So sánh công ty tài chính và công ty bảo hiểm

Những năm gần đây, ngành Bảo hiểm Nhân thọ [BHNT] càng lúc càng phát triển về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng, kéo theo một lượng lớn tiền vốn dịch chuyển từ kênh Ngân hàng [NH] vào kênh BHNT.

Dù NH và BHNT là khác nhau hoàn toàn nên mọi sự so sánh đều sẽ rất khập khiễng. Tuy nhiên, có rất nhiều người quan tâm và đặt ra câu hỏi này, nên để giải đáp thắc mắc, trong nội dung bài viết này chúng ta sẽ “cố gắng” phân biệt sự giống và khác nhau giữa 2 tổ chức tài chính này.

I. Điểm giống nhau

Thành thật mà nói, trên quan điểm của người làm việc lâu năm trong ngành tài chính, thì NH và BHNT chỉ giống nhau ở mỗi việc…đưa tiền cho 1 người khác giữ giùm [!!].

Gửi tiết kiệm ở NH, là bạn đem tiền đưa cho NH giữ [đương nhiên]. Thì đóng phí BHNT cũng vậy, bạn cũng đưa tiền cho công ty BHNT giữ giùm.

Còn 1 điểm chung nữa là cả NH và BHNT đều có lãi suất sinh lời. Đây gọi là chức năng huy động vốn.

Điểm giống thì chỉ có vậy, còn điểm khác thì rất nhiều.

II. Điểm khác nhau

Như đã chia sẻ, NH và BHNT chỉ giống nhau mỗi việc huy động vốn. Còn mục đích, vai trò, lợi ích, ý nghĩa của 2 tổ chức tài chính này là khác nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ, chúng ta cùng đi sâu vào sự khác nhau ở từng khía cạnh.

1. Khác về quyền lợi

NH có rất nhiều chức năng khác nhau như huy động vốn, cho vay, sản phẩm thẻ…Tuy nhiên, để đơn giản hóa vấn đề, trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ xét đến chức năng huy động vốn của NH.

NH là kênh đầu tư sinh lời an toàn và tạo ra thu nhập thụ động cho người gửi tiền. Bạn gửi tiền ở NH thì mục tiêu là mỗi tháng sẽ nhận được 1 khoản tiền lời. Bạn sử dụng tiền lời này để mua sắm, chi tiêu…

BHNT, dù cũng là huy động vốn, nhưng mục đích hàng đầu là để bảo vệ tài chính, còn lãi suất sinh lời của BHNT chỉ là phụ. BHNT vẫn có lãi suất, nhưng tiền lãi và gốc chỉ có thể lấy được vào lúc đáo hạn hợp đồng, gọi là lấy Giá trị hoàn lại.

Để hiểu bảo vệ tài chính là gì, BHNT có lợi ích cụ thể là gì, bạn xem thêm tại đây.

BHNT không phải là kênh đầu tư. Người ta đầu tư vào vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại hối…nhưng chưa bao giờ có thuật ngữ nào gọi là đầu tư vào bảo hiểm.

BHNT & NH không phải là 2 tổ chức đối nghịch với nhau. Không phải là có bao nhiêu tiền tiết kiệm thì dồn hết để mua bảo hiểm, cũng không nên đem hết tiền gửi vào NH. Kế hoạch tài chính trọn vẹn nhất là nên chia tiền ra theo tỷ lệ hợp lý, 1 phần tham gia BHNT, 1 phần khác gửi NH.

Bảng sau đây so sánh quyền lợi của việc gửi tiết kiệm và tham gia hợp đồng BHNT: giả sử với 1,5 triệu/tháng thì đem gửi NH và đem đóng phí BHNT sẽ khác nhau về lợi ích như thế nào.

 Bảo hiểm Nhân thọNgân hàng
Rủi ro tử vong xảy ra1 tỷ đồng0 đồng
Rủi ro tai nạn xảy raHỗ trợ theo tỷ lệ thương tật, tối đa 200 triệu đồng0 đồng
Rủi ro bệnh hiểm nghèo200 triệu đồng0 đồng
Chi phí nhập việnThanh toán 100% viện phí, tối đa 500 triệu đồng0 đồng
Đáo hạn [15 năm]350 triệu đồng350 triệu đồng
Tính linh hoạtPhải tham gia đến khi đáo hạn [15 năm]Có thể rút bất kì lúc nào

Để xem thêm về việc có nên mua BHNT hay không, đọc thêm bài viết này.

