Sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ nắm 2022

1. TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIÊN PHÁP GIÚP TRẺ THÍCH NGHI MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC NHÓM HỌA MI ,TRƯỜNG MẦM NON ÁNH DƯƠNG

***************

2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG

2.1 Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là mầm sống, là vận mệnh tươi sáng của dân tộc. Giáo dục trẻ em luôn là một trọng trách cao cả đối với Đảng và nhà nước ta. Mang trên mình sứ mạng cao cả của một người giáo viên là mang trọng trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt là đối với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người có nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm xanh ngay từ những ngày đầu đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải có cả tâm lẫn đức.

Trong năm học 2018-2019, tôi được Ban Giám Hiệu trường mầm non Ánh Dương, nơi tôi đang công tác, phân công dạy lớp Họa mi, lần đầu tiên phải xa rời vòng tay gia đình để đến với một môi trường mới không quen thuộc với biết bao điều xa lạ nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ cho trẻ, khiến đa số trẻ đều nhõng nhẽo khi phụ huynh đưa đến lớp, do trẻ lần đầu tiên đến trường, bất ngờ bị tách xa mẹ xa người thân, phải thay đổi môi trường sống đột ngột nên trẻ rất sợ hãi và khóc nhiều điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của trẻ.

Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô? Làm thế nào để trẻ thích học, thích đến trường? Làm sao để trẻ thích nghi với trường lớp mầm non cách sớm nhất? Và làm thế nào để với trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui? Tôi đã thực hiện áp dụng vài biện pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên lòng và để trẻ đến lớp mà không sợ sệt, dễ dàng thích nghi với trường lớp mầm non, qua vài ngày sau sẽ ham thích đi học, tôi xin chia sẻ những gì tôi đã làm được, đã rút ra được trong suốt thời gian giảng dạy vừa qua của mình xin được chia sẽ cùng các đồng nghiệp đề tài Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp học.

Quá trình giảng dạy, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH trường, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ về cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học cho lớp.

- Giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập đầy đủ các chuyên đề để nâng cao trình độ. Do đó nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, Kết hợp với lý thuyết và thực hành tôi rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và giảng dạy các cháu .

- Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển vốn từ cho trẻ, luôn nhiệt tình trong công tác.

- Cơ sở vật chất và thiết bị khá đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh.

- Luôn được sự ủng hộ của phụ huynh.

- Phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục.

* Khó khăn:

- Do các cháu còn nhỏ đến lớp còn khóc nhè, hay đòi về ba mẹ nên việc đưa các cháu vào nề nếp học tập còn nhiều khó khăn. Các cháu chưa biết hát, chưa biết múa chưa biết thể hiện về nhận thức. Cho nên việc đưa các cháu vào học bộ môn nhận biết tập nói

nhiều khó khăn, đòi hỏi cô giáo phải nhiệt tình, tìm hiểu về tâm lí của trẻ rồi mới đưa các cháu vàohọc các hoạt động.

- Trẻ vào lớp chưa đồng loạt nên ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Cháu mới vào học còn lạ cô, lạ bạn nên cháu còn khóc khi học, Các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và tính cách khác nhau.

2.2 Mô tả nội dung:

Thực tế trong giảng dạy cho trẻ nhà trẻ trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách từng trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn mục tiêu, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ,cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi tự tạo ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.

Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giúp cho trẻ thích nghi với môi trường lớp học.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động .

3.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

3.1. Tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh.

Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ. Khi được ba mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên trẻ thường ôm chặt lấy ba mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô, sợ đi học. Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và làm quen bằng những câu hỏi đơn giản thân mật như: Con tên gì?, Con mấy tuổi?, Con có muốn vào lớp chơi cùng cô và các bạn không?. Sau đó trò chuyện với phụ huynh và từ từ vuốt ve trẻ, kế đến là nắm tay trẻ thật nhẹ nhàng, đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng.

Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng ba mẹ mà không chịu chơi cùng bạn .Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán, sở thích của trẻ để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp.

3.2. Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi.

Tôi tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp.

Trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp dẫn kích thích trẻ chú ý và thích chơi.

Tôi nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi.

3.3.Tạo ra môi trường đẹp thu hút sự chú ý trẻ.

Yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ. Trường Mầm Non Ánh Dương có không gian rộng rãi, thoáng mát, khu vực chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi phong phú thu hút được trẻ.

Tôi sẽ dắt trẻ ra sân chơi, tổ chức nhiều trò chơi dân gian như mèo đuổi chuột, dung dăng dung dẻ, hoặc chơi các trò chơi vận động đơn giản như đi cà kheo bằng lon, nhảy lò cò, hay chỉ cần trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh sân trường, cho trẻ chơi đu quay, chơi bập bênh, kể chuyện cho bé nghe, việc này sẽ gây hứng thú và chiếm được nhiều cảm tình của trẻ.

Khi dắt trẻ trở vào lớp, tôi cùng trẻ dạo quanh lớp, gợi hỏi trẻ những đồ vật, đồ chơi này tên là gì để trẻ trả lời, nếu trẻ trả lời không được hoặc không thích trả lời, tôi sẽ gợi ý và giúp trẻ trả lời.

Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo thêm nhiều góc chơi: góc thiên nhiên, góc thư viện, góc tạo hình, góc chơi thao tác vai, góc âm nhạc có nhiều đồ dùng đẹp mắt để lôi cuốn trẻ

4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi nhận ra rằng giữa giáo viên, nhà trường, và gia đình trẻ phải có sự thống nhất, kết hợp trong toàn bộ quá trình chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ. Trẻ mầm non còn rất non nớt, không thể tự phát triển mà không có vai trò dẫn dắt của người lớn .Vì vậy việc giáo dục mầm non phải thể hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên, đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân, vốn sống của trẻ.

Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng cho nhóm lớp của mình trong thời gian qua. Từ những trẻ cá biệt có thể xem là rất khó hòa nhập với môi trường mới tôi cũng đã dần dần tạo được sự thân thiện, gần gũi, hướng trẻ hòa nhập vào trường lớp một cách tốt nhất. Tôi đã tạo được môi trường học thân thiện, cô giáo như người mẹ người bạn đôi khi là người chị của trẻ và đã gặt hái được những thành công nhất định.

100% trẻ thích trò chuyện cùng với tôi.

100% trẻ đi học không còn khóc, nhõng nhẽo.

Giờ đây phụ huynh tin tưởng giao con cho tôi, các bé thích nghi với môi trường rất nhanh, không còn khóc nhè, các bé thường đùa giỡn với tôi rất thân mật, ăn giỏi, mạnh dạn, có khả năng tự phục vụ tốt. Lúc nào cũng yêu thương gọi cô ơi một cách trìu mến, luôn kể cho tôi nghe những chuyện trẻ thấy, trẻ đã được làm, được đi những đâu, thỉnh thoảng ôm hôn tôi một cách trìu mến.

Qua thời gian dạy trẻ, tôi đã đạt một số hiệu quả trong việc thu nhận trẻ mới và rất mong sẽ có nhiều phụ huynh tin yêu gửi con và luôn an tâm về cách chăm sóc, giáo dục trẻ theo các hướng đã đề ra.

100% trẻ lớp tôi đều thích được đi học.

100% trẻ đã sớm thích nghi với trường lớp mầm non.

* Bảng kết quả so sánh có đối chứng.

Mức độ nội dung khảo sát

Đầu năm

Cuối năm

Số trẻ/ Tổng số

Tỷ lệ

%

Số trẻ/

Tổng số

Tỷ lệ %

Trẻ ham thích đi học

15/ 27

55,5%

27/27

100%

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT PHỔ BIẾN

5.1 Kết luận:

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong thời gian qua. Xin được chia sẻ cùng quý đồng nghiệp.

Tôi cảm thấy mình đã hoàn thành tốt vai trò của một cô giáo mầm non. Tôi đã tạo được niềm tin vui, an tâm, tin tưởng cho các bậc phụ huynh khi trao con trẻ cho tôi. Các cháu ở lớp tôi thường nhanh vào nề nếp, ngoan ngoãn tự tin khi giao tiếp, khả năng tự phục vụ ngày càng tốt hơn

5.2 Khả năng nhân rộng:

Năm học 2018-2019 này khi áp dụng Biện pháp giúp trẻ thích nghi với môi trường lớp học,tôi đạt kết quả như sau :

+ Kết quả của lớp Họa Mi:

- Bé được giải ứng xử hay nhất trong cuộc thi bé năng động bé tài năng.

- Tập thể lớp đạt giải tham dự trong cuộc thi bé năng động bé tài năng.

- Trẻ đi học không còn khóc nhòe, thích tham các hoạt động của lớp

+ Kết quả của trường: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đọc lên cho các bạn đồng nghiệp học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Kết quả của Huyện: Được chia sẽ sáng kiến kinh nghiệm với các đồng nghiệp trường bạn.

5.3 Ý kiến đề xuất:

*Đối với Ban giám hiệu trường Mầm Non Ánh Dương

Nên tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa về đồ dùng đồ chơi, để góc chơi cho trẻ ngày càng phong phú hơn.

*Đối với PGD Trà Ôn và SGD:

Tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi được đi tham quan học tập ở các trường bạn trong Tỉnh hay ngoài Tỉnh, những trường có kinh nghiệm trong cách giúp cho trẻ thích nghi với môi trường lớp học.

*Đối với bản thân:

Tôi luôn luôn trao dồi, tự học thêm trên mạng internet, bạn đồng nghiệp, trường bạn để nâng cao tay nghề, đặc biệt là làm ra nhiều đồ chơi tự tạo ở các góc chơi,. Để thu hút trẻ.

Sáng kiến này còn rất nhiều thiếu sót và chưa có nhiều kinh nghiệm với một giáo viên tuổi nghề còn non trẻ như tôi, kính mong nhận được sự bổ sung góp ý chân thành của hội đồng khoa học, của các bạn bè, đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non.

Trà Ôn, ngày 25 tháng 03 năm 2019

Người viết sáng kiến

Nguyễn Ngọc Trinh