So sánh các loại màn hình tivi

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng tivi khác nhau giúp cho người dùng có thể tìm hiểu và lựa chọn được sản phẩm thích hợp với nhu cầu cũng như mong muốn sử dụng. Trong đó, hai dòng sản phẩm là tivi led và tivi LCD được quan tâm nhiều nhất và luôn được khách hàng đem ra so sánh để tìm được sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Hai dòng tivi này tuy cùng được chế tạo trên những nền ứng dụng cơ bản nhưng lại có một sự khác biệt đó là sử dụng công nghệ đèn chiếu khác nhau để có thể tạo nên nhiều sự khác biệt.

Để hiểu rõ hơn về 2 dòng sản phẩm này thì Thế Giới Điện Máy Online sẽ giúp bạn đưa ra một vài so sánh tivi led và lcd trong bài viết dưới đây để bạn có được những đánh giá và lựa chọn riêng cho mình. 

Trên thị trường tivi hiện nay xuất hiện rất nhiều những dòng sản phẩm tivi hiện đại, có thể kể đến như: tivi Plasma, tivi LCD đèn huỳnh quang CCFL hay tivi LCD đèn nền LED (tivi LED). Trong đó hai dòng tivi đang được quan tâm hơn cả chính là LCD và tivi LED 2 dòng này đều sở hữu vẻ ngoài nổi bật, thiết kế hiện đại cùng màn hình mỏng nhẹ cùng khả năng tiết kiệm điện cao khiến cho người dùng cảm thấy phù hợp với những gì mình mong muốn sở hữu. Tuy nhiên với mỗi loại tivi chúng sẽ có những thế mạnh riêng và phục vụ cho những đối tượng khách hàng khác nhau, tùy theo nhu cầu và mong muốn sử dụng.

Trước khi đưa ra lựa chọn tivi cho gia đình, ngoài đánh giá về kích cỡ, độ bền và giá cả thì người dùng còn phải chú ý và cần cân nhắc nhiều hơn về công nghệ màn hình và mức điện năng tiêu thụ. Dưới đây là so sánh tivi led và LCD để người dùng có được một cái nhìn khái quát và tổng quan hơn về hai loại tivi này.

1. Tivi LCD

Tivi LCD có màn hình LCD được hiểu một màn hình chứa một chất lỏng đặt giữa hai tấm thủy tinh nền và khi có dòng điện chạy qua nó sẽ thay đổi hoàn toàn tính chất. Chính bởi do các tinh thể lỏng không phát sáng nên chính vì thế mà tivi LCD cần phải sử dụng đèn huỳnh quang lạnh CCFL để chiếu sáng từ phía sau màn hình. Ánh sáng từ phía đèn huỳnh quang đi xuyên qua các điểm ảnh và lớp lọc màu để tạo nên hình ảnh hiển thị ra ngoài màn hình.

Dựa trên đặc điểm cấu tạo mà màn hình LCD được chia thành 2 loại: màn hình LCD ma trận thụ động và màn hình LCD ma trận chủ động. Điểm khác biệt cơ bản ở đây là cách thức điều khiển ở mỗi điểm ảnh khác nhau. Với màn hình LCD ma trận thụ động có khả năng đáp ứng tín hiệu tương đối chậm nên không thích hợp để hiển thị những hình ảnh có mức chuyển động nhanh, trong khi đó LCD ma trận chủ động có thể cải thiện chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn so với màn hình LCD ma trận thụ động.

So sánh các loại màn hình tivi

Ưu điểm của dòng tivi màn hình LCD:

– Tivi LCD có nhiều kích cỡ từ 19 đến 75 inch giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn, độ dày từ 2 – 4 inch, có trọng lượng nhẹ nên khá phù hợp để có thể treo tường

– Màn hình LCD có độ phân giải cao, thể hiện độ sáng và màu sáng tốt giúp cho hình ảnh sắc nét hơn.

– Màn hình LCD do được sử dụng đèn nền chiếu sáng nên màn hình không bị mờ, thích ứng tốt với tất cả các môi trường ánh sáng.

