Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền 2022

Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Để biết chính xác điều này, mẹ bầu cần căn cứ vào việc bạn đăng ký sinh lại bệnh viện đúng tuyến hay trái tuyến và có thuộc đối tượng đặc biệt nào hay không.

Đang xem: Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền

Chi phí sinh thường hiện nay là bao nhiêu?

Trước 2 tháng tính từ thời điểm dự sinh, hai vợ chồng nên thống nhất với nhau bệnh viện sẽ sinh để có thể dự trù được kinh phí. Thông thường, chi phí cho mỗi ca sinh nở cũng khác nhau giữa sinh thường và sinh mổ. Cụ thể:

Sinh thường: 3-5 triệu đồng.Sinh mổ: 5-10 triệu đồng.

Với những mẹ bầu sinh mổ thì chi phí sẽ bao gồm phí mổ và phụ phí khác, có thể kể đến như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm hay thuốc… Ngoài ra, phí sinh đẻ của mỗi người còn phụ thuộc vào việc vào bệnh viện mà bạn đăng ký. Tóm lại, khi sinh, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị số tiền ít nhất là khoảng 10 triệu đồng.

Chi phí sinh thường giao động hoảng 3 đến 5 triệu đồng chưa tính bảo hiểm

Nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường và thai nhi khỏe mạnh thì nên sinh thường và nằm phòng thường. Lúc này, tổng chi phí cho 1 ca sinh [Chưa tính bảo hiểm] chỉ khoảng 2-3 triệu đồng thôi. Trong trường hợp mẹ bầu có sổ bảo hiểm thì tiền viện phí sẽ được giảm trừ đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, bảo hiểm y tế không áp dụng cho loại hình sinh dịch vụ tại bất cứ bệnh viện nào.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần trả thêm chi phí nằm viện. Nếu là sinh thường, bạn sẽ phải ở lại viện khoảng 2-3 ngày, còn nếu sinh mổ thì thời gian này là 5-7 ngày.

Chi phí nằm viện cũng tùy thuộc vào việc mẹ bầu lựa chọn phòng thường hay phòng dịch vụ. Cụ thể:

Phòng thường: 100-200 nghìn đồng/giường/ngày.Phòng dịch vụ [2-3 người 1 phòng]: 300-500 nghìn đồng/giường.ngàyPhòng VIP [1 người 1 phòng]: 700-1 triệu đồng/giường/ngày.

Xem thêm: Cổ Phiếu Ipo Là Gì – Tổng Hợp Kiến Thức Về Ipo Từ A Đến Z

Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?

Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Theo luật hiện nay thì dù là sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế với quyền lợi theo từng trường hợp như cụ thể như sau:

Sinh con có bảo hiểm y tế đúng tuyến:

BHYT chi trả 100% chi phí khi mẹ bầu sinh con tại tuyến xã.BHYT chi trả 95% chi phí nếu mẹ bầu thuộc hộ gia đình cận nghèoBHYT chi trả 80% chi phí nếu mẹ bầu thuộc các đối tượng khác.

Sinh con có bảo hiểm y tế trái tuyến:

BHYT chi trả 40% chi phí nếu mẹ bầu sinh tại bệnh viện tuyến trung ương.BHYT chi trả 100% chi phí nếu mẹ bầu sinh tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện.

Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào việc bạn sinh ở bệnh viện trái tuyến hay đúng tuyến

Chú ý:

Trường hợp mẹ bầu là người dân tộc thiểu số, thuộc gia đình hộ nghèo hay đang sinh sống tại khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, sinh sống tại đảo khi sinh con có BHYT nhưng trái tuyến sẽ được hưởng quyền lợi như đi đúng tuyến.Các quyền lợi kể trên đều được áp dụng cho cả mẹ bầu sinh thường và sinh mổ.

Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế khi sinh con

Theo Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 [sửa đổi bổ sung 2014] thì thủ tục thanh toán BHYT khi sinh con bao gồm:

Thẻ bảo hiểm y tế gốc.Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân.Hồ sơ bệnh án, phiếu ra việc hoặc phiếu khám bệnh.Hóa đơn cũng các các chứng từ có liên quan. Cụ thể là hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thanh toán viện phí,…

Chú ý: Trừ hóa đơn và các chứng từ thì tất cả các giấy tờ còn lại đều phải là bản photo kèm theo bản gốc để nhân viên y tế đối chiếu. Người tham gia BHYT hoặc người thân sẽ trực tiếp nộp hồ sơ cho bệnh viện. Trong thời gian tối đa 40 ngày, tính từ khi cơ quan bảo hiểm nhận đủ hồ sơ thì mẹ bầu sẽ được thanh toán các chi phí khi sinh con.

