Sáng kiến trong cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính là một trong những khâu đột phá được huyện Đông Hưng triển khai đồng bộ, quyết liệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, phục vụ nhân dân tốt hơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Xác định cải cách hành chính [CCHC] là khâu đột phá và là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, xóa bỏ cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả công tác CCHC trên nhiều nội dung.

Cán bộ, công chức phải phục vụ nhân dân, nếu để nhân dân phải phục vụ mình là một việc làm không hợp đạo lý, không đúng pháp luật. Bởi vậy, muốn cải cách hành chính với đầy đủ ý nghĩa "phục vụ nhân dân", trước tiên phải cải cách ngay chính những "công bộc của dân".

Trong nhiệm kỳ vừa qua và đặc biệt là trong thời gian gần đây, ngành Y tế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ then chốt, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đào tạo cán bộ và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày cao của nhân dân.

Đối thoại để giải đáp kịp thời

Để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, nhiều cơ quan, đơn vị đã có nhiều sáng kiến trong cải cách hành chính, giải quyết TTHC.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân [UBND] phường Văn Miếu, quận Đống Đa cho hay, ngày 19/11/2021, UBND phường Văn Miếu đã tổ chức đối thoại về giải quyết TTHC, báo cáo tình hình, kết quả kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại phường Văn Miếu năm 2021.

Phường Văn Miếu đang giải quyết 167 TTHC thuộc thẩm quyền, từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận 1.680 hồ sơ, trong đó nhận qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là 424 hồ sơ, 100% hồ sơ đều được giải quyết đúng hạn và trước hạn. Để phòng, chống dịch Covid-19, Bộ phận “một cửa” phường đã bố trí dung dịch rửa tay khô, tờ rơi tuyên truyền cách phòng, chống bệnh dịch, kiểm tra thân nhiệt tại cổng bảo vệ và nhắc nhở công dân đeo khẩu trang khi đến giải quyết TTHC…

UBND phường Văn Miếu tổ chức đối thoại về giải quyết TTHC, báo cáo tình hình, kết quả kiểm soát TTHC.

Tại cuộc đối thoại, 15 ý kiến phát biểu đã đánh giá cao công tác kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND phường. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian qua, tuy dịch bệnh phức tạp nhưng công tác tuyên truyền về TTHC được thực hiện tốt, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho người dân thuận lợi hơn trong tiếp cận, thực hiện các thủ tục.

Mới đây, UBND quận Đống Đa cũng tiến hành đối thoại với các cá nhân, tổ chức về TTHC và giải quyết TTHC năm 2021. Trong 10 tháng năm 2021, toàn quận đã tiếp nhận 64.819 hồ sơ, trong đó số hồ sơ cấp quận là 7.891 hồ sơ; cấp phường 56.928 hồ sơ, cả hai cấp đều không có hồ sơ giải quyết quá hạn. Tại cuộc đối thoại, lãnh đạo UBND quận Đống Đa cùng đại diện các ban, ngành, phòng chức năng đã giải đáp các kiến nghị của người dân về cần đơn giản hóa hơn các thủ tục trong việc cấp “sổ đỏ”, phần mềm “một cửa” mới vẫn còn một số bất cập trong quá trình thực hiện…

Ứng dụng công nghệ thông tin để thuận lợi hơn cho người dân

Để cải cách giải quyết TTHC, Bộ phận “một cửa” quận Hà Ðông đã ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt đối với người dân khi đến giao dịch. Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận Mai Thị Kim Hồng cho hay, sau thời gian thử nghiệm, hệ thống này được đánh giá hiệu quả hoạt động tốt.

Bộ phận "một cửa" quận Hà Đông khang trang, hiện đại, thuận tiện cho người dân đến giao dịch.

Với công nghệ mới này, người dân khi đến giao dịch thay bằng xếp hàng lấy số thứ tự như trước, sẽ được máy tự động nhận diện khuôn mặt, lưu trữ thông tin và dữ liệu liên quan, kết nối với hệ thống phần mềm quản lý của đơn vị. Nhờ vậy, công chức “một cửa” quản lý được danh sách đến giao dịch, hạn chế được việc lấy số ảo, lấy số hộ, giúp tiết kiệm thời gian cho cả người dân và công chức.