– Màn hình LCD có độ mềm dẻo, hạn chế được tình trạng rạn nứt khi bị chấn động. Tuổi thọ màn hình tương đối cao.

Nhược điểm:

– Màn hình LCD có độ tương phản thấp hơn CRT nên trong các chuyển động nhanh sẽ có hiện tượng bị nhòe.

– Vì bị ảnh hưởng từ độ sáng, chính vì thế mà màn hình tivi LCD cho hiển thị dải màu xám đen không sâu và thật.

– Hạn chế về góc nhìn, giảm dần ở các góc hẹp.

– Ngoài ra, loại tivi này còn hay gặp các lỗi chết điểm ảnh.

So sánh các loại màn hình tivi

2. Tivi LED

Công nghệ màn hình LED cũng tương tự như màn hình LCD nhưng không sử dụng đèn huỳnh quang mà thay bằng ma trận rất nhiều các đèn LED. Tivi LED chính là bước đột phá với các đèn LED cho phép tạo ra màn hình có một thiết kế mỏng hơn, chất lượng hình ảnh rõ nét và khả năng tiêu thụ điện năng ít hơn. Có hai cách bố trí đèn LED: Bố trí đèn LED nền trực tiếp (Back-lit) và LED cạnh (Edge-lit).

  • Xem ngay: Mẫu tivi Samsung màn hình LED được ưu chuộng nhất năm 2019

Ưu điểm:

– Tivi LED thường có độ phân giải cao, có khả năng hiển thị màu sắc tươi sáng, hình ảnh sắc nét mà mỏng nhẹ hơn so với các loại tivi phẳng.

– Sử dụng hệ thống đèn LED giúp tivi tiêu thụ ít điện năng hơn.

– Có phổ màu rộng hơn, hiển thị màu đen rất sâu và trung thực.

– Tivi LED hoàn toàn không bị hở sáng như dòng tivi LCD

– Sử dụng đèn LED còn loại bỏ được hiện tượng lệch màu xuất hiện ở tivi LCD.

– Đèn LED không sử dụng thủy ngân nên hoàn toàn thân thiện với môi trường hơn.

Nhược điểm: Hiện nay, tivi LED đã được cân chỉnh giá cả, tuy nhiên, giá thành vẫn còn khá đắt với các đối tượng khách hàng bình dân khiến không ít người đắn đo khi sử dụng.

3. So sánh tivi led và lcd

Góc nhìn: với các dòng tivi màn hình LCD thường chỉ hiển thị tốt nhất hình ảnh ở trung tâm màn hình. Còn đối với màn hình LED đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này với góc nhìn lớn hơn giúp người xem có thể xem được ở nhiều vị trí khác nhau

So sánh các loại màn hình tivi

Độ chính xác màu: Với đèn nền LED trắng thì giữa màn hình LCD và LED không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, màu sắc của tivi LED trở nên tươi sáng hơn so với màn hình LCD

Tuổi thọ: Các nghiên cứu gần đây cho thấy tivi màn hình phẳng có độ bền rất cao, trung bình khoảng 60.000 giờ sử dụng.

Tiêu thụ điện năng: tivi LED có mức tiêu thụ điện năng sẽ ít hơn so với loại LCD cùng kích cỡ.

Kích cỡ: tivi LCD có kích thước đa dạng từ 19 đến 75 inch trong khi tivi LED chỉ có kích cỡ từ 32 inch trở lên nên sẽ khiến cho người dùng phải đắn đo khi muốn lựa chọn một chiếc tivi màn hình LED

Giá thành: Tivi màn hình LCD có giá thành rẻ hơn tivi LED. Mặc dù đã được giảm giá nhưng LED vẫn có giá thành đắt hơn nhiều so với LCD cùng kích cỡ rất nhiều.

Trên đây là những thông tin so sánh tivi led và lcd mà Thế Giới Điện Máy Online đã đưa ra h hy vọng với bài chia sẻ trên sẽ giúp bạn đã có được đánh giá riêng cho mình.

