So sánh mục tiêu nghề nghiệp

Cách trả lời thuyết phục câu hỏi phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Những dạng câu hỏi về “Mục tiêu nghề nghiệp”

  • Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 năm tới là gì?
  • Bạn thấy bạn ở đâu sau 5 năm?
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5-10 năm tiếp theo là gì?
  • Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
  • Mục tiêu trung và dài hạn của bạn là gì?

Nhà Tuyển Dụng Thật Sự Muốn Gì Khi Hỏi Về Mục Tiêu Nghề Nghiệp

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là để hiểu về kế hoạch tìm kiếm phát triển sự nghiệp trong tương lai dài hạn của ứng viên chứ không chỉ đơn giản là mục tiêu cho công việc trước mắt. Ngoài ra, họ còn muốn tìm hiểu xem liệu mục tiêu của ứng viên có cùng chí hướng với công ty hay không và kế hoạch đó có thực tế không? ➽Xem thêm

CÔNG THỨC TRẢ LỜI PHỎNG VẤNVIECLAMVUI cho câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp

Bắt đầu với các mục tiêu ngắn hạn, sau đó chuyển sang các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể có một sự hiểu biết rõ ràng về các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như nhận được một công việc với một nhà tuyển dụng như công việc bạn đang phỏng vấn. Bắt đầu bằng cách mô tả các mục tiêu này, sau đó chuyển sang các kế hoạch dài hạn.

Giải thích bạn sẽ hành động gì để đạt được mục tiêu đó. Một danh sách dài các mục tiêu sẽ không làm cho câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục. Bạn nên giải thích ngắn gọn các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được chúng. Mô tả kế hoạch của bạn chứng tỏ rằng bạn đang suy nghĩ phân tích về tương lai nghề nghiệp và tiềm năng phát triển của bạn trong công ty

Tập trung vào nhà tuyển dụng. Tập trung vào cách bạn sẽ tăng giá trị cho công ty thông qua việc đạt được các mục tiêu của riêng bạn.

Ví dụ cách trả lời bằng công thức ViecLamVui

Trong ngắn hạn, tôi hy vọng sẽ làm việc như một đại diện bán hàng cho một công ty như của Anh/Chị - một công ty đặt ưu tiên hàng đầu vào dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Làm việc cho một công ty mà tôi tin tưởng sẽ chuẩn bị cho tôi đảm nhận các trách nhiệm lãnh đạo nhóm mở rộng trong tương lai.

Mục tiêu ngắn hạn hiện tại của tôi là phát triển và sử dụng các kỹ năng tiếp thị và truyền thông của mình trong một công việc như thế này. Tuy nhiên, cuối cùng tôi muốn phát triển thành một vị trí cho phép tôi tiếp tục sử dụng các kỹ năng này đồng thời quản lý một nhóm tiếp thị. Tôi sẽ chuẩn bị cho mục tiêu này bằng cách đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong các dự án nhóm và bằng cách phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp của mình bằng cách tham dự các hội nghị lãnh đạo như công ty của bạn đưa ra hàng năm.

Mặc dù tôi vừa hoàn thành chứng chỉ LPN, mục tiêu dài hạn của tôi là đưa sự nghiệp điều dưỡng của mình lên mức cao nhất bằng cách cuối cùng kiếm được bằng RN. Kế hoạch của tôi là làm việc toàn thời gian trong môi trường chăm sóc dài hạn hoặc bệnh viện trong vài năm tới, điều này sẽ mang lại cho tôi kinh nghiệm mà tôi sẽ cần để có thể xuất sắc trong chương trình RN.

1. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên

Khi đi xin việc thì bạn không thể thiếu một bộ hồ sơ xin việc, trong đó CV là bản tóm gọn thông tin của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp bạn thành công trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc CV, tìm ra được ứng viên phù hợp với vị trí công việc.

Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên

Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tham vọng, định hướng của bạn đối với tương lai, sự nghiệp của mình, mà còn giúp bạn đạt được mơ ước, ngày càng tiến xa hơn trong công việc. Nó chính là động lực thúc đẩy bạn không ngừng tiến tới thành công.

Bạn cần xác định được mình cần gì, muốn gì ở trong tương lai. Khi có mục tiêu đề ra, bạn sẽ cố gắng và không ngừng học hỏi, tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng với công việc và có mức thu nhập tương ứng. Chỉ khi bạn hoàn thành mục tiêu của mình, bạn mới cảm thấy tự tin, dễ dàng “truyền lửa” đến bạn bè và đồng nghiệp.

Về cơ bản, mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc tư vấn viên là một trong những bước đầu gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Họ muốn biết định hướng tương lai của bạn ra sao, có kế hoạch làm việc lâu dài tại công ty họ hay sẽ nhanh chóng rời đi? Họ cũng sẽ đánh giá tham vọng, tầm nhìn và khả năng cống hiến của bạn.

Vậy làm sao để viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên hay nhất? Cùng theo dõi nhé!

