So sánh gương cầu lồi và gương cầu lõm

Câu hỏi: Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?

Trả lời:

- Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh thật và hứng được trên màn chắn.

- Khác nhau:

+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳnng lớn bằng vật.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về gương phẳng và gương cầu lồi nhé!

I. Gương phẳng

1. Định nghĩa

Gương phẳng là gươngcó bề mặtlàmột phần của mặtphẳnghay không có mặt cong, từ một tấm kính và đằng sau được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn nên có thể phản xạ lại toàn bộ ánh sáng.

Định luật truyền thẳng ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh truyền đi theo đường thẳng.

2. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..

- Đối xứng với vật qua gương phẳng [khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương].

3. Lưu ý

- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.


II. Gương cầu lồi

1. Định nghĩa

Gương cầu lồi là một thấu kính phân kỳ, luôn cho chúng ta ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. Do cả tiêu điểm và tâm của gương đều nằm bên trong bề mặt phản xả nên khi đặt vật càng gần bề mặt phản xạ sẽ cho ảnh ảo càng lớn hơn khi đặt vật ở xa.

2. Đặc điểm ảnh của gương cầu lồi

Một sốđặc điểm gương cầu lồidưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm được về chiếc gương này.

Ảnh củagương cầu lồiluôn là ảnh ảo. Chúng có cùng chiều và luôn nhỏ hơn vật. Lý do là bởi tiêu điểm F và tâm của gương là O đều nằm ở khác phía so với ảnh thật. Ngoài ra, nếu như ảnh càng lớn, có nghĩa là đặt vật càng gần với bề mặt phản xạ. Ảnh sẽ tiến tới xấp xỉ bằng kích cỡ thật của vật nếu như vật tiến sát vào bề mặt phản xạ.

Vùng nhìn thấy của gương phân kỳ khác với vùng nhìn thấy của gương phẳng. Dù cả hai có cùng kích thước nhưng vẫn đem lại sự khác biệt tương đối rõ ràng. Đối với gương cầu lồi, chúng có vùng nhìn thấy rộng hơn.

Gương cầu lồicó đặc tính cực kỳ thú vị. Chúng có thể biến một chùm tia tới xong song trở thành một chùm tia phản xạ phân kỳ. Ngoài ra có thể biến đổi từ một chùm tia tới hội trụ trở thành chùm tia phản xạ phân kỳ hoặc song song.

Ảnh của gương phần kỳ là ảnh ảo, và chúng không thể hứng được ở trên màn chắn.

Khoảng cách vật đến gương lớn hơn so với khoảng cách từ ảnh đến gương.

Ngoài ra, ảnh qua gương phân kỳ sẽ nhỏ hơn vật.

III. Đặc điểm ưu việt của gương cầu lồi so với gương phẳng

Cả hai loại gương này đều là phản chiếu lại ảnh ngược của sự vật. Tuy nhiên có vài điểm khác khiến cho gương cầu lồi được ưa chuông hơn hẳn so với gương phẳng như sau:

–Gương cầu lồiđược nghiên cứu kỹ càng, sản xuất theo quy trình với các quy định cụ thể nên sẽ đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các loại gương cầu lồi sản xuất không đảm bảo chất lượng rất dễ để phân biệt và bất cứ ai cũng có thể nhận ra điều đó nếu chú ý.

– Gương cầu lồi có bề mặt cong nên tầm thu hình ảnh của gương cũng lớn hơn, thu được góc hình lớn hơn so với bề mặt các loại gương khác.

– Hình ảnh phản chiếu qua gương khá sắc nét, người nhìn dễ quan sát.

– Gương cầu lồi thường được làm từ các vật liệu siêu bền như acrylic, polyme, inox do vậy vấn đề thời gian sử dụng hoàn toàn không phải lo lắng cũng như sẽ chắc chắn khó vỡ hơn các loại gương làm từ chất liệu bình thường khác.

– Cuộc thí nghiệm để so sánh tầm nhìn của 2 loại gương đã được nhiều người công nhận rằng gương cầu lồi có tầm nhìn lớn hơn hẳn so với gương bình thường.

