Shipper kiếm được bao nhiêu tiền

Trong thời buổi hiện đại như ngày nay, nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ của mọi người là rất cao. Đặc biệt là dịch vụ giao nhận hàng tận nơi. Điều này đã tạo ra một công việc là shipper - người vận chuyển. Nhiều người thắc mắc lương shipper có cao không? Làm shipper thu nhập bao nhiêu? Để có câu trả lời hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Làm shipper thu nhập bao nhiêu? Làm shipper có yêu cầu bằng cấp không?

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm gửi hàng HCM đi Hà Nội

Công việc của một shipper là gì?

Shipper hay còn gọi là nhân viên giao hàng là công việc được rất nhiều người quan tâm. Công việc này không yêu cầu cao nhưng đòi hỏi người làm việc phải chăm chỉ, có thể làm việc ở mọi khoảng thời gian. Bởi đặc trưng của nhân viên giao hàng phụ thuộc nhiều vào bên phía đơn vị giao và người nhận hàng. Do đó, không có thời gian làm việc cố định, có thể phải giao hàng cả buổi trưa hoặc buổi tối.

Công việc của một shipper là nhận hàng hóa và thông tin người nhận từ phía người giao và giao hàng đến cho người nhận. Trong quá trình này, shipper còn phải thực hiện nhiều công việc khác như: sắp xếp hàng hóa để quá trình giao hàng diễn ra nhanh hơn, gọi điện cho người nhận trước khi giao hàng để xác nhận thông tin, v.v...

Nhân viên giao hàng có cần bằng cấp gì không?

Nhân viên giao hàng có cần bằng cấp gì không?

Shipper không yêu cầu cao về kinh nghiệm hay bằng cấp mà cần có một số kỹ năng cơ bản để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, mang lại hiệu suất làm việc cao. Một số yêu cầu cần có của một nhân viên giao hàng:

  • Muốn làm shipper bạn cần có phương tiện cá nhân để vận chuyển hàng hóa và thiết bị liên lạc.
  • Muốn trở thành một shipper thì bạn cũng phải có một sức khỏe tốt, vì bạn sẽ phải lái xe trên đường trong một thời gian dài. Nhất là những người làm shipper ở các thành phố lớn, mật độ di chuyển trên đường phố rất cao, không khí ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng xử lý vấn đề với khách khi nhận hàng. Nếu không biết cách xử lý, số đơn bạn có thể nhận sẽ giảm đi.
  • Bạn cần phải thông thuộc đường đi, có thể tổ chức lộ trình giao hàng linh hoạt, nếu không thời gian và công sức của bạn sẽ không được tối ưu hóa. Chỉ dựa vào Google Maps, bạn có thể phải di chuyển quãng đường dài hơn bình thường và giảm hiệu suất làm việc.

Lương của shipper có cao không?

Lương của shipper có cao không?

Hiện nay, shipper có hai loại: Một là shipper làm việc cho một công ty vận chuyển; Hai là shipper làm việc tự do.

Nếu bạn là một shipper tự do, mức lương phụ thuộc vào lượng hàng, khoảng cách, loại hàng mà bạn giao.Thông thường, mức thu nhập của shipper này không ổn định và thường tính theo ngày. Mức thu nhập có thể thấp hơn so với những shipper của các dịch vụ chuyển hàng hóa nhưng nó lại có ưu điểm về thời gian, shipper có thể linh hoạt làm bất cứ khi nào rảnh.

Còn nếu làm trong các công ty vận chuyển thì mức lương của shipper sẽ ở trong khoảng 5.000.000 – 8.000.000 VNĐ. Mức lương này sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị vận chuyển. Ngoài mức lương cơ bản, các shipper sẽ được thêm tiền hoa hồng từ mỗi đơn giao thành công.

Shipper có phải là công việc nhàn hạ, lương cao không?

Shipper có phải là công việc nhàn hạ, lương cao không?

Nhiều người nghĩ rằng shipper là một công việc nhàn hạ, thu nhập cao, chỉ việc ngồi xe đi giao hàng mà vẫn có thiền lương hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế, để có được số tiền này, người giao hàng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn mà người ngoài cuộc khó có thể hiểu được.

Hằng ngày, shipper phải gặp nhiều đối tượng khách khác nhau. Nếu may mắn gặp những khách đúng giờ, không đòi hỏi nhiều thì việc ship hàng sẽ rất dễ dàng. Nếu không may gặp phải những khách hàng thiếu văn minh, thường xuyên hẹn nhưng không lấy hàng sẽ gây rắc rối trong quá trình giao hàng.

Ngoài ra, nhân viên giao nhận hàng hóa là những người thường xuyên lưu thông trên đường và không thể kiểm soát hết các rủi ro, ví dụ như trong các vụ tai nạn đường bộ, nguy hiểm rình rập bất cứ khi nào. Nhìn chung, nghề shipper là một nghề mang lại thu nhập khá cao nhưng đồng thời bạn cũng phải chống chọi với nhiều khó khăn, vất vả chứ không hề đơn giản như nhiều người nghĩ.

Qua bài viết này, chắc bạn cũng đã trả lời được câu hỏi: Làm shipper lương bao nhiêu một tháng? Thu nhập shippe có cao không? Ngoài ra, nếu bạn đang muốn vận chuyển hàng hóa Bắc Nam thì hãy tham khảo dịch vụ vận chuyển của đơn vị vận tải Lưu Lê tại //vantailuule.vn/ nhé.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa Hà Nội Sài Gòn

Theo báo cáo của Việc Làm Tốt, mức lương bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng trưởng xuyên suốt giai đoạn đầu năm nay. Riêng tháng 4, tăng trưởng lương bình quân đạt đỉnh 12,4% so với thời điểm đầu năm.