10 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự thu hút nhà tuyển dụng nhất

Thanh Thảo
1.601

Mỗi người đều có sở thích và mục tiêu khác nhau khi đi làm. Sau khi hoàn thành các chương trình học cơ bản, ai rồi cũng sẽ có định hướng chuyên ngành ngay từ đầu. Cùng Isinhvien khám phá 10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự dưới đây để bạn biết cách viết CV thu hút được mọi nhà tuyển dụng nhé.

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Phân loại

1.1 Định nghĩa mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp [Career Objective] trong CV là một đoạn văn ngắn. Nội dung của phần này nhằm mô tả những điều ứng viên mong muốn đạt được trong công việc của mình. Ngoài ra mục tiêu nghề cũng giải thích một phần lý do ứng tuyển vào tổ chức.

Mục tiêu nghề nghiệp thường được đặt ở phần đầu của CV. Chính vì vậy, những câu hỏi phỏng vấn thường hỏi về vấn đề này trước tiên. Câu trả lời của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá tổng quan về nhiều khía cạnh bao gồm: tầm nhìn của bạn, mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển, có gắn bó lâu dài với công ty không,khả năng sắp xếp và lập kế hoạch…

1.2 Phân loại [ngắn hạn, trung hạn, dài hạn]

Tuỳ vào kế hoạch của mỗi cá nhân, theo tiêu chí thời gian, người ta chia mục tiêu thành ba loại: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn. Trong đó:

  • Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu cho thời gian dưới 1 năm
  • Mục tiêu trung hạn là mục tiêu cho thời gian từ 1 đến 5 năm
  • Mục tiêu dài hạn là mục tiêu cho khoảng thời gian trên 5 năm
Mục tiêu nghề nghiệp hay giúp tạo ấn tượng cho CV

Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay Nhất 2021

Trong CV [viết tắt của Curriculum Vitae], mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu và ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có vượt qua “vòng lọc hồ sơ” hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay nhất.

CV [viết tắt của Curriculum Vitae] giống như một lời giới thiệu của bạn đến nhà tuyển dụng, vì vậymột vấn đề quan trọng trước tiên chắc chắn ảnh hưởng rấtlớn đến kết quả"vòng lọc hồ sơ" đến vòng phỏng vấn của bạn chính là chọn mẫu CV sao cho chuyên nghiệp nhất, chúng tôi đã tổng hợp mẫu CV xin việccho bạn.

Đối với một người trưởng thành,định hướngnghề nghiệp là vô cùng quan trọng, nó được đánh giá là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại trong tương lai. Bởi vậy, trong mẫu CV xin việc, “mục tiêu nghề nghiệp” là không thể thiếu và ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có vượt qua “vòng lọc hồ sơ” hay không.

“Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” là câu hỏi không thể thiếu trong các buổi phỏng vấn xin việc hay trong các mẫu cv dù bất kể ngành nghề nào. Đây là một trong những phần cực kỳ quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của bạn, bạn có phải là người cầu tiến không, bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty không và đặc biệt là bạn có phải ứng viên phù hợp mà họ đang tìm kiếm.

Một sai lầm chết người, khiến bạn mất đi cơ hội việc làm đáng mơ ước đó chính là việc chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp sơ sài và thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên biết rằng, một công việc tốt thì sẽ có rất nhiều người ứng tuyển, tỷ lệ chọi rất cao, chính vì vậy đừng lơ là mà tự đánh mất cơ hội của bản thân. Đấy là chưa kể, có những ứng viên rất trau chuốt, luôn chuẩn bị cẩn thận nhất từng chi tiết nhỏ, họ thường tham khảo các mẫu cv online trên trang tuyển dụng miễn phí để chọn cho mình được bản phù hợp nhất.

Một trong những vấn đề được nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi phỏng vấn và đọc cv đó chính là phần mục tiêu nghề nghiệp. Họ thường xoáy sâu vào đây để đánh giá chuẩn ứng viên nên đừng dại mà bảo đi làm vì tiền, đi làm vì muốn cần một công việc… Hãy tập thói quen chuyên nghiệp ngay từ bây giờ, chuẩn bị thật kỹ từ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn đến mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, mục tiêu nghề nghiệp dành cho người chưa có kinh nghiệm nếu bạn vừa ra trường hay thậm chí là mẹo viết cv xin việc phần mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm ấn tượng.

Vậy làm thế nào để viết cv xin việc phần mục tiêu nghề nghiệp trong cv hay nhất, cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp khi phỏng vấn chuyên nghiệp nhất đánh gục mọi nhà tuyển dụng. Hãy tìm hiểu ngay nhé.

Bạn đang mong muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên văn phòng, nhưng chưa biết phải viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào để thu hút được nhà tuyển dụng. Đừng quá lo lắng, hãy cùng mình tìm hiểu những điều quan trọng cần ghi nhớ khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng và tham khảo một số mẫu gợi ý ấn tượng thông qua bài viết dưới đây nhé!


I. Công việc của nhân viên văn phòng

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được bộ phận nhân viên văn phòng. Với vị trí này, bạn sẽ đảm nhận những công việc liên quan đến các thủ tục hành chính thuộc khối văn phòng như: sắp xếp lịch làm việc, lịch họp, phân loại các loại giấy tờ hành chính, tiếp đón khách hàng,... Bên cạnh đó, trong khối hành chính văn phòng có nhiều vị trí công việc khác nhau như lễ tân, công tác văn thư, hỗ trợ dự án,... Vậy nên, bạn cần xác định đúng vị trí mình muốn ứng tuyển để đặt ra những mục tiêu phù hợp với yêu cầu công việc và gây được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.