Gương cầu lồi, gương cầu lõm là hai loại thấu kính được sử dụng rất phổ biến trong đời sống, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên, giữa chúng lại có khá nhiều sự khác biệt. Trong bài này, hãy cùng Sài Gòn ATN tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, ứng dụng, sự khác nhau giữa gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Khái niệm gương cầu lồi và gương cầu lõm

Gương cầu lồi hay gòn gọi là gương mắt cá, gương phân kỳ, có bề mặt lồi ra ngoài hướng về phía nguồn sáng như một phần của hình cầu. Gương cho ảnh ảo và vật càng gần gương, ảnh càng to.

Ngược lại, gương cầu lõm [gương hội tụ] lại có bề mặt lõm vào trong, hướng về phía nguồn sáng. Gương cầu lõm cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật khi khoảng cách từ vật đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ tiêu điểm đến gương [d < f]; Cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật khi vật nằm ở khoảng giữa tâm của gương và tiêu điểm [f < d < 2f]; Cho ảnh thật và ngược chiều vật trên màn chắn trước gương và nhỏ hơn vật khi khoảng cách từ vật đến gương lớn hơn khoảng cách từ tâm của gương đến gương [d > 2f].

Sự khác nhau giữa gương cầu lồi và gương cầu lõm

Chính vì bề mặt đối lặp nhau nên gương cầu lồi, gương cầu lõm có khá nhiều sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng tiến hành so sánh:
 

Yếu tố so sánh Gương cầu lồi Gương cầu lõm
Ý nghĩa Bề mặt phản chiếu cách xa tâm cong. Bề mặt phản chiều hướng về tâm cong.
Trung tâm cong Nằm sau gương. Nằm trước gương.
Kiểu Gương chiếu hậu. Gương hội tụ.
Hình ảnh Ảnh ảo, cùng chiều, càng lớn khi vật càng gần gương. Ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật hoặc ảnh thật ngược chiều lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

Vùng nhìn thấy so với gương phẳng cùng kích thước

Rộng hơn.

Hẹp hơn.

Ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm

Cả gương cầu lồi và gương cầu lõm đều được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Riêng với lĩnh vực gần gũi nhất với đời sống hàng ngày như giao thông đường bộ thì gương cầu lồi lại có nhiều ứng dụng hữu ích hơn. Chẳng hạn như:

- Gương cầu lồi: Làm gương chiếu hậu cho các phương tiện giao thông; Đặt tại các cua quẹo, góc đường bị khuất tầm nhìn, bãi đỗ xe, tầng hầm; Sử dụng trong an ninh thay thế cho camera giúp tiết kiệm chi phí; Làm gương phong thủy trước nhà; Đặt trước cửa hàng, quầy ATM để nâng cao khả năng quan sát cho mọi người;….

>> Xem thêm: Các loại gương cầu lồi phổ biến hiện nay
 


 

- Gương cầu lõm: Làm chao đèn, pha đèn pin hay đèn xe; Chế tạo kính thiên văn; Dụng cụ cho nha sĩ; Ứng dụng nấu ăn bằng ánh sáng Mặt Trời,….
 


 

Hi vọng sau khi tham khảo những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm, sự khác nhau cũng như ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống là gì. Từ đó, lựa chọn được loại gương sử dụng đúng với nhu cầu của mình.

Một người đứng trước ba cái gương [gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm], cách các gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

So sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa gương cầu lồi và gương cầu lõm

Các câu hỏi tương tự

1.Vì sao nhờ có đèn pha mà đèn pin có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sángB. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm xa.C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm

D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

2.Vì sao trên ô tô hay xe máy , người ta không gắn gương cầu lõm đểngười lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?A. Vì ảnh không rõ nétB. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảoC. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần

D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt

3. Trong ba loại gương [ gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm ], gương nào cho ảnh ảo cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải .A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.B. Gương cầu lóm, gương cầu lồi, gương phẳngC.Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.

TL nhanh giúp mình nha mình cần gấp mai mình phải KT lấy điểm r nên mik cần gấp cảm mơn mn nhiều trước.

Video liên quan

Chủ Đề