Đà tăng được ghi nhận rõ rệt nhất sau Tết âm lịch [tháng 3/2022], vượt 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tiến vào giữa năm, mức lương trên thị trường bắt đầu đảo chiều và giảm nhẹ.

Lương shipper cao vọt

Cụ thể, nhóm tài xế/giao nhận [shipper] và nhà hàng/khách sạn có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 11,2% và 10,4%. Sàn tuyển dụng cho biết nhu cầu tăng cao và tình hình cạnh tranh nguồn lao động khiến hai nhóm này nóng hơn bao giờ hết.

Tài xế/giao nhận tại TP.HCM đang hưởng mức lương bình quân 9,5 triệu đồng/tháng. Mặt khác, tại Bình Dương và Đồng Nai, mức lương của lực lượng lao động này nhỉnh hơn 500.000-1 triệu đồng/tháng.

Hiện mức lương của nhóm tài xế/giao nhận ở Bình Dương, Đồng Nai đang dẫn đầu hầu hết ngành, dao động 10-10,5 triệu đồng/tháng.

Mức lương tài xế/giao nhận tại các tỉnh phía Nam có sự chênh lệch lớn. Ảnh: Việc Làm Tốt.

Ở nhóm ngành công nhân, mức lương trung bình ở TP.HCM vượt lên dẫn đầu cả nước, đạt 9,8 triệu đồng/tháng. So với quý IV/2021, mức lương công nhân ở Bình Dương và Đồng Nai vẫn giữ nguyên, lần lượt ở mức 9,4 triệu đồng và 9,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương của công nhân ở TP.HCM vốn luôn ở mức thấp so với cùng vị trí tại các tỉnh tập trung khu chế xuất, nhà máy lớn như Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án nâng lương nhằm thu hút lao động.

Số liệu của Tổng cục Thống kê trong tháng 1/2022 cũng cho thấy đã có hơn 500.000 người lao động từ TP.HCM trở về quê vào cuối năm 2021.

Nhu cầu tìm việc tăng mạnh

Thị trường lao động phổ thông tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý về nhu cầu tìm việc. Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nền kinh tế đã xuất hiện chuyển biến và phục hồi tích cực.

Một trong những minh chứng là bức tranh chung của thị trường lao động phổ thông nửa đầu năm 2022 đang chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt nhu cầu tìm việc bất chấp giai đoạn trầm lắng vào trước và sau Tết âm lịch. Đỉnh điểm, kể từ thời điểm chấm dứt giãn cách, nhu cầu tìm việc trong tháng 3/2022 tăng 31% so với tháng 10/2021.

Khác với sự bùng nổ ở quý I, nhu cầu tìm việc trong quý II/2022 giảm nhẹ vào tháng 4/2022 nhưng vẫn bật tăng trở lại từ tháng 5 đến nay.

Việc Làm Tốt cho biết mọi nhóm ngành chính của lao động phổ thông đều tăng trưởng trong quý I. Đáng chú ý, nhóm nhân viên nhà hàng/khách sạn phục hồi mạnh mẽ khi tăng tới 25% so với cao điểm quý IV/2021. Đây là dấu hiệu cho thấy nguồn nhân lực ngành dịch vụ đang trở lại sau năm 2021 đầy biến động.

Ngoài ra, nhóm bán lẻ [nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi…] và tài xế/giao nhận cũng có mức tăng trưởng tốt sau Tết lần lượt là 13% và 19%. Nhu cầu tìm việc của nhóm công nhân tăng nhẹ 10%.

Nhiều công nhân di chuyển về quê tránh dịch vào cuối năm ngoái. Ảnh: Quỳnh Danh.

Qua khảo sát, có tới 22% lao động nhập cư thất nghiệp lựa chọn về quê trong thời gian giãn cách xã hội từ tháng 8/2021 tại TP.HCM. Chỉ có khoảng 16% cố bám trụ lại thành phố để tìm việc khác, hy vọng dịch qua đi sẽ nhanh chóng đi làm ngay, hoặc lựa chọn các công việc thời vụ, bán thời gian để trang trải thu nhập trong ngắn hạn.

Khi nền kinh tế dần hồi phục sau dịch, khoảng 2/3 lao động bày tỏ mong muốn quay trở lại tìm việc tại các thành phố trọng điểm.

Trong số những lao động đã về quê, có hơn 68% mong muốn quay trở lại thành phố tìm việc, khoảng 18% người đã tìm được việc và chỉ 13% có dự định tiếp tục tìm việc ở quê nhà thay vì quay lại các thành phố lớn.

Trong giai đoạn bình thường mới, những yếu tố phòng chống dịch bệnh không còn là tiêu chí hàng đầu của người lao động khi tìm việc. Song, người lao động có xu hướng ưu tiên công việc chủ động thời gian hay cho phép làm việc tại nhà do thói quen làm việc mới trong dịch.

Hiện top 3 nhóm ngành nghề được tìm kiếm nhiều nhất đáp ứng tính tự do về thời gian, giờ giấc lao động và không gian, môi trường làm việc gồm bán hàng và chăm sóc khách hàng; việc làm trực tuyến, gia công tại nhà; tài xế, giao vận, vận tải, vận chuyển.

Đặc biệt, nhóm công nhân có xu hướng tìm việc thay đổi rõ rệt nhất trong các ngành nghề phổ thông phổ biến. Có tới 61% lao động từng làm công nhân muốn tìm việc ở những ngành khác có sự linh hoạt về thời gian.

Do đó, đa phần công việc được nhóm này tìm kiếm là việc trực tuyến [online] hoặc gia công tại nhà, bán hàng, tài xế/giao vận.

[Theo Zing]

Video liên quan

Chủ Đề