Ngoài ra, nhân viên văn phòng còn là bộ phận gắn liền với những đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp nhất, bởi sự đóng góp và xây dựng những giải pháp tối ưu để tạo nên bộ máy hoạt động hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Do đó, khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn càng cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và những lợi ích có thể mang lại cho doanh nghiệp, bạn sẽ càng ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển cho chính mình.

>>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách viết CV

II. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp


1. Phân tích bản mô tả công việc

Thông thường mỗi vị trí tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ đính kèm theo bản mô tả công việc. Bởi điều này vừa giúp bạn tìm được vị trí tương xứng với khả năng của bản thân, cũng như giúp nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa của doanh nghiệp.

Vì vậy khi xác định những mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng, bạn nên phân tích kỹ bản mô tả công việc để biết được mình sẽ làm gì khi ứng tuyển vào vị trí này, doanh nghiệp đang cần tìm ứng viên có những yếu tố nào và khả năng của bản thân có đáp được những yêu cầu đó không. Từ đó đặt ra những mục tiêu rõ ràng, thực tế, mang tính thuyết phục cao và vạch ra hướng phát triển cụ thể cho sự nghiệp của bản thân trong tương lai.

2. Có sự so sánh với năng lực cá nhân

Với những mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra, bạn nên có sự so sánh với năng lực của bản thân để biết được mình có đủ khả năng hoàn thành các mục tiêu đó hay không. Tránh việc muốn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, sau đó đặt những mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện và không thể hoàn thành được trong tương lai. Điều này vừa làm cho nhà tuyển dụng không đánh giá được năng lực thực tế của bạn, vừa khiến bạn phải gặp nhiều áp lực trong công việc khi đảm nhận những nhiệm vụ vượt qua năng lực của bản thân. Lưu ý cho bạn chinh là nên có sự so sánh và xem xét kỹ lưỡng giữ những mục tiêu đạt ra với năng lực làm việc của bản thân để có thể vừa thu hút được nhà tuyển dụng, vừa giúp bạn thể hiện được những nổi bật trong năng lực của chính mình.

3. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng

Đa phần các ứng viên luôn muốn thể hiện được năng lực với nhà tuyển dụng thông qua mục tiêu nghề nghiệp. Vì lẽ đó mà nhiều bạn dễ mắc lỗi trình bày dài dòng và lan man, không thể hiện được những điểm nổi bật của bản thân. Chính điều này sẽ gây ra việc loãng thông tin và không cho thấy được ý chính bạn muốn đề cập đến. Vì vậy khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp văn phòng, bạn nên trình bày ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu cho người đọc. Cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn ứng tuyển vào vị trí này cũng như thấy được những thông nổi bật về năng lực làm việc của bạn.

4. Tránh viết mục tiêu chung chung

Khi xác định mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng, bạn nên đảm bảo rằng mình đã nắm được những yếu tố chính để đặt ra những mục tiêu phù hợp với vị trí đang ứng tuyển, thay vì chỉ đặt ra những mục tiêu chung chung cho tất cả vị trí. Điều đó sẽ giúp bạn vừa có được cái nhìn rõ hơn về định hướng sự nghiệp trong tương lai và đặt ra được những mục tiêu phù hợp với yêu cầu công việc cũng như khả năng của bản thân. Ngoài ra, với những mục tiêu rõ ràng, không chung chung sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được nguyện vọng nghề nghiệp của bạn. Từ đó, đưa ra hướng phát triển phù hợp dành cho bạn khi làm việc tại công ty.

5. Thể hiện rõ phẩm chất riêng của ứng viên

Để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp giữa bạn với công việc và văn hóa công ty, cũng như đưa ra đánh giá khách quan nhất thì bạn cần thể hiện được những phẩm chất, tính cách nổi bật của bản thân thông qua mục tiêu nghề nghiệp. Qua đó, vừa đánh dấu được sự khác biệt giữa bạn với những ứng viên khác, vừa thể hiện được những điểm mạnh trong con người bạn. Cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có sự phù hợp với vị trí tuyển dụng này.

III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng

1. Dành cho sinh viên mới ra trường


Đối với những sinh viên mới ra tường, nhà tuyển dụng không đòi hỏi bạn phải đáp được tất cả các yêu cầu công việc họ đặt ra. Tuy nhiên, bạn nên cho họ thấy được bản thân có tinh thần cầu tiến, luôn mong muốn được học hỏi và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Bạn nên lưu ý rằng không nên đặt những mục tiêu quá lớn, xa vời; điều đó sẽ khiến mục tiêu nghề nghiệp của bạn phi thực tế và không có khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Cùng nhau tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng cho sinh viên mới ra trường ngay bên dưới nhé!