Bà Hồng cũng cho hay, UBND quận Hà Đông cũng chuẩn bị tổ chức đối thoại chuyên đề trực tuyến với cá nhân, tổ chức về việc giải quyết các TTHC liên quan đến hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, nhằm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị được kịp thời.

Cùng hướng đến tại điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh đã thực hiện đăng ký khai sinh lại lưu động cho công dân cao tuổi, già yếu, những người không tự đi lại được. Huyện Chương Mỹ lại triển khai 3 sáng kiến áp dụng cải cách hành chính, gồm: Thành lập các Tổ hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại các xã, thị trấn; thí điểm xây dựng mô hình “Khu dân cư điện tử” và mô hình “Một cửa hiện đại, gần dân” tại cấp xã…

“Ngày thứ sáu xanh” và “Ngày không hẹn”

Đáng quan tâm, ông Phạm Hùng Sơn, Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện Hoài Đức cho hay, huyện Hoài Đức đang triển khai thí điểm thực hiện mô hình “Ngày thứ sáu xanh” tại Bộ phận “một cửa” của UBND huyện, nhằm rút ngắn thời gian giải quyết với 4 TTHC: Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, Chuyển trường đối với học sinh trung học, Chuyển trường đối với học sinh tiểu học và thủ tục Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ.

Người dân làm thủ tục hành chính tại Bộ phận "một cửa" huyện Hoài Đức

Theo bà Hoàng Hiền Hạnh, công chức Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện, 4 thủ tục trên được chọn để thực hiện thí điểm vì đây là những thủ tục có thể giải quyết được nhanh, chiếm số lượng lớn [thủ tục Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh chiếm đến 40% hồ sơ của cấp huyện], mang yếu tố nhân văn [thủ tục Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ] và hai thủ tục về chuyển trường để tạo thuận lợi hơn cho đối tượng trẻ em.

“Ngày thứ sáu xanh” được triển khai thực hiện thí điểm từ 1/11-31/12/2021. Vào ngày thứ sáu hàng tuần, bà Hạnh cho hay, thời gian giải quyết các TTHC kể trên được rút ngắn xuống còn 60 phút, thay vì kéo dài từ 1-10 ngày làm việc như các quy định hiện hành. Để thực hiện thí điểm, trong ngày thứ sáu, các công chức Bộ phận một cửa, công chức chuyên môn có nhiệm vụ giải quyết 4 TTHC này sẽ được sắp xếp không đi cơ sở mà làm việc tại cơ quan để ưu tiên giải quyết 4 thủ tục này.

Sau 3 ngày đầu triển khai, có những thủ tục được giải quyết thậm chí chỉ trong 15 phút đã xong, khiến người dân rất xúc động. Sau khi thí điểm, mô hình này nếu khả thi, bà Hạnh cho hay, sẽ được đề xuất nhân rộng đến 20 xã, thị trấn trên địa bàn.

Tương tự “Ngày thứ sáu xanh” của huyện Hoài Đức, huyện Phú Xuyên cũng đang triển khai mô hình “Ngày không hẹn” tại Bộ phận “một cửa” của UBND huyện, UBND thị trấn Phú Minh và xã Hồng Thái. Mô hình này cũng được áp dụng với 4 thủ tục: Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, Chuyển trường đối với học sinh trung học, Chuyển trường đối với học sinh tiểu học và thủ tục Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ. Thời gian giải quyết các TTHC này cũng được rút ngắn xuống còn 60 phút…

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên cơ sở kết quả rà soát, UBND Thành phố đã công bố danh mục 557 TTHC, thay thế 150 TTHC và bãi bỏ 520 TTHC. Tính đến 30/10/2021, toàn Thành phố đã tiếp nhận, công khai 1.525.653 hồ sơ, trong đó 1.376.469 hồ sơ đã giải quyết, đạt 90.2%. Đồng thời, tiếp nhận và xử lý xong 1.457 phản ánh, kiến nghị, đạt tỷ lệ 100%.

Video liên quan

Chủ Đề