Siêu thị mua sắm trực tuyến Kim quan

Hiện nay, Hà Nội có hàng nghìn điểm bán hàng trực tuyến, nguồn hàng đã được các siêu thị, cửa hàng phân bổ cho mảng online tăng cường gấp ba lần so với trước. Thông qua một loạt ứng dụng của các áp như: Lazada, Shopee, Tiki, AEON… người tiêu dùng tại Hà Nội có thể dễ dàng "đi chợ", chọn thực phẩm, hàng thiết yếu và chờ giao tới tận nhà.

Ngoài ra, cũng có thể mua hàng trên các trang thông tin điện tử (website), trang mạng xã hội, đường dây nóng chăm sóc khách hàng, điện thoại của mỗi siêu thị hoặc sử dụng dịch vụ đi chợ hộ… hoặc mua hàng online tại các group trên Facebook, Zalo.

"Tôi thấy việc mua sắm online là một giải pháp hữu hiệu khi có dịch bệnh do không phải xếp hàng, đi lại nhiều ở những nơi đông người; hàng hóa được giao tận nhà. Chính vì thế, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tôi đặt mua trực tuyến hầu hết hàng hóa phục vụ nhu cầu hằng ngày", chị Vũ Thu Trang, trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), chia sẻ.

Thế nhưng, bên cạnh lợi thế, mua bán hàng online vẫn tồn tại bất cập. Hiện tại, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại quyền lợi khi mua hàng trực tuyến như hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng giao chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, lộ thông tin cá nhân... và ai cũng có thể trở thành nạn nhân chỉ với một cú nhấp chuột.

Cách đây mấy tháng, khi vào mạng xã hội Facebook, chị Hồng Nhung (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có đặt mua hai bình xịt nhà vệ sinh, nhà tắm cao cấp trên một trang bán hàng online với giá gần 350 nghìn đồng. Sản phẩm này được người bán quảng cáo là "hàng xịn", với công nghệ bọt tuyết nano thế hệ mới giúp đánh bay những vết bẩn lâu ngày. Chuyển khoản rồi nhận hàng, thế nhưng khi sử dụng chị Nhung mới biết mình mua phải hàng nhái, không có những tác dụng như quảng cáo.

Anh Trần Trung, ở phường Khương Trung (Thanh Xuân), chia sẻ: "Ngày nào mở Facebook cũng thấy nhiều nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng quảng cáo tự xuất hiện trên trang cá nhân của mình. Tôi đã thử mở một số trang để xem sản phẩm, thấy có số điện thoại, gọi thì người bán cho biết có thể đổi trả nếu sản phẩm không đúng. Vì thế nên tôi đặt mua quần áo và giày, nhưng về mở gói hàng ra thì hoàn toàn không đúng mầu sắc và chất lượng như hình ảnh và lời giới thiệu trên Facebook".

Không chỉ có các mặt hàng giày dép, mỹ phẩm, quần áo… thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh, trên mạng xã hội và các website/ứng dụng thương mại điện tử rao bán bộ kit test nhanh Covid-19 với giá từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo quảng cáo, các bộ kit test này có kết quả nhanh, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng". Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các kit test nêu trên chủ yếu là hàng trôi nổi, xách tay không có hóa đơn chứng từ, thậm chí chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhiều người bán hàng online còn có những "chiêu" lấy tiền của khách hàng vô cùng tinh vi. Ðiển hình của thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội là trường hợp Facebook có tên "Ngân gốm" đã thâm nhập vào các nhóm trên mạng xã hội chuyên bán hàng như: Mê đồ bếp, bán hàng EU… để đăng bán các sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử và nhiều mặt hàng khác. Nhưng thực tế, đối tượng chỉ bán hàng "ảo" bằng việc đăng tải hình ảnh copy trên mạng, rồi lừa khách hàng chuyển khoản, sau đó không gửi hàng cho khách. Hiện, thủ phạm là Ðỗ Thị Kim Ngân (ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã bị cơ quan công an bắt giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù có những tác động tiêu cực, nhưng hiện mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, để hạn chế những bất cập trong thương mại điện tử nói chung và mua sắm hàng online nói riêng, một trong những điểm quan trọng là cần khắc phục "lỗ hổng" về chính sách liên quan thương mại điện tử. Cụ thể, các ngành chức năng cần nhanh chóng rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ số.

Cần có quy định, điều kiện tham gia hệ thống bán hàng trực tuyến chặt chẽ hơn, chế tài xử phạt nghiêm các vi phạm, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan thương mại điện tử để làm rõ cách thức quản lý, các mô hình, nền tảng kinh doanh, trách nhiệm của chủ thể tham gia các sàn giao dịch, bao gồm cả người quản lý sàn giao dịch.

Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao cảnh giác, không được cung cấp thông tin bảo mật cho bất kỳ ai, ưu tiên mua hàng từ những trang thương mại điện tử uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài. Khi nhận hóa đơn, cần đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với đơn hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà mình không đặt mua cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua...

Cảnh báo mạo danh các trung tâm mua sắm lừa đảo người tiêu dùng

VTV.vn - Một kênh truyền hình mua sắm tại nhà mới đây đã có hồ sơ gửi công an và phát đi các thông báo chính thức, về việc đơn vị này bị kẻ xấu mạo danh để lừa đảo khách hàng.

Ông Trần Văn Ba - TP Hồ Chí Minh thường mua hàng qua Home Shoping. Nhóm lừa đảo đã mạo danh kênh VTV Hyundai, thuyết phục ông mua thuốc bổ. Mở ra thấy có thông báo trúng thưởng xe hơi. Rất may, chưa kịp chuyển 1% lệ phí bằng tiền thật để nhận "phần thưởng ảo" thì ông phát hiện ra bị lừa. Nhưng nhiều khách hàng khác đã không may mắn như vậy.

"Mình già cả còn bị lừa như vậy, mấy người trẻ còn bị lừa cỡ nào. Tìm đến thì chẳng có văn phòng nào nào cả. Mấy người ở Hà Nội bay vào bị lừa mới đau, mình ở đây còn đỡ" - ông Ba cho hay.

Bà Trần Thị Anh Thư - GĐ Marketing Truyền thông - Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV Hyundai cho biết: "Uy tín của mình bị người ta lợi dụng để lừa đảo khách hàng của mình. Chúng tôi biết là cho đến giờ phút này có khách hàng còn nghĩ đây là chiêu trò của chúng tôi để kiếm tiền trong lúc khó khăn này nữa, điều đó thực sự rất đau".

Các khách hàng dễ dàng bị lừa vì nhóm lừa đảo biết mọi thông tin cá nhân và lịch sử mua sắm của họ. Câu hỏi đặt ra là chúng lấy các dữ liệu này từ đâu?.

Thứ nhất, dữ liệu khách hàng có thể rò rỉ từ chính nội bộ công ty thương mại điện tử tuồn ra ngoài. Thứ hai, hầu hết các công ty thương mại điện tử đều phải thuê đơn vị chuyển phát nhanh, đương nhiên phải chia sẻ thông tin đơn hàng và người nhận. Ngoài ra, khi bán hàng, các công ty thương mại điện tử phải gửi toàn bộ dữ liệu cho đơn vị in hóa đơn điện tử. Đây có thể là nguồn rò rỉ thứ ba.

Phía VTV Hyundai cho biết, đã có ít nhất 20 khách hàng đến trình báo với số tiền bị lừa trên 400 triệu đồng. Kênh Home Shopping đã phát đi các cảnh báo, đồng thời chuyển thông tin và hướng dẫn họ đến cơ quan công an đề nghị điều tra. Đơn vị này cho biết hàng trăm nạn nhân khác cũng phản ánh là bị lừa nhưng không đến trình báo trực tiếp vì ở xa.