Mẫu 1:

“Vừa tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại đại học X, với chứng chỉ hoàn thành khóa học nghiệp vụ kế toán thực hành và sử dụng được phần mềm kế toán Misa, Fast. Tôi tìm kiếm công việc với vị trí kế toán viên để có thể vận dụng tốt những kiến thức đã học thực hiện hiệu quả các nghiệp vụ kế toán của công ty. Với tính cách cẩn thận, có khả năng tập trung tốt cùng sự chăm chỉ và chịu khó học hỏi, những kinh nghiệm tích lũy được từ các nhiệm vụ được giao trong quá trình làm việc sẽ là nền tảng vững chắc để tôi đạt được mục tiêu vị trí kế toán trưởng trong 5 năm tiếp theo.”

Mẫu 2:

“Là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Marketing và có chứng chỉ khóa học Digital Marketing Plan. Nắm vững kiến thức về các công cụ như: SEO, SEM, Google Ads, Facebook Ads, Email Marketing,... cùng tính cách năng động, sáng tạo và tự tin trong giao tiếp. Em mong muốn được vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được học và năng lực bản thân với vị trí nhân viên Digital Marketing tại Quý công ty. Xây dựng được những chiến dịch Marketing và phát triển thương hiệu công ty, tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện các kỹ năng để trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Trở thành một Giám đốc Marketing thành công trong tương lai là mục tiêu hướng đến của em trong 7 năm nữa.”

Mẫu 3:

“Tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh thương mại, có chứng chỉ khóa đào tạo sales chuyên nghiệp và chốt sales hiệu quả. Là người hướng ngoại, hoạt bát, ứng xử giao tiếp khéo léo. Mong muốn được sử dụng hiệu quả kiến thức và năng lực bản thân để góp phần phát triển danh sách khách hàng, gia tăng doanh số bán hàng cho công ty với vị trí nhân viên kinh doanh. Trở thành trưởng nhóm kinh doanh trong năm tiếp theo và là một giám đốc kinh doanh thành công trong tương lai là mục tiêu mà tôi muốn đạt được.”

Mẫu 4:

“Là sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng và chứng chỉ khóa học nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Hiểu biết về hệ thống tài khoản trong nghiệp vụ kế toán ngân hàng là ưu thế của em. Em là người năng động, có tinh thần tự giác, không ngừng học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh trong công việc. Mong muốn được ứng tuyển vị trí giao dịch viên tại ngân hàng ABC để có thể sử dụng và phát huy tốt những kiến thức đã học vào các công việc thực tế. Tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm làm việc là nền tảng giúp em phát triển nghề nghiệp và đạt được những vị trí cao hơn trong lĩnh vực ngân hàng là mục tiêu em luôn muốn hướng đến.”

2. Dành cho người có kinh nghiệm


Đối với những người có kinh nghiệm, khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng, bạn nên dựa vào các yêu cầu công việc và khả năng làm việc của bản thân để xác định những mục tiêu nghề nghiệp. Cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển của bạn trong tương lai cùng những giá trị bạn có thể mang lại trong quá trình làm việc. Từ đó xem xét mức độ phù hợp với công việc tuyển dụng và khả năng bạn có thể gắn bó với công ty. Cùng nhau tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng cho người có kinh nghiệm ngay bên dưới nhé!

Mẫu 1:

“Hiểu và nắm vững các quy định về tiền lương và chính sách nhân sự. Có khả năng xây dựng bộ chỉ tiêu, công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả công việc theo KPIs. Tôi mong muốn được ứng tuyển vị trí công việc chuyên viên chính sách tiền lương tại Quý công ty. Công việc này sẽ giúp tôi hoàn thiện thêm những kỹ năng quản lý nhân sự của mình để trở thành một chuyên gia nhân sự giỏi và vươn lên vị trí cấp quản lý về nhân sự trong 3 năm tới.”

Mẫu 2:

“Hơn 5 năm kinh nghiệm với chứng chỉ CPA xuất sắc, sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý tài chính, phân tích tài chính, nắm bắt, am hiểu, bắt kịp các điều khoản bổ sung, điều khoản sửa đổi liên quan đến luật doanh nghiệp, thuế,... Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán trưởng của công ty để phát huy và trải nghiệm nhiều hơn trong việc quản lý và đào tạo con người.”

Mẫu 3:

“Hơn 3 năm làm việc ở vị trí quản lý nhân sự tại công ty ABC, tôi có kinh nghiệm trong việc dự đoán được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, kinh nghiệm thực hiện công tác tuyển dụng cũng như xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự thành công và hiệu quả. Khả năng nhìn nhận và đánh giá con người chuẩn xác, giao tiếp khéo léo và linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề về nhân sự cũng là kỹ năng nổi bật của tôi. Tôi mong muốn được làm việc ở vị trí chuyên viên tuyển dụng tại Quý công ty để phát huy hết khả năng của mình cũng như có cơ hội trải nghiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nhân sự ở một lĩnh vực mới.”

Mẫu 4:

“Với bằng tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, có khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo và khả năng diễn đạt tốt, yêu thích công việc lĩnh vực marketing. Tôi có hơn 2 năm kinh nghiệm trong việc viết bài content marketing, quản lý nội dung trên Website và các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube và những kênh khác về các sản phẩm thực phẩm chức năng. Tôi mong muốn mở rộng và phát triển kỹ năng viết bài content marketing của mình ở một lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm khác. Đây cũng chính là cơ hội để tôi trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc và có thể trở thành một content marketing chuyên nghiệp ở mọi lĩnh vực trong tương lai.”

