So sánh giá trị thặng dư và lợi nhuận năm 2024

So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm?

Bài làm:

1. Ta biết rằng, nhà tư bản bỏ ra tư bản bao gồm tư bản bất biến c và tư bản khả biến v để sản xuất ra giá trị thặng dư m. Nhưng các nhà tư bản đã đưa ra một khái niệm mới là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa K– đó là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất © và giá cả sức lao động (v) đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản, nghĩa là K = c + v.Khi c + v chuyển thành K như vậy thì số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là lợi nhuận P. Như vậy, lợi luận thực chất là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước. Khi đó, giá trị hàng hoá G = c + v + m biến thành G = K + P. Về bản chất thì P chính là m nhưng cái khác nhau ở chỗ, m hàm ý so sánh với v còn P lại hàm ý so sánh nó với K = c + v. P và m thường không bằng nhau. P có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả hàng hoá do quan hệ cung – cầu quy định. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn XH, tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư.

2. Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng chuyển thành tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất giá trị thặng dư m’ là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư m với tư bản khả biến v: m’ = m/v . 100(%) Tỷ suất lợi nhuận P’ là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước: P’ = m/(c + v) . 100(%). Trong thực tế người ta thường tính P’ bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuân thu được P với tổng tư bản ứng trước K: P’ = P/K 100(%). Xét về lượng thì tỷ suất lợi nhuận P’ luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư m’. Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. P’ chỉ cho nhà đầu tư tư bản biết đầu tư vào đâu là có lợi. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ suất thặng dư: tỷ suất thặng dư tăng thì tỷ suất lợi nhuận tăng; tốc độ chu chuyển tư bản, cấu tạo hữu cơ của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến.

3. Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại định kỳ, đổi mới không ngừng. Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định làm tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, lượng tư bản sử dụng tăng lên và tránh được những thiệt hai do hao mòn hữu hình và vô hình gây ra. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong một năm, nhờ đó, sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước. Mặt khác, do tăng tỷ suất của tư bản khả biến mà tỷ suất giá trị thặng dư trong năm sẽ tăng lên. Tóm lại, tăng tốc đọ chu chuyển tư bản khả biến giúp cho các nhà tư bản tiết kiệm được tư bản ứng trước, nâng cao tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư trong năm.

phần lợi nhuận

So sánh giữa bản chất thặng dư với lợi nhuận

các khái niệm hay nguồn gốc của thặng dư

kèm theo lợi nhuận

Quan trọng là ở phần bản chất của thặng dư với lợi nhuận

Sau đó làm bảng so sánh cả 2

Khái niệm thặng dư:

- Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa là giá trị mới do người lao động tạo thêm ra ngoài

giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không được trả công của người lao động

làm thuê.

- Gía trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân

tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.

Nguồn gốc thặng dư:

- Công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm và

bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động,

phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.

- Công thức chung của tư bản

- Hàng hóa sức lao động

- Sự sản xuất ra giá trị thặng dư

- Tư bản bất biến tư bản khả biến

- Tiền công

- Tư bản cố định tư bản lưu động

- Tuần hoàn của tư bản

- Chu chuyển của tư bản

- Tư bản bất biến: TBBB là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá

trị được được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn

vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.

- Tư bản khả biến: TBKB là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái sức lao động, mà giá trị

không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên,

tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất.

Biểu hiện thặng dư

- Lợi nhuận: Chi phí SX TBCN, Bản chất của P, Tỷ suất lợi nhuận, Lợi nhuận bình

quân, Các nhân tố ả

hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

- Lợi tức: TB cho vay, Nguồn gốc, bản chất của lợi tức, tỷ suất lợi tức, Hình thức vận

động của TB cho vay, Công ty cổ phần, TB giả & TT chứng khoán

- Địa tô: TB kinh doanh trong NN, Địa tô TBCN

Khái niệm lợi nhuận

- Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hoá

so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa

đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng

hoá. Thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là

một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư.

- Giữa gía trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn có một khoảng chênh

lệch, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị của

hàng hoá, cho nên sau khi bán hàng hoá nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản

Sự giống nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư là gì?

Vậy giữa P( lợi nhuận) và m (giá trị thặng dư) có gì giống nhau và khác nhau? Giống nhau: cả P và m đều có cùng nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân. Khác nhau: Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

Khi nào tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ suất giá trị thặng dư?

Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng chuyển thành tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận P' là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước: P' = m/(c + v) .

Lợi nhuận và giá trị thặng dư có quan hệ như thế nào?

Giá trị thặng dư là một khái niệm trong lý thuyết kinh tế của C.Mác, chỉ phần giá trị mà công nhân làm thuê tạo ra ngoài giá trị sức lao động của họ, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt mà không trả cho họ. Giá trị thặng dư là nguồn gốc của lợi nhuận và là biểu hiện của sự bóc lột lao động trong chủ nghĩa tư bản.

Lợi nhuận trong kinh tế chính trị là gì?

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí phát sinh trong đầu tư kinh doanh. Hiểu về lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá được sức khỏe tài chính cũng như tiềm năng tương lai của tổ chức.