PDP – Plasma

Màn hình plasma có lớp kính dày bảo vệ, khi sờ vào bạn sẽ không thấy mềm như loại LCD. Tấm nền plasma được sản xuất chủ yếu cho màn hình cỡ lớn (trên 37 inch). Giữa hai tấm kính là những tế bào nhỏ chứa hỗn hợp khí xeon và neon. Khi tiếp xúc với nguồn điện, lớp khí gas này sẽ chuyển thành thể plasma (khí ion hóa có số hạt mang điện âm - dương tương đương nhau) và sản sinh ánh sáng.


Plasma có góc nhìn rộng hơn khi so sánh với LCD, tạo ảnh có độ sâu hơn, chuyển động nhanh và mượt hơn. Tuy nhiên hạn chế của nó sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn so với LCD.

LED - màn hình diode phát quang


Có thể hiểu nôm na như sau: Công nghệ màn hình LED cũng tương tự như LCD nhưng nó không sử dụng đèn nền phía sau để chiếu sáng tấm LCD mà được thay bằng các đèn LED cực nhỏ được bố trí ở phía sau (có thể gắn trực tiếp vào tấm LCD hoặc gắn xung quanh).
Lợi thế của việc gắn trực tiếp (back-lit) là bạn có thể điều chỉnh tăng tương phản bằng cách cho một số đèn LED tắt giúp khả năng thể hiện màu đen sâu hơn.
Còn với loại gắn xung quanh ở 4 cạnh màn hình (edge-lit), lợi thế là cho phép tạo ra những màn hình mỏng đến khó tin. Tất nhiên, bạn mất đi khả năng tắt bớt các đèn LED để nâng độ tương phản và chất lượng hình ảnh cũng kém hơn vì ánh sáng không được phân bố tối ưu nhất.

Đối với công nghệ LCD thông thường, các nhà sản xuất dùng hệ thống đèn nền CCFL, tức đèn nền huỳnh quang cathode lạnh. Đèn nền CCFL gồm các bóng đèn dạng ống bố trí song song nằm ngang. Nhược điểm của đèn nền CCFL là không thể tắt hẳn ở những pixel nhất định mà phải tắt cả khu vực, chính vì vậy không thể cho độ tương phản cao, đồng thời các vùng tối và sắc đen không được thể hiện một cách chính xác.

Công nghệ màn hình LED trang bị hệ thống đèn nền bằng các diode phát quang. Chúng có thể thay đổi màu sắc ánh sáng theo bước sóng, vì thế chỉ một đèn diode phát quang có thể tạo ra rất nhiều sắc màu mà không bị giới hạn bởi các ánh sáng đơn sắc như bóng đèn thường. Ưu điểm của đèn nền LED là cho dải màu rộng hơn, màu sắc trung thực và độ sáng cao hơn 40% so với đèn nền thông thường.

Về mặt mỹ thuật, màn hình sử dụng công nghệ màn hình LED không cần dùng pannel kính nên khung viền màn hình được thiết kế mỏng hơn, giúp màn hình trở nên thanh thoát.

Màn hình sử dụng công nghệ LED backlight giúp tiết kiệm 30% điện năng tiêu thụ so với màn hình LCD

OLED

Được gọi là LEP (Light Emitting Polymer) hoặc OEL (Organic Electro-Luminescence), sử dụng hợp chất hữu cơ để sản sinh ánh sáng khi tương tác với dòng điện. Hợp chất này được in theo hàng ngang và dọc lên một lớp polymer, hình thành ma trận pixel với những màu sắc khác nhau.


OLED tự tỏa sáng nên không cần đèn nền như LCD, giúp tiết kiệm tới 40% điện năng, mỏng và có độ phân giải màu cao hơn. OLED có thể được "in" trên bất cứ chất nền phù hợp nào bằng công nghệ in ấn màn hình, nhờ đó đòi hỏi chi phí thấp hơn và có thể được dùng để sản xuất màn hình uốn dẻo hoặc tích hợp trong quần áo.
OLED còn có góc nhìn rộng và thời gian phản ứng nhanh (0,01 phần triệu giây so với 8-12 phần triệu giây của LCD).
Điểm yếu của OLED là chất hữu cơ sẽ bị thoái hóa trong quá trình sử dụng nên tuổi thọ sản phẩm không dài, chỉ khoảng 14.000 giờ trong khi thời gian tồn tại của LCD, LED và PDP có khả năng lên đến 60.000 giờ.