IV. Mẫu mục tiêu cho từng vị trí nhân viên văn phòng


1. Nhân viên phòng kế toán

Mẫu 1:

“Với sự năng động, nhiệt tình trong quá trình làm việc và khả năng nắm vững các nguyên tắc kế toán một cách nhanh chóng. Tôi mong muốn được ứng tuyển vị trí kế toán cấp nhập cảnh tại Quý công ty. Công việc này sẽ giúp tôi hoàn thiện thêm những kỹ năng chuyên môn trong việc điều chỉnh các báo cáo, phân tích và quản lý số liệu cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc và không ngừng phấn đấu để trở thành một kế toán giỏi trong đội ngũ nhân viên của công ty. Trở thành kế toán trưởng trong vòng 3 năm tiếp theo là mục tiêu tôi đặt ra cho chính mình.”

Mẫu 2:

“Hơn 2 năm làm việc ở vị trí kế toán viên trong công ty ABC, thành thạo các nghiệp vụ Kiểm soát hàng hóa và chứng từ xuất/nhập hàng, Hạch toán kế toán, Kê khai thuế, Kiểm kê hàng hóa … Tôi tin mình có đủ khả năng và kinh nghiệm ứng tuyển vị trí kế toán kho tại Quý công ty. Tôi mong muốn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện những thiếu sót trong các kỹ năng để trở thành một kế toán giỏi. Điều này nằm trong lộ trình đạt được mục tiêu vị trí kế toán trưởng của tôi trong sự nghiệp tương lai.”

Tìm việc làm, tuyển dụng Kế toán có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh

- Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ

2. Nhân viên phòng nhân sự

Mẫu 1:

“Tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành quản lý nguồn nhân lực, cùng tính cách điềm tĩnh, khả năng kiểm soát và xử lý xung đột cũng như khả năng truyền đạt và thuyết phục tốt. Thành thạo kỹ năng đào tạo nhân sự và gắn kết đội ngũ. Tôi tìm kiếm cơ hội làm việc chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự tại Quý công ty. Với khả năng và kinh nghiệm có được, tôi tin mình có thể giúp tham mưu cho ban giám đốc xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, khả năng cải thiện hiệu suất của nhân viên. Nguồn nhân lực vững mạnh sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển bền vững của công ty, đây cũng là nền tảng giúp tôi vươn đến vị trí trưởng phòng nhân sự trong 3 năm tới.”

Mẫu 2:

“Với 2 năm đảm nhận vị trí quản lý nhân sự tại doanh nghiệp ABC, tôi có thể tự tin về khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong việc dự đoán nhu cầu nhân sự của công ty, kinh nghiệm tổ chức tuyển dụng, triển khai phỏng vấn hiệu quả. Chính vì thế mà tôi luôn mong muốn làm ở vị trí nhân viên tuyển dụng tại công ty B để phát huy khả năng cũng như có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm. Với công việc này có thể giúp tôi hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, trở thành chuyên gia nhân sự giỏi. Từ đó vươn lên vị trí quản lý nhân sự trong 2 năm tiếp theo”

3. Nhân viên phòng marketing

Mẫu 1:

“Hơn 3 năm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, phát triển những điểm bán nổi bật cũng như kinh nghiệm về việc kiểm soát các hoạt động quảng bá thương hiệu, quản lý các chương trình trade promotion cho các dòng sản phẩm của công ty ABC. Với khả năng giao tiếp và thương lượng tốt cũng như kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Tôi hy vọng sẽ được làm việc ở vị trí Trade Marketing ở một môi trường chuyên nghiệp để có thể phát huy được những năng lực của mình trong việc phát triển thương hiệu công ty và có thể trở thành một nhân viên cấp quản lý giỏi về Marketing của công ty trong thời gian sắp tới.”

Mẫu 2:

“Tôi tìm kiếm một môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động để có thể phát huy được những kỹ năng trong việc xây dựng các kế hoạch PR truyền thông phục vụ cho công tác quảng bá thương hiệu, phát huy các mối quan hệ với các cơ quan báo chí, đài truyền hình, các đối tác truyền thông để thiết lập những kế hoạch truyền thông hiệu quả mang đến lợi ích cao nhất cho công ty. Qua đó, tôi sẽ có thêm những kinh nghiệm làm việc hữu ích, nâng cao nghiệp vụ để trở thành một chuyên gia PR Marketing giỏi và có thể trở thành một giám đốc thương hiệu trong 5 năm tới.”

4. Nhân viên phòng kinh doanh

Mẫu 1:

“Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh đồ nội thất để học hỏi và phát triển bản thân trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng nên có được sự kiên nhẫn và khả năng nắm bắt được tâm lý khách hàng. Với niềm đam mê đồ trang trí nội thất, tôi muốn thử sức mình trong lĩnh vực này. Tôi tin với sự ham học hỏi, cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi có thể hoàn thành tốt những công việc được giao. Trong tương lai có thể trở thành nhân viên xuất sắc và là nhân viên gương mẫu của công ty.”

