình sẽ chẳng bao giờ nhìn mặt họ. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đã quay lưng và xem các thành viên trong gia đình như những người xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bỏ đi lòng thù hận, tức giận và oán trách, và nếu có khả năng khôi phục mối quan hệ với các thành viên trong gia đình bằng cách đưa tay ra trước, thì hãy mở ra tấm lòng rộng lượng với họ.

Người ta nói “Ghét bỏ và oán giận ai đó giống như bị rắn độc cắn.” Điều đầu tiên cần làm khi bị rắn độc cắn là loại bỏ chất độc trước khi nó lan ra khắp cơ thể, chứ không phải là chạy theo con rắn để trả thù. Mở rộng lòng khoan dung và tha thứ giống như loại bỏ chất độc khỏi tấm lòng chúng ta. Và dĩ nhiên đó là sự lựa chọn tốt nhất.