SED - kỹ thuật phát xạ điện tử dẫn bề mặt


Nguyên lý hoạt động của công nghệ SED (Surface-conduction Electron-emitter Display) giống màn hình CRT. Nhưng thay vì dùng ống cathode cồng kềnh ở phía sau để phóng tia điện tử tới các pixel, SED sử dụng những bộ truyền electron nhỏ được gắn ngay sau mỗi điểm ảnh. Nhờ đó SED mỏng hơn LCD và plasma trong khi thừa hưởng góc nhìn rộng, độ tương phản, phân giải màu và thời gian phản ứng của CRT (0,2 phần triệu giây).
Hãng Canon khẳng định SED còn tiêu thụ ít điện năng hơn màn hình tinh thể lỏng. Tuy vậy, tương lai của công nghệ này khá mờ nhạt do Canon hiện là công ty duy nhất sản xuất màn hình SED.

LCoS - tinh thể lỏng silicon


LCoS (Liquid crystal on silicon) đang được ứng dụng trong màn hình máy chiếu. Trong khi LCD projector dùng chip truyền ánh sáng qua tinh thể lỏng thì với công nghệ LCoS, tinh thể lỏng được đưa trực tiếp lên bề mặt chip.
Kỹ thuật này mang đến hình ảnh sắc nét hơn LCD và plasma cũng như có tiềm năng lớn trong việc sản xuất TV độ phân giải cao với chất lượng đáng nể và chi phí sản xuất không đắt đỏ.


TV laser - màn hình chiếu sáng bằng laser
TV laser là giải pháp cải tiến cho LCD, DLP (máy chiếu) và LCoS. Ba công nghệ này đòi hỏi nguồn sáng riêng và sử dụng bóng đèn để phát ánh sáng trắng, sau đó mới tách thành chùm sáng đỏ, xanh lục và xanh lam.
TV laser thay thế bóng đèn bằng tia laser, cho phép hệ thống hiện thị gần như tất cả các màu mà mắt thường nhìn thấy được. Nó cũng sử dụng điện năng chỉ bằng 2/3 TV máy chiếu trước (rear projection) trong khi giá cả, trọng lượng và độ mỏng giảm một nửa so với plasma và LCD.
Tuy nhiên, TV laser được cho là có hại cho mắt và cần được trang bị các bộ lọc khuếch tán ánh sáng để giảm nguy cơ. Dù được nhắc đến từ 1966, phương pháp này vẫn chưa đạt được chất lượng như mong đợi.

AMOLED (Active Matrix Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ ma trận động)

Có thể hiểu, công nghệ AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel.


Hình ảnh có độ tương phản cao, gia tăng độ chi tiết & độ sâu của hình ảnh, thời gian đáp ứng nhanh, góc nhìn rộng. Ít chịu ảnh hưởng từ môi trường ngoài, vẫn hiển thị hình ảnh tốt dưới ánh sáng trực tiếp.
Chịu tác dụng lực cơ học tốt hơn các loại công nghệ màn hình khác, tạo nên độ bền cao, tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 50% đến 70%.

Super AMOLED


Đây là một công nghệ được phát triển từ AMOLED. Super AMOLED và AMOLED cùng một công nghệ hiển thị, nó chỉ khác nhau về công nghệ cảm ứng. Cụ thể là trong khi màn hình cảm ứng AMOLED được tạo thành bởi một lớp kính cảm ứng bên ngoài lớp hiển thị thì Super AMOLED đã loại bỏ đi được một trong 2 thành phần đó, tức là nó tích hợp sẵn các phần tử cảm ứng ngay trên màn hình hiển thị. Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng Super AMOLED đã trở thành công nghệ hiển thị trên di động được đánh giá tốt nhất hiện nay.