Mẫu 2:

“Với niềm yêu thích và sự am hiểu đối với ngành mỹ phẩm, tôi đã có 3 năm kinh nghiệm bán hàng trong lĩnh vực này. Ngoài ra, tôi có sự hiểu biết về thị trường mỹ phẩm Việt Nam và có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục với khách hàng. Tôi là người kiên nhẫn trong việc truyền đạt thông tin và chăm sóc khách hàng. Tôi hy vọng trong tương lai có thể được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để có thể phát huy hết khả năng của mình. Trong vòng 3 năm làm việc, với sự cố gắng cống hiến của bản thân, có thể được cất nhắc để đảm nhận những trách nhiệm công việc cao hơn như trưởng phòng kinh doanh.”

V. Mẫu mục tiêu nhân viên văn phòng tiếng Anh


Mẫu 1:

“Graduated in Communication is looking to apply for the position of Secretary at ABC company. Extremely organized with good writing and multitasking skills. Practical experience in management is gained through a number of university projects, which involve coordinating tasks between different team members and ensuring that everyone is in sync with the latest information.”

Mẫu 2:

“Organized & hardworking employee looking to work at XYZ Inc. as an Administrative Assistant. Previous experience in several related fields, such as working as a Secretary for 3 years, in addition to being an Executive Assistant for 1 year. Strong organizational skills, as well as a keen eye for detail.”

Mẫu 3:

“Enthusiastic Marketing graduate with a passion for all things digital seeking an entry-level Social Media Marketing position at Digital XYZ Inc. Skilled in copywriting & basic graphic design. Personally started and grew a Facebook page to 5,000+ likes, and an Instagram page to 8,000+ followers. Looking to help Digital XYZ’s clients improve their social media marketing and establish an online presence.”

Mẫu 4:

“Result-driven SEO specialist with 3+ years of experience designing and implementing SEO campaigns for e-commerce companies. Looking for a PPC specialist position at ABC Agency to leverage strong knack for web analytics and SEM to drive traffic and increase sales”

Xem thêm:

>> Cách viết mục tiêu dài hạn trong CV chuẩn, chinh phục nhà tuyển dụng

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút

>> Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ghi điểm với nhà tuyển dụng chi tiết

Chúng mình đã vừa tìm hiểu một số điều quan trọng cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng thú vị, ấn tượng. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!


Copy link
vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/cach-viet-muc-tieu-nghe-nghiep-nhan-vien-van-phong-chuan-nhat-240

Tin cùng chuyên mục

  • Agency là gì? Vai trò, công việc Agency trong ngành Marketing Kinh nghiệm việc làm - 80 lượt xem
  • Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai Kinh nghiệm việc làm - 146 lượt xem
  • Hạch toán kế toán là gì? Cách định khoản hạch toán trong kế toán Kinh nghiệm việc làm - 144 lượt xem
  • Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả Kinh nghiệm việc làm - 134 lượt xem

Một chiếc CV ngành xây dựng hoàn chỉnh, tất nhiên không thể thiếu mục tiêu nghề nghiệp đúng không nào? Và nếu bạn chưa biết làm sao để phần mục này nổi bật và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. Mình sẽ hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong CV thu hút cùng với chi tiết các mẫu cho từng vị trí công việc.


I. Tìm hiểu về ngành xây dựng

Xây dựng là một trong những ngành cơ bản và quan trọng trong xã hội. Khôngphải tự nhiên mà chúng ta luôn được nhắc nhở nghĩa vụ “xây dựng đất nước”. Đó là vì nó đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của đất nước.


Cũng có nhiều người nghĩ rằng ngành xây dựng thì không có quá nhiều vị trí để lựa chọn. Tuy nhiên về thực tế, công việc của một nhân viên ngành xây dựng khá đa dạng như thi công, giám sát, quản lý dự án, thiết kế, đấu thầu, chủ đầu tư,... Nhìn chung, nếu bạn muốn lựa chọn một công việc phù hợp trong ngành xây dựng và theo đuổi nó thì có thể xem xét 1 trong 3 nhóm chính sau: kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công và kỹ sư quản lý dự án.

Bên cạnh đó, đây còn là một ngành với mức lương rất hấp dẫn, và được cho là khá cao so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Do đó, ngành nghề xây dựng dù công việc có vất vả, song vẫn luôn thu hút rất nhiều lao động ở khắp cả nước.

>>> Mời bạn tham khảo ngay: Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng

II. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng


1. Hướng đến bảng yêu cầu công việc

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là đọc kỹ bảng mô tả công việc, hay còn gọi là JD [Job Description]. Sau đó, bạn phân tích nó để hoạch định mục tiêu công việc của bản thân sao cho gắn liền với sứ mệnh hoặc mục tiêu chung mà công ty hướng đến. Phải cho thấy bạn là sự lựa chọn phù hợp với vị trí đó. Đôi khi yếu tố phù hợp cao có thể giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển hơn cả những ứng viên ưu tú khác.