READ:  12000000 Vnd To Usd Exchange Rate, 12000000 Vnd To Usd

Xem thêm: Chích Ngừa Uốn Ván Cho Bà Bầu Bao Nhiêu Tiền ? Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Bao Nhiêu Tiền

Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc: Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những chị em mới mang thai lần đầu, chưa hiểu rõ về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tiền tệ

Đôi khi vì nhiều lý do, các mẹ không thể sinh thường mà phải dùng tới phương pháp sinh mổ. Vậy cách tính chi phí sinh mổ có bảo hiểm là như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này với MarryBaby nhé!

Nhiều chị em thắc mắc, sinh mổ có được bảo hiểm không? Câu trả lời là sinh mổ vẫn được hưởng bảo hiểm.

Cụ thể, theo quy định ở Điểm e, Khoản 1, Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế [BHYT] 2014, người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.

Bởi vậy, cho dù chị em có sinh mổ hay sinh thường thì vẫn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi của mình. Nói cách khác, sinh mổ cũng là một trong những trường hợp được hưởng bảo hiểm chế độ thai sản đối với người lao động là nữ.

Luật Bảo hiểm y tế 2014 không có quy định về thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế trước sinh. Do vậy, sản phụ sinh vào thời điểm nào cũng có thể được thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.

Chi phí sinh mổ có bảo hiểm đúng tuyến

Luật Việt Nam đã quy định, chi phí sinh của thai phụ được hưởng bảo hiểm y tế sẽ tính theo mức phí tại cơ sở y tế mà người đó đang điều trị. Nếu có những can thiệp phức tạp hơn như phẫu thuật, chi phí sinh mổ có bảo hiểm còn phụ thuộc vào việc người bệnh chọn bệnh viện có đúng tuyến hay không.

Mức hưởng của BHYT nếu thai phụ sinh đúng tuyến được quy định tại điều 22 Luật BHYT năm 2014 cụ thể đó là:

1. Sản phụ sẽ được thanh toán 80% cho các dịch vụ y tế có trong danh mục của BHYT. Phần tự thanh toán sẽ là 20% phí của những dịch vụ y tế nhưng không có trong danh mục chi trả của BHYT.

2. Nếu sản phụ là đối tượng hưởng 100% mức BHYT, bạn sẽ chỉ cần trả những mục không được chi trả của bảo hiểm y tế. Các đối tượng thuộc diện chi trả này gồm có:

  • Những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội
  • Người đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội
  • Người trong gia đình thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người sống tại xã đảo, huyện đảo
  • Thai phụ là vợ của liệt sỹ đã hy sinh
  • Người đã gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên. Bên cạnh đó, trường hợp số tiền người đó chi trả chi phí khám bệnh chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở cũng sẽ được nằm trong diện này.

Chi phí sinh mổ trái tuyến có bảo hiểm

Phụ nữ mang thai có thẻ bảo hiểm y tế được khuyên nên khám bệnh đúng tuyến để được hưởng tối đa bảo hiểm. Tuy vậy, trong một vài trường hợp, chị em sẽ bắt buộc phải sinh ở những cơ sở không như trong đăng ký ban đầu. Vậy chi phí khi sinh mổ trái tuyến có đắt không? Cùng tới với câu trả lời từ MarryBaby nhé!

Nếu sinh trái tuyến có bảo hiểm, nhưng thai phụ xin được giấy chuyển viện đúng tuyến, thì bảo hiểm y tế sẽ vẫn chi trả 100% những mục mà bảo hiểm y tế quy định. Chỉ trừ những can thiệp không nằm trong bảo hiểm quy định từ đầu thì gia đình bệnh nhân mới phải chi trả 100%.

Nếu sinh mổ trái tuyến mà không có giấy chuyển viện, thì bạn sẽ nằm trong 2 trường hợp sau:

Ở các bệnh viện tỉnh:

Trước 1-1-2021, bạn sẽ được trả 60% tiền viện phí cho người sinh mổ có bảo hiểm, nhưng trái tuyến. Cụ thể, nếu thai phụ không có giấy chuyển viện đúng tuyến thì bảo hiểm y tế trả 60%.

