Sau khi bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày năm 2024

Kính chào quý khách Lê Hữu Phúc. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng gửi câu hỏi: Bị chó con cắn sau 10 ngày không có biểu hiện có cần tiêm phòng dại không? tới chuyên mục Hỏi đáp chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn, nếu chó phát dại, chết hoặc mất tích, bạn nên nhanh chóng đi tiêm vắc-xin phòng dại. Sau 15 ngày, nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường, chứng tỏ chó không nhiễm dại tại thời điểm cắn nên bạn không có nguy cơ nhiễm dại và không nhất thiết phải tiêm phòng dại nữa. Việc chú chó của bạn bị ốm và chết sau đó có thể do một nguyên nhân khác không phải bệnh dại.

Trong dự phòng bệnh dại, việc theo dõi động vật cắn là rất quan trọng. Trường hợp đó là chó lang thang không rõ nguồn gốc, không chắc đã tiêm phòng chưa, đã bị mất tích hoặc giết thịt thì bạn nên đi tiêm ngừa dại ngay sau khi bị cắn. Nếu bạn biết rõ chó nuôi đảm bảo an toàn, chó vẫn ăn ngủ khỏe mạnh bình thường thì bạn có thể chờ theo dõi 15 ngày hoặc đi chích ngừa dại kết hợp song song theo dõi chó, nếu sau 15 ngày chó còn sống thì bạn có thể ngưng các mũi vắc xin dại cuối cùng trong liệu trình.

Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể và biết cách xử trí phù hợp. Nên nhớ chủ động dự phòng là biện pháp an toàn hữu hiệu nhất.

Bất kỳ ai sau khi bị chó cắn đều có nỗi lo không biết bản thân có nguy cơ mắc bệnh dại không vì hậu quả để lại vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì thế biện pháp tốt nhất đó là bạn cần tiêm phòng ngay lập tức và câu hỏi đặt ra nhiều nhất là khi bị chó cắn phải theo dõi bao lâu? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.

Khi bị chó cắn phải theo dõi bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sau khi bị chó cắn sẽ tùy theo thể trạng mỗi ngày mà thể hiện rõ từ 1 đến 4 ngày, có trường hợp đến 1 tháng nhưng rất hiếm, không nhiều. Thông thường nếu bị chó dại cắn thì sẽ phát dại trung bình từ 7 – 40 ngày, phổ biến nhất chỉ khoảng 10 ngày sau khi bị chó cắn. Vì thế bệnh nhân cần theo dõi trong 15 ngày đầu kể từ ngày bị chó cắn cùng các biểu hiện trên vết thương và cơ thể.

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu:

- Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.

- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ.

- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.

- Không theo dõi được con vật.

- Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày:

- Vết cắn nhẹ, xa não.

- Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

- Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Theo tiến sĩ Xuyến, nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh dại

- Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn? Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

- Cách xử trí tại chỗ như thế nào? Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày.

- Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không? Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.

- Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không? Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Thuốc Nam có chữa được bệnh dại? Không. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm văcxin và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

Hi vọng rằng những thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "khi bị chó cắn phải theo dõi bao lâu?"

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BS. Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới.

Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Những năm 1990-1995, tỷ lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, trung bình mỗi năm có 350-500 ca tử vong. Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92 về tăng cường phòng chống bệnh dại. Các biện pháp phòng chống bệnh dại đã được tăng cường và kết hợp nên số ca tử vong từ năm 1996 - 2007 đã giảm 75% so với năm 1995. Năm 2007, cả nước có 131 ca tử vong và đến năm 2017 số thống kê là 74 ca tử vong do bệnh dại. Dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, 100% cả người bị cắn và vật cắn đều tử vong. Thời gian ủ bệnh dại từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí hàng năm, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi tử vong chỉ thay đổi từ 2 - 10 ngày.

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính (một loại virus ARN thuộc họ rhabdovirus) của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

  • Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.
  • Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, sợ nước, sợ tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên. Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

Sau khi bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày năm 2024

Một khi vào bên trong hệ thống thần kinh, virus tạo ra chứng viêm não cấp tính

Bệnh tiến triển theo hai thể cơ bản:

  • Thể viêm não: Điều này xảy ra ở 80% số người mắc bệnh dại. Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng
  • Thể liệt hay "câm": Liệt là một triệu chứng nổi bật. Xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

2. Thời gian ủ bệnh dại ở người

Thời gian ủ bệnh dại là thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện. Khoảng thời gian từ khi đã nhiễm trùng đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên (thời gian ủ bệnh) thông thường là 1 đến 3 tháng ở người. Khoảng thời gian này rất hiếm khi gặp ngắn hơn 9 ngày hoặc dài hơn 1 năm. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt ủ bệnh có 4 ngày và dài tới 6 năm. Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương và lượng virus đưa vào.

Tử vong thường xảy ra từ 2 đến 10 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Khả năng sống sót của người bệnh hầu như không có khi các triệu chứng đã xuất hiện, ngay cả khi được chăm sóc đặc biệt.

3. Dự phòng bệnh dại ở người sau phơi nhiễm

Không phải 100% người bị súc vật cắn đều bị dại. Nguy cơ nhiễm dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm con vật có bị dại hay không, lượng virus trong nước bọt của con vật nhiều hay ít, vết thương nông hay sâu, có vệ sinh sát khuẩn vị trí tổn thương kịp thời ngay sau khi bị chó cắn hay không... Tiêm vắc-xin phòng dại ngay sau bị súc vật cắn vẫn là biện pháp phòng tránh và bảo vệ hiệu quả nhất. Khi bị súc vật cắn, cào, liếm vào vùng da bị tổn thương cần phải xử trí như sau:

3.1. Xử trí vết thương:

  • Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn (nếu có). Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.
  • Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn. Không đắp lá cây, dầu hỏa hoặc bất kì chất gì vào vết thương
  • Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông. Nếu vết thương cần khâu cầm máu thì nên khâu thưa, không khâu thẩm mỹ.

Sau khi bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày năm 2024

Buồn nôn và ói mửa là các triệu chứng bệnh dại sớm

3.2. Tiêm vắc-xin phòng uốn ván, phòng dại và kháng huyết thanh chống dại:

Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để tiêm vắc-xin phòng uốn ván, vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (nếu vết thương độ III) ngay sau bị chó cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc-xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp tùy theo phân độ vết thương và phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Tiêm vắc-xin phòng dại sau phơi nhiễm sẽ có 2 phác đồ: tiêm bắp và tiêm trong da

  • Tiêm bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn):
  • Người chưa tiêm dự phòng trước phơi nhiễm: Tiêm 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm huyết thanh kháng dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 2 mũi vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm huyết thanh kháng dại.
  • Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml x 2:
  • Người chưa tiêm dự phòng trước phơi nhiễm: Tiêm 4 mũi: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1 ml, vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
  • Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Không chỉ lây qua vết cắn, bệnh dại còn lây qua nước bọt của động vật
  • Bệnh dại ở người có chữa được không?
  • Lý do trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.