2. So sánh với năng lực cá nhân

Có thể bạn khi bạn ứng tuyển vào một vị trí thì sẽ có kỳ vọng cao và những mong ước riêng của bản thân. Tuy nhiên, sau khi đã có được các mục tiêu phù hợp với định hướng công ty, bạn nên so sánh với năng lực của cá nhân để chọn lọc được mục tiêu phù hợp. Hãy đưa ra những mục tiêu mà bạn chắc chắn bản thân sẽ đạt được nếu cố gắng hết sức. Điều này cho thấy bạn là người có tầm nhìn, cũng như nhà tuyển dụng và doanh nghiệp có thể đánh giá cao năng lực và tính chân thực trong phần trình bày.

3. Nổi bật được giá trị mang lại cho công ty

Đây là phần mà nhà tuyển dụng cũng thường rất quan tâm. Đó là giá trị bạn có thể mang lại và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những gì mà bạn sẽ mang lại cho công ty nếu được làm việc tại vị trí đó. Hãy cho thấy khao khát muốn đóng góp, muốn cho đi thì hình ảnh của bạn sẽ trở nên đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

4. Thể hiện cá tính, con người của ứng viên

Hãy là chính mình! Đừng bỏ qua việc thể hiện cá tính, con người của mình. Có thể đôi khi bạn muốn thể hiện mình sao cho phù hợp nhất với vị trí mình đang ứng tuyển. Những lời khuyên ở đây là hãy thể hiện ra những tính cách, đặc điểm nổi bật của bản thân, phù hợp với vị trí ứng tuyển thì càng tốt.

Nếu không quá liên quan đến vị trí thì vẫn phải cứ làm nó nổi bật với những màu sắc cá nhân. Điều đó giúp nổi bật hồ sơ của bạn, thu hút nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển.

5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí

Một lưu ý cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, hãy nhớ chỉnh sửa mục tiêu nghề nghiệp tùy theo từng vị trí ứng tuyển. Có những trường hợp, các bạn gửi CV cùng lúc cho nhiều công ty mà lại không tùy chỉnh phần mục tiêu, chỉ dùng chung 1 mẫu. Điều đó khiến nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không cẩn thận, thiếu tinh tế và thậm chí là không chuyên nghiệp đấy! Vậy nên hãy chăm chút cho từng CV, bỏ thêm một ít thời gian chỉnh sửa mục tiêu để phù hợp với định hướng, tầm nhìn của từng công ty các bạn nhé!

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm phát triển mặt bằng:

- Nhân viên Tìm Kiếm và Phát triển mặt bằng Bách Hóa Xanh

- Nhân viên Tìm Kiếm và Phát triển mặt bằng TGDĐ/ĐMX

III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

1. Dành cho sinh viên mới ra trường


Mẫu 1:

“Là một sinh viên ngành xây dựng, tôi tin rằng nếu được trở thành nhân viên của công ty ở vị trí kỹ sư xây dựng, tôi sẽ kết hợp được kiến thức nền tảng đã học tại trường đại học/cao đẳng với kỹ năng thực tế. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc được giao, góp phần cho sự phát triển của công ty trong hiện tại và cả tương lai.”

Mẫu 2:

“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là áp dụng được những kiến thức nền tảng của ngành xây dựng vào công việc thực tế để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao ở vị trí kỹ sư xây dựng của công ty X. Qua đó đóng góp một phần nào đó trong sự phát triển của công ty. Về dài hạn, tôi sẽ quyết tâm trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi trong ngành, với đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn.”

2. Dành cho người có kinh nghiệm


Mẫu 1:

“Với những kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy trong thời gian vừa qua ở vị trí giám sát công trình tại công ty A. Tôi mong muốn rằng mình sẽ nhanh chóng thích nghi với công việc được giao ở vị trí này tại công ty B, tiết kiệm được thời gian đào tạo của công ty. Đặc biệt hơn, trong 3 năm tới, tôi mong muốn sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý công trình xây dựng để góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty B trong tương lai.”

Mẫu 2:

“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là hoàn thiện được các kiến thức, kỹ năng nâng cao trong ngành thiết kế công trình kiến trúc. Dựa vào kinh nghiệm làm việc trong 02 năm vừa qua cùng sự sáng tạo độc đáo, tôi mong mình sẽ hoàn thành nhanh và hiệu quả công việc được giao tại công ty mới. Về dài hạn, trong vòng 3 năm tới, tôi sẽ cố gắng để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế công trình được nhiều người biết đến.”

IV. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp theo từng vị trí

1. Kỹ sư xây dựng


Mẫu 1:

“Trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi, thành thạo các kỹ năng phân tích bản vẽ kỹ thuật, lập dự toán xây dựng, sử dụng tốt các phần mềm tính toán kết cấu, autocad. Mong muốn tìm được làm việc trong môi trường nhiều cơ hội và thách thức để bản thân phát triển hơn. Trong vòng 3 đến 5 năm tới, trở thành một kỹ sư xây dựng có năng lực, nổi tiếng trong ngành.”

Mẫu 2:

“Trong ngắn hạn, tìm được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến cao. Song song đó là hoàn thiện các kỹ năng liên quan, sử dụng chuyên nghiệp các phần mềm autocad, tính toán kết cấu. Về dài hạn, mong muốn được trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi, dày dặn kinh nghiệm và kiến thức, giúp cho công ty thực hiện được những công trình mang tính lịch sử.”