Luật mới từ 1-1-2021 quy định: Thai phụ sinh mổ có bảo hiểm nhưng không đúng tuyến vẫn được chi trả 100% bảo hiểm y tế. Kể cả điều trị nội trú thì bạn vẫn yên tâm là sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% nhé!

Với các bệnh viện trung ương:

Nếu thai phụ không có giấy chuyển viện đúng tuyến, chi phí sinh mổ có bảo hiểm sẽ được chi trả ở mức 40%. Do đó bạn sẽ phải trả tới 60%. Lời khuyên là nên làm đủ giấy tờ chuyển viện đúng tuyến để giảm chi phí khám chữa bệnh bạn nhé!

Ví dụ: Chi phí sinh mổ tại một bệnh viện ở tuyến trung ương sẽ là 5.000.000 đồng. Trong đó, chi phí bảo hiểm sẽ chi trả bao gồm 4.500.000 đồng còn 500.000 đồng là chi phí khác [không được bảo hiểm chi trả]. Khi đó, chi phí sinh mổ có bảo hiểm được tính cụ thể như sau:

Sản phụ sinh mổ trái tuyến [không có giấy chuyển]:

  • Bảo hiểm y tế trả: 4.500.000 x 80% x 40% = 1.440.000 đồng
  • Số tiền gia đình thai phụ phải trả: 5.000.000 – 1.440.000 = 3.560.000 đồng

Sản phụ sinh mổ có bảo hiểm đúng tuyến [hoặc trái tuyến nhưng có giấy chuyển viện]:

  • Bảo hiểm trả: 4.500.000 x 80% x 100% = 3.600.000 đồng
  • Số tiền gia đình thai phụ phải trả: 5.000.000 – 3.600.000 = 1.400.000 đồng

Lưu ý khi sinh mổ có bảo hiểm

Sinh mổ có bảo hiểm cũng cần mẹ phải có hiểu biết để đảm bảo nhận được tối đa hỗ trợ chi trả.

Những lưu ý để tiết kiệm chi phí sinh mổ có bảo hiểm đó là:

Trước đây, điểm C, khoản 3, điều 16 Luật Bảo hiểm y tế quy định người tham gia bảo hiểm y tế sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao như sinh mổ thì phải đóng bảo hiểm y tế trước đó ít nhất 180 ngày [tương đương 6 tháng]. Nhưng hiện nay, Luật bảo hiểm y tế hiện hành không còn quy định thời điểm về giá trị sử dụng của thẻ BHYT. Như vậy, có nghĩa là bệnh nhân sẽ được hưởng ngay 80% chi phí khám chữa bệnh khi mổ đúng tuyến theo mức quyền lợi của mình.

Từ tuần thai thứ 32, các mẹ bầu nên làm hồ sơ sinh. Đồng thời, gia đình nên liên hệ với bộ phận tư vấn của bệnh viện nơi thai phụ đã đăng ký sinh nở. Điều này sẽ giúp bạn biết chính xác chế độ các hạng mục được hưởng bảo hiểm y tế khi khám thai và sinh con sau này.

Trong thời hạn là 40 ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm y tế nhận đủ hồ sơ, sản phụ tham gia bảo hiểm y tế được thanh toán các chi phí khi sinh con đúng theo quy định. Vậy tức là nếu sau 40 ngày vẫn chưa có đủ chi phí từ bảo hiểm, bạn hãy đi khiếu nại để đòi quyền lợi nhé!

Mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để thanh toán các chi phí sinh mổ có bảo hiểm bao gồm:

  • Thẻ bảo hiểm y tế [có dán ảnh hoặc không]; Giấy chuyển viện bảo hiểm y tế [dùng cho trường hợp mổ trái tuyến]
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân kiểu mới
  • Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
  • Hóa đơn và các chứng từ có liên quan [các đơn thuốc, hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thanh toán viện phí từ gia đình].

Với những sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sinh mổ, chị em có thể an tâm hơn chờ đến ngày vượt cạn và gặp gỡ bé yêu! Như MarryBaby đã chia sẻ, chi phí sinh mổ có bảo hiểm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy, mẹ và gia đình nhớ luôn sinh đúng tuyến, làm đúng hồ sơ để được chi trả bảo hiểm hỗ trợ nhiều nhất nhé!

Hoa Hà

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 //www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655 //www.healthline.com/health/c-section //www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/c-sections-everything-you-need-know

Video liên quan

Chủ Đề