Siro theo cách đun có nhược điểm gì

CÂU HỎI NGẮN ÔN TẬP
SIRO-POTIO-ELIXIR-NƯỚC THƠM
Câu 1: Trình bày các phương pháp điều chế siro đơn. Nêu ưu nhược
điểm của từng phương pháp.
Phương pháp nóng
Công thức
Đường saccharose dược dụng
165g
Nước cất
100ml
Cách tiến hành
 Đun nước đến khoảng 60 oC, cho đường vào, khuấy đều. Tiếp tục
đun nóng đến 105 oC cho đường tan hoàn toàn.
 Làm trong [nếu cần] và lọc nhanh qua vải lọc.
 Kiểm tra nồng độ đường. Điều chỉnh hàm lượng đường [nếu cần].
 Đóng chai, dán nhãn.
Ưu điểm: điều chế nhanh, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn.
Nhược điểm:
 Siro thu được có màu hơi vàng do đường bị caramen hóa.
 Do tiếp xúc với nhiệt, đường saccharose có thể tạo ra đường khử
[đường đơn].
Phương pháp nguội
Công thức:
Đường saccharose dược dụng
180g
Nước cất
100ml
Cách tiến hành
 Cho đường vào nước, khuấy kỹ đến khi đường tan hoàn toàn hoặc
đường được đặt trong túi vải treo ở ngay phía dưới mặt nước để
yên, quá trình hòa tan tự xảy ra theo cách đối lưu từ trên xuống

[phương pháp per descensum], khi đường hòa tan hết mới khuấy
đều.
 Lọc.
 Kiểm tra nồng độ đường. Điều chỉnh hàm lượng đường [nếu cần].
 Đóng chai, dán nhãn.

1

Ưu điểm
 Siro không màu.
 Đường saccarose không tạo thành đường khử [đường đơn].
Nhược điểm: Thời gian hòa tan lâu.
Câu 2: Liệt kê 2 phương pháp điều chế siro thuốc. Nêu đặc điểm của
từng phương pháp [trường hợp áp dụng, tính chất siro sau khi điều
chế]?
Cách 1: Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan hay trộn đều dược chất
hay dung dịch dược chất vào siro đơn
• Tính chất:
– Siro có nồng độ đường thấp.
– Pha chế ở quy mô nhỏ và công nghiệp.
• Áp dụng:
– Dược chất dễ tan trong siro đơn
– Dược chất khó tan + dung môi thích hợp rồi phối hợp với
siro đơn.
Cách 2: hòa tan đường vào dung dịch dược chất
• Tính chất:
– Siro có nồng độ đường tối đa [64%].
– Pha chế ở quy mô nhỏ.
• Áp dụng: khi có dược liệu trong công thức.

Câu 3: Ứng dụng phương pháp per descensum để bào chế siro đơn?
Đường được đặt trong túi vải treo ở ngay phía dưới mặt nước để yên, quá
trình hòa tan tự xảy ra theo cách đối lưu từ trên xuống khi đường hòa tan
hết mới khuấy đều. Lọc. Kiểm tra nồng độ đường. Điều chỉnh hàm lượng
đường.
Câu 4: Bài tập tính toán để pha siro, hiệu chỉnh siro.
Tính toán lượng đường và nước để hòa tan 300g siro đơn bằng phương
pháp nguội? Phương pháp nóng?
Giả sử sau khi pha siro xong, thu được 275ml siro có tỷ trọng 1,35. Hãy
tính lượng nước để hiệu chỉnh siro trên.
2

1] Lượng đường và nước để pha 300g siro đơn:
Nồng độ đường trong siro đơn là 64%. Vậy lượng đường có trong 300g
siro đơn là: 300 x 64% = 192g.
Phương pháp nguội:
180g đường hòa tan trong 100g nước
192g đường -------------> 108g nước
Phương pháp nóng:
165g đường hòa tan trong 100g nước
= > 192g đường
cần
116,36g nước
2] Sau khi pha siro được 275ml siro có tỷ trọng 1,35. Vậy lược nước cần
để hiệu chỉnh siro trên là:
V= 275[1,35-1,32]/[1,32-1]= 25,78 ml
Câu 5: Trình bày các lưu ý khi điều chế potio
Potio có cồn thuốc, cao thuốc
 Nếu trong công thức có chứa cồn thuốc, cao lỏng nên trộn kỹ các

chất này với siro đơn trước khi thêm các dược chất và chất dẫn
khác.
 Nếu trong công thức có cao mềm, cao đặc, nên hòa tan cao trong
siro nóng hoặc glycerin.
Potio có tinh dầu
Khi trong công thức có tinh dầu, nên nghiền tinh dầu với một ít đường
trước để phân tán đều tinh dầu rồi trộn với siro có trong công thức.
Potio có dược liệu
Đối với các potio có dược liệu, tùy lượng nước có trong đơn mà đun
sôi nước để sắc hoặc hãm dược liệu [tỷ lệ dược liệu thường dùng là 2%
đối với lá, hoa, 4% đối với gỗ, thân, rễ].
Câu 6: Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp cất trực tiếp, cất
gián tiếp, phương pháp dùng cồn làm chất trung gian hòa tan, phương
pháp dùng bột talc, phương pháp dùng chất diện hoạt.
- Phương pháp cất kéo bằng hơi nước
+ Ưu điểm:
 Không làm hỏng dược liệu
 Chế phẩm không có mùi khét
 Chế phẩm có mùi thơm dễ chịu.
3

+ Nhược điểm:
 Điều chế phức tạp, mất thời gian, không phù hợp pha chế nhỏ
 Nồng độ tinh dầu hòa tan thấp.
- Phương pháp cất kéo trực tiếp
+ Ưu điểm:
 Chế phẩm có mùi thơm tự nhiên.
+ Nhược điểm:
 Chế phẩm có thể có mùi khét

 Điều chế phức tạp, mất thời gian, không phù hợp pha chế nhỏ
 Nồng độ tinh dầu hòa tan thấp.
- Dùng cồn làm chất trung gian hòa tan
+ Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ thực hiện
 Tiện lợi khi điều chế một lượng nhỏ.
+ Nhược điểm:
 Nồng độ tinh dầu hòa tan thấp 0,03%.
- Dùng bột talc làm chất phân tán tinh dầu
+ Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ thực hiện
 Tiện lợi khi điều chế một lượng nhỏ.
+ Nhược điểm:
 Nồng độ tinh dầu tương đương nồng độ bão hòa [0,05%]
 Phải dùng lượng dư tinh dầu do talc hấp phụ tinh dầu [60–70%]
 Chế phẩm có thể không trong.
- Dùng chất diện hoạt làm chất trung gian hòa tan
+ Ưu điểm:
 Có mùi thơm mạnh, có nồng độ xác định, bảo quản lâu hơn
 Đơn giản, dễ thực hiện
 Tiện lợi khi điều chế một lượng nhỏ.
+ Nhược điểm:
 Có vị đắng, ảnh hưởng đến tác dụng dược lý, có độc tính.
Câu 7: Cho 1 công thức bất kì. Yêu cầu nêu tên dạng bào chế, viết quy
trình bào chế? [Học tât cả các công thức trong bài Siro-potio-elixir-nước
thơm - SGK]

4

Chủ Đề