2. Giám sát công trình xây dựng


Mẫu 1:

“Vận dụng những kinh nghiệm trong 02 năm làm việc tại vị trí giám sát công trình cho công ty xây dựng Y để đóng góp tốt nhất cho công việc chung của công ty. Tôi tin rằng không chỉ kinh nghiệm mà kiến thức nền tảng cộng với tính cách phù hợp sẽ giúp tôi trở nên hữu ích cho công ty. Tôi mong rằng nếu cố gắng hết sức thì sẽ được trở thành chỉ huy trưởng công trình của công ty trong vòng 03 năm tới.”

Mẫu 2:

“Tôi mong rằng với kiến thức chuyên môn trong ngành xây dựng cộng với kinh nghiệm 01 năm làm tại vị trí giám sát công trình xây dựng tại công ty B sẽ giúp tôi hoàn thành tốt công việc được giao. Cụ thể với kinh nghiệm trong giám sát thi công các công trình dân dụng trong thành phố, tôi nghĩ mình rất phù hợp với tính chất công việc của vị trí đang ứng tuyển. Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ cố gắng trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn để đóng góp cho sự phát triển của công ty và giúp tôi có cơ hội thăng tiến hơn trong vòng 3-5 năm tới.”

3. Quản lý dự án xây dựng


Mẫu 1:

“Với khả năng sắp xếp và quản lý tốt công việc cùng kinh nghiệm làm quản lý dự án xây dựng trong 02 năm vừa qua tại công ty A. Tôi mong muốn được tìm kiếm một vị trí giúp tôi phát huy hết những gì mình có, bên cạnh đó trau dồi thêm nhiều kiến thức về lãnh đạo, điều phối, giám sát để đóng góp tốt nhất cho công ty. Trong dài hạn, tôi sẽ cố gắng để trở thành một chuyên gia không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn là một lãnh đạo có đạo đức, luôn giúp đỡ người khác.”

Mẫu 2:

“Trong ngắn hạn, tôi mong muốn tìm được một công ty có tầm nhìn, định hướng phù hợp với bản thân. Cụ thể là yêu thích và đam mê trong việc xây dựng những công trình kiến trúc mang tính tầm cỡ, giúp ích cho mọi người. Bên cạnh đó, tôi mong muốn trong vòng 3-5 năm tới, được đứng vào các vị trí lãnh đạo nhóm thi công, điều phối, giám sát dự án và trở thành một người có đóng góp to lớn cho công ty và xã hội.”

V. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp xây dựng tiếng Anh


Mẫu 1:

“Apply the experience of 02 years working in the construction supervisor position for the company ABC to make the best contribution to the company's overall work. I believe that not only experience but background knowledge plus the right personality will make me useful to the company. I hope that if I try my best, I will become the project leader of the company within the next 3 years.”

Mẫu 2:

“My short-term goal is to apply the foundational knowledge of the construction industry in real work to best complete the assigned tasks in the construction engineer position of company X. Thereby contributing a part in the development of the company. In the long term, I will be determined to become a good construction engineer in the industry, with full skills and professional knowledge.”

Mẫu 3:

“In the short term, I want to find a company with a vision and orientation that is suitable to me. Specifically, love and passion in building great architectural works, helping people. Besides, in the next 3-5 years, I would like to be in leadership positions of the construction team, coordinate and supervise the project and become a person who makes a great contribution to the company and society.”

Xem thêm:

>> Cách viết mục tiêu dài hạn trong CV chuẩn, chinh phục nhà tuyển dụng

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Chúc bạn sẽ được trúng tuyển vào vị trí mình mong muốn. Hãy để lại bình luận bên dưới và chia sẻ bài viết nếu cảm thấy nó hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo://vi.wikipedia.org/wiki/Xay_dung

Copy link
vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/cach-viet-muc-tieu-nghe-nghiep-xay-dung-trong-cv-thu-hut-nhat-265

Tin cùng chuyên mục

  • Agency là gì? Vai trò, công việc Agency trong ngành Marketing Kinh nghiệm việc làm - 80 lượt xem
  • Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai Kinh nghiệm việc làm - 146 lượt xem
  • Hạch toán kế toán là gì? Cách định khoản hạch toán trong kế toán Kinh nghiệm việc làm - 144 lượt xem
  • Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả Kinh nghiệm việc làm - 134 lượt xem

[BẬT MÍ] Cách viết mục tiêu nghề nghiệp du lịch đúng chuẩn

By admin 05/12/2021
Chia sẻ bài viết :

Hầu hết các việc làm ngành du lịch đều rất ăn khách, đối tượng tham gia có thể là thanh niên hoặc người trung tuổi. Với kiến thức và trình độ hiện tại, liệu bạn có tự tin chinh phục nhà tuyển dụng chỉ bằng mục tiêu nghề nghiệp du lịch trong CV xin việc hay không?

Đây là thử thách cực kỳ khó khăn tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện được, chỉ có điều trước khi thực hiện thì hãy khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành du lịch đúng chuẩn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề