So sánh luật phá sản 2004 và 2023 năm 2024

Việc Tòa án Nhân dân Tối cao vừa có văn bản đề nghị các đơn vị tổng kết việc thi hành Luật Phá sản năm 2004 được xem là động thái tích cực giúp các TCTD giải tỏa những “ấm ức” đã tồn tại từ lâu bởi rất nhiều quy định của Luật này đang đá nhau, khiến việc thi hành án, nhất là việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các ngân hàng rất khó khăn.

Ngay tại Điều 6 của Luật Phá sản 2004, việc định nghĩa chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, chủ nợ không có bảo đảm chưa phù hợp với thực tế. Giá trị tài sản đảm bảo do ai xác định, xác định như thế nào để so sánh với khoản nợ cũng chưa được quy định rõ ràng. Thế nhưng Tòa án đã áp dụng phân loại chủ nợ này trong suốt quá trình phá sản, mặc dù tài sản đảm bảo đã phát mãi nhưng không đủ trả nợ khoản vay đó.

Có trường hợp TCTD định giá tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị khoản nợ (chủ nợ có bảo đảm), nhưng thực tế phát mãi thấp hơn giá trị khoản nợ còn lại... Do vậy, việc xác định loại chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, chủ nợ không có bảo đảm tại thời điểm mở thủ tục phá sản là chưa hợp lý.

Đơn cử, sau khi phân chia tiền từ thanh lý tài sản đảm bảo cho chủ nợ có bảo đảm nhưng vẫn không đủ thanh toán khoản nợ này, Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng vẫn cứ xem chủ nợ này là chủ nợ có bảo đảm trong suốt quá trình phá sản. Điều này sẽ không phân chia tiền thu được ngoài tài sản đảm bảo cho các chủ nợ có bảo đảm. “Chính vì vậy, Luật Phá sản cần phải quy định rõ việc xác định loại chủ nợ phải được cập nhật thường xuyên trong quá trình phá sản”, đại diện NHNN chi nhánh TP. Đà Nẵng kiến nghị.

So sánh luật phá sản 2004 và 2023 năm 2024
Ngân hàng lo lắng khi các khoản nợ có đảm bảo bị biến thành không có đảm bảo (Ảnh có tính chất minh họa)

Nhiều DN lợi dụng Điều 3 của Luật Phá sản vay mượn tiền của tổ chức cá nhân để kinh doanh rồi tự cho rằng bị thua lỗ, nộp đơn xin mở thủ tục phá sản, trong khi tòa án không đủ điều kiện để kiểm tra hoạt động lỗ lãi của DN.

Đối với việc xử lý các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố (Điều 35). Có trường hợp thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với DN, HTX thì các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của DN, HTX. Nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của DN, HTX. Tuy nhiên, Luật lại “quên” trường hợp DN có các khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản (tín chấp). Nếu như vậy, có bảo vệ được quyền lợi của các ngân hàng cho vay vốn hay không?

Liên quan đến việc thanh lý tài sản của DN đã nộp đơn xin phá sản, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nêu một thực tế, thẩm phán đã ra quyết định bán đấu giá tài sản của DN và Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thực thi quyết định đưa tài sản ra bán đấu giá. Do đã hết thời hạn đấu giá lần 1 nhưng chưa có người đăng ký mua nên phải tiến hành bán đấu giá lần 2. Tuy nhiên kể từ khi kết thúc bán đấu giá lần 1 đến nay hơn 6 tháng mà vẫn chưa thể tiến hành được phiên đấu giá lần 2 do thẩm phán và chấp hành viên thi hành án – người được cử làm tổ trưởng tổ thanh lý tài sản đã có các quan điểm khác nhau về việc ai là người ra quyết định bán đấu giá lần 2. “Vietcombank, Tòa án, cục Thi hành án đã 2 lần làm công văn gửi đến các cơ quan liên quan như Tổng cục Thi hành án, Tòa án Nhân dân Tối cao hỏi về các vướng mắc trên nhưng vẫn chưa nhận được trả lời”, Vietcombank cho biết.

Hiện Luật Phá sản không ấn định thời điểm ngưng thanh toán nợ của DN phá sản gây khó khăn cho tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc xác định công nợ nhất là nợ ngân hàng.

Việc Luật Phá sản 2004 không quy định về thời gian xử lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay của DN bị tuyên bố phá sản đã dẫn đến thời gian xử lý các tài sản này bị kéo dài, gây thiệt hại cho các chủ nợ là NHTM có bảo đảm. Tại Vietcombank đã xảy ra trường hợp là khi đang trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo theo quyết định thi hành án thì bị đình chỉ thực hiện do có thông báo mở thủ tục phá sản của bên bảo đảm. Điều này khiến thời gian xử lý tài sản đảm bảo bị kéo dài, gây thiệt hại cho Vietcombank.

Một quy định khác khiến nhiều NHTM đau đầu là về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phá sản, bên bảo lãnh thường không đồng ý thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh nếu tài sản của bên được bảo lãnh chưa được xử lý xong. Trong khi đó, thời gian để xử lý tài sản của bên được bảo lãnh lại khá dài do phải thực hiện các thủ tục về phá sản. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bên nhận bảo lãnh.

Hay như trường hợp bên bảo lãnh phá sản, theo quy định tại khoản 2 Điều 39, thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh. Quy định như vậy đã biến chủ nợ có bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh thành chủ nợ không có bảo đảm. “Luật phải cho phép chủ nợ được lựa chọn một hoặc cả hai bên phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này”, một ngân hàng kiến nghị.

Trên thực tế thi hành Luật Phá sản cho thấy, các vụ việc phá sản DN thường bị chậm trễ ở giai đoạn xử lý tài sản của DN, cơ quan thi hành án thường không thể thu hồi hết các khoản công nợ phải thu của DN, dẫn đến Tòa án chưa thể ra quyết định tuyên bố phá sản được. Điều này sẽ dẫn đến các TCTD không thể thực hiện việc đóng hồ sơ và tất toán khoản nợ đối với DN bị lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, cần quy định thời gian cụ thể cho việc thực hiện xử lý tài sản của DN để Tòa án có căn cứ ra quyết định tuyên bố phá sản nếu thời gian xử lý tài sản của DN quá dài.