2. Khác về hình thức gửi tiền

Khi chọn gửi tiền ở NH, bạn có quyền quyết định thời hạn tiền gửi, ví dụ như chọn gửi với lãi suất có kỳ hạn thì tiền lãi sẽ nhiều hơn so với gửi tiền lãi suất không kỳ hạn [muốn rút lúc nào thì rút]. Vậy gửi tiết kiệm NH cho phép bạn linh động thời hạn tiền gửi.

Nhưng đối với BHNT, thời hạn hợp đồng ngắn nhất là 10 năm. Nghĩa là một khi bạn đã ký hợp đồng thì bắt buộc phải tham gia cho đến lúc đáo hạn thì mới được rút Giá trị hoàn lại.

Đọc thêm: Tại Sao Rút Tiền Từ BHNT Không Dễ Như Ngân Hàng?

Chính vì vậy nên người ta thường chia tỷ lệ tiền tham gia BHNT là từ 20% đến 30% so với tổng số tiền nhàn rỗi mỗi tháng, mục tiêu là để phí đóng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ: thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, sau khi trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống,…bạn còn dư 10 triệu/tháng; vậy nghĩa là bạn có thể tham gia BHNT với hợp đồng có mức phí vào khoảng từ 2 đến 4 triệu mỗi tháng, tiền dư ra bạn có thể đem gửi NH. Như vậy, bạn không phải cảm thấy nặng nề mỗi khi đến hạn đóng phí.

Bên cạnh đó, dù thời hạn hợp đồng BHNT là dài, nhưng công ty vẫn có các chính sách hỗ trợ khi tài chính của bạn bị giảm sút. Ví dụ như cho phép tăng/giảm phí đóng, cho phép đóng trễ, cho bảo lưu…

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Chọn Hợp Đồng BHNT

III. Kết luận

Cần hiểu rằng BHNT và NH là khác nhau hoàn toàn, mỗi dịch vụ có ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu như NH là kênh đầu tư an toàn thì BHNT là kênh bảo hiểm tài chính. Giống như trong 1 đội bóng đá, có hàng tấn công như tiền đạo, tiền vệ… thì phải có hàng phòng thủ như hậu vệ, thủ môn…Tương tự, BHNT giúp bạn bảo vệ đồng tiền mồ hôi nước mắt khi rủi ro không may xảy ra.

Bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn bảo hiểm nhân thọ?

Hãy nhập đầy đủ thông tin vào mẫu bên dưới và nhấn nút Gửi Yêu Cầu Tư Vấn. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn gói Bảo Hiểm Nhân Thọ tốt nhất.

Theo giải thích tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi năm 2017, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.

Tùy tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình: Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã. Cụ thể:

- Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng này nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

- Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận [theo Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng].

- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân và do các quỹ này cùng với một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân là chủ yếu.

Hiện nay, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng thương mại được quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng.

Trong đó, ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động ngân hàng là:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn.

-Cấp tín dụng dưới các hình thức là:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán như:

+ Thanh toán trong nước: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngoài hoạt động ngân hàng thì ngân hàng thương mại còn được thực hiện các hoạt động khác như:

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.

- Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.

- Góp vốn, mua cổ phần.

- Tham gia thị trường tiền tệ.

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các sản phẩm phái sinh.

- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.

- Các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; mua, bán trái phiếu; môi giới tiền tệ; lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng...

So sánh ngân hàng và công ty tài chính [Ảnh minh họa]

2. Công ty tài chính là gì? Thực hiện những hoạt động nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là một trong 03 mô hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Theo đó, công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tin dụng quy định về hoạt động của các công ty tài chính như sau:

- Công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như:

+ Nhận tiền gửi của tổ chức;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn của tổ chức;

+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Cho vay, bao gồm vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Ngoài ra, công ty tài chính cũng được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; góp vốn, mua cổ phần; thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như:

+ Tham gia thị trường tiền tệ; mua, bán, bảo lãnh trái phiếu;

+ Đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

+ Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. 

+ Tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư.

+ Quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng...  
 

3. So sánh ngân hàng và công ty tài chính

Dựa vào các quy định về hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính, có thể thấy cả hai đều có rất nhiều hoạt động tương đồng, trong đó công ty tài chính cũng được thực hiện hầu hết các hoạt động ngân hàng phổ biến như cho vay, nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu...

Tuy nhiên, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn so với ngân hàng. Đồng thời, công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Bên cạnh đó, khi so sánh về mức vốn pháp định thì vốn pháp định của ngân hàng cao hơn của Công ty tài chính rất nhiều. Cụ thể, Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định vốn pháp lệnh của các tổ chức tín dụng như sau:

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ.

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã: 0,5 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường hoặc liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Trên đây là một số thông tin về: Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192  để được tư vấn.

>> Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC?

Video liên quan

Chủ Đề