Trên thực tế, theo tìm hiểu của PV, không chỉ khách hàng của kênh Home Shopping nói trên mà các đối tượng lừa đảo còn mạo danh nhiều trung tâm mua sắm, điện máy, siêu thị hay các trang thương mại điện tử khác để lừa đảo người tiêu dùng. Đây là vấn đề rất đáng cảnh báo khi mua sắm online đang ngày càng phát triển nhưng bảo mật thông tin khách hàng lại còn quá nhiều điểm yếu như hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

trung tâm mua sắm, người tiêu dùng, Tp Hồ Chí Minh

Hàng loạt người tiêu dùng đang sập bẫy chiêu thức lừa đảo mới từ các tổ chức mạo danh công ty tài chính, ngân hàng. Các “tổ chức mạo danh” này gọi điện chúc mừng người tiêu dùng đã may mắn trúng thưởng quà tặng trị giá hàng chục triệu đồng từ các chương trình khuyến mãi do Công ty Tài chính, Ngân hàng hợp tác với các siêu thị điện máy tổ chức và yêu cầu khách hàng phải đóng một khoản “thuế 10%” để nhận quà.

Mạo danh Ngân hàng và Công ty Tài chính để trục lợi người tiêu dùng

Cách đây vài ngày, anh N.H.T (Tỉnh Bắc Ninh) bất ngờ nhận được cuộc gọi từ đầu số 0899179xxx. Qua điện thoại, người phụ nữ tự giới thiệu là nhân viên của một tổ chức tài chính lớn đang liên kết với công ty thương mại điện tử và thông báo anh N.H.T đã may mắn trúng một bộ quà tặng trị giá gần 18 triệu đồng (bao gồm 1 cặp đồng hồ mạ vàng, 1 thẻ mua sắm VIP trị giá 7 triệu đồng áp dụng trên toàn hệ thống điện máy, siêu thị, trung tâm mua sắm lớn…). Anh T. được cho biết đây là chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm tri ân khách hàng của công ty và anh đã được lựa chọn ngẫu nhiên để trúng giải đặc biệt nhờ có lịch sử mua hàng trả góp tốt.

Siêu thị mua sắm trực tuyến Kim quan

Khi nhận thấy anh T. vẫn còn bán tín bán nghi, người phụ nữ đã nhanh chóng xác minh thông tin cá nhân của anh T. như số CMND, điện thoại,  lịch sử mua hàng trả góp… Chính các yếu tố này đã khiến anh T. hoàn toàn tin rằng mình chính là “khách hàng may mắn” của chương trình! Sau khi thuyết phục anh T., người này tiếp tục thông báo: “Công ty bên em sẽ gửi quà qua bưu điện gần nhà anh nhất, anh vui lòng đóng thuế 10% theo quy định với số tiền là 1.780.000 đồng để nhận quà. Nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với anh qua điện thoại để nhận quà, anh vui lòng mang theo CMND gốc, đóng thuế trước và kiểm tra quà tại chỗ”.

Tương tự như trường hợp của anh T., chị L.T.D cũng nhận được cuộc gọi từ một nhân viên nam thông báo chị L.T.D là khách hàng may mắn trúng thưởng 3 món quà giá trị hơn 17 triệu đồng nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập của ngân hàng. Chị D. cần phải đóng thuế GTGT 10% theo quy định mới được nhận quà.

Tuy nhiên sau khi người tiêu dùng đóng tiền để nhận quà và sử dụng thẻ VIP đến các siêu thị điện máy mua sắm thì mới “té ngửa” khi các chuỗi siêu thị, cửa hàng điện máy đều từ chối các thẻ này. Điều bất ngờ hơn đó chính là các trung tâm mua sắm, cửa hàng điện máy lẫn các tổ chức tín dụng đều chưa từng triển khai các chương trình khuyến mãi “tri ân khách hàng” như thông tin mà khách hàng cung cấp. Lúc này, người tiêu dùng mới nhận ra mình đã “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo.

Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi

Chiêu thức lừa đảo đánh vào tâm lý của người dùng tuy không mới nhưng hành vi của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi hơn. Chúng đã lựa chọn các ngân hàng, tổ chức tài chính có uy tín nhất trên thị trường để mạo danh và sử dụng thông tin khách hàng đăng ký mua sắm trả góp tại các trung tâm điện máy lớn để liên hệ với khách hàng. Từ đó thuyết phục người tiêu dùng phải bỏ ra một khoản tiền để nhận “sự may mắn ảo”.  

Hiện nay, khi hành vi mua sắm, giao dịch, thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến, người tiêu dùng có thể đăng ký thông tin cá nhân, số CMND hay thậm chí là khai báo thẻ tín dụng để giao dịch dễ dàng và nhanh chóng. Lợi dụng các thói quen của người tiêu dùng kết hợp với sự phát triển của công nghệ, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng công nghệ cao để theo dấu người dùng trên mạng xã hội, cài các ứng dụng ghi nhận lịch sử truy cập để thu thập thông tin người dùng và công khai mua bán thông tin người tiêu dùng trên Internet một cách dễ dàng.

Bằng các thủ đoạn kể trên, các đối tượng lừa đảo không chỉ khiến người tiêu dùng mất tiền mà còn khiến cho người tiêu dùng nghi ngờ các đơn vị bán hàng và tổ chức tài chính đã cung cấp thông tin của họ cho bên thứ ba. Việc này khiến cho các siêu thị, trung tâm điện máy, ngân hàng, công ty tài chính rơi vào cảnh “tình ngay lý gian”, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của các đơn vị.

Bà Hồ Thị Như Hà – Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Khối Vận Hành FE CREDIT cho biết: “Khi tiếp nhận các khiếu nại, phản ánh của khách hàng và đối tác thông báo về việc có các đối tượng mạo danh công ty để trục lợi khách hàng, FE CREDIT đã ngay lập tức tiến hành rà soát hệ thống, liên hệ với nhân viên tại các điểm bán hàng trong khu vực khiếu nại để làm rõ vấn đề. Theo quy định của pháp luật, các chương trình khuyến mãi của FE CREDIT liên kết với các đối tác đều được đăng ký với Sở Công Thương ở các tỉnh/thành nơi diễn ra chương trình. Thông tin về chương trình sẽ được công bố chính thức trên website công ty, đồng thời truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại điểm bán hàng. Đối với các khách hàng may mắn trúng thưởng trong các chương trình, công ty sẽ thông báo đến khách hàng bằng Thư thông báo hoặc Email và trực tiếp gọi điện thông báo đến khách hàng. Các giải thưởng có giá trị lớn đều sẽ được tổ chức trao giải, chụp ảnh và báo cáo đến các đơn vị quản lý. Tất cả các hoạt động tổ chức, trao thưởng đều phải được tiến hành đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn như FE CREDIT, công tác bảo mật dữ liệu khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu phát hiện có dấu hiệu, hành vi gian lận gây ảnh hưởng đến khách hàng, hoạt động kinh doanh và uy tín thương hiệu thì Trung Tâm An Ninh – Đơn vị có chức năng kiểm soát gian lận, lừa đảo nhằm phòng ngừa, dự báo và ngăn chặn các rủi ro gian lận nội bộ của FE CREDIT sẽ tiến hành rà soát nội bộ. Trong một số trường hợp, đơn vị nghiệp vụ sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành thu thập thông tin, điều tra xác minh các đối tượng có hành vi gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Người tiêu dùng cần làm gì để không bị mất tiền oan vì “quà ảo”

Khi nhận được các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, người tiêu dùng cần hỏi rõ họ tên nhân viên, chức danh, phòng ban công tác, số điện thoại di động… và nhanh chóng xác thực thông tin chương trình bằng cách liên hệ trực tiếp đến số hotline của đơn vị tổ chức trao thưởng, kiểm tra thông tin về chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp trên website chính thức, hoặc tìm hiểu thông tin trực tiếp với nhân viên tư vấn mua sắm trả góp tại các trung tâm điện máy.

Nếu các thông tin về giải thưởng không trùng khớp với các thông tin được niêm yết công khai trên các website của các đơn vị bán hàng, ngân hàng hay công ty tài chính, khách hàng cần khai báo với cơ quan chức năng.

Trên hết, người tiêu dùng cần chủ động bảo mật thông tin cá nhân như CMND, giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…, cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch điện tử và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân qua mạng xã hội nhằm tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng./.