Soạn văn 12 hồn trương ba da hàng thịt

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.

Khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ

Soạn văn 12 hồn trương ba da hàng thịt

Soạn văn 12 hồn trương ba da hàng thịt

Khái quát về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Tóm tắt:

Trương Ba bị chết nhầm nhưng vì quen thân với Đế Thích mà được sống lại trong thân xác hàng thịt. Từ đây rất nhiều rắc rối đã xảy ra. Trương Ba không thể sống được với người vợ hàng thịt, nhưng khi trở về nhà cũng không nhận được sự chấp nhận của các thành viên gia đình, trừ người con dâu. Chính vì thế, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, không chấp nhận cuộc sống chắp vá, giả tạo nữa.

Bố cục:

- Phần 1: cuộc hoán đổi hồn Trương Ba

- Phần 2: Cuộc sống của Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt

- Phần 3: kết thúc sự hoán đổi, toàn vẹn là con người cũ

Câu 1 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):

Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt đều là những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa 2 mặt tồn tại bên trong 1 con người: một bên đại diện cho sự trong sạch, thanh khiết là linh hồn, một bên đại diện cho sự tầm thường, dung tục là thể xác. Trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác Trương Ba dù đau khổ, khinh bỉ xác nhưng cũng thấm thía nghịch cảnh của bản thân, có nhiều lúc hồn Trương Ba đã bị xác lấn át và tha hóa. Trương Ba ý thức được sự tha hóa ấy nhưng không có cách nào giải quyết được. Từ bi kịch này, Lưu Quang Vũ đã truyền đạt những thông điệp nhân sinh vô cùng sâu sắc: Đừng lấy cớ linh hồn là cao khiết mà bỏ bê, không chăm lo đến xác bởi thân xác có tính độc lập tương đối, có tiếng nói, có khả năng tác động vào tâm hồn. Linh hồn phải biết đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác, không thể để thể xác tàn phá những gì trong sạch, cao đẹp của con người. Chính vì thế cần sự kết hợp hài hòa giữa linh hồn và thể xác,

Câu 2 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):

- Chính sự thay đổi của Trương Ba khiến Trương Ba trở thành người hoàn toàn xa lạ trong chính gia đình mình.

- Trương Ba rơi vào bi kịch bị từ chối, trơ trọi cô đơn trong cuộc sống và nỗi đau đớn, tuyệt vọng đã đi đến đỉnh điểm. Bi kịch bị từ chối của Trương Ba một lần nữa đã thể hiện thông điệp của nhà văn về lẽ sống: Sống mà không đem lại hạnh phúc cho những người yêu thương thì đó là một cuộc sống vô giá trị.

Câu 3 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):

- Quan niệm sống của Trương Ba: kiên quyết từ chối cuộc sống giả tạo, không được là chính mình.

- Đế Thích: không hiểu được suy nghĩ của Trương Ba, khuyên Trương Ba chấp nhận cuộc sống hiện tại vì cho rằng nó rất tốt.

- Qua đoạn đối thoại với Đế Thích có thể thấy hồn Trương Ba được trả lại sự sống nhưng lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn, vì nó đang bị dung tục hóa, bị tha hóa, hủy hoại bởi những nhu cầu bản năng và thấp hèn của thể xác. Do đó Trương Ba kiên quyết từ chối cuộc sống hiện tại, chấp nhận cái chết để bảo vệ phẩm giá bản thân.

- Quan niệm nhân sinh mà Lưu Quang Vũ gửi gắm: Cuộc sống thật đáng quí nhưng không phải sống thế nào cũng được, sống nhờ vả, chắp vá, sống không được là chính mình là một cuộc sống vô nghĩa.

Câu 4 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):

- Trương Ba đã thấm thía nối đau không được là chính mình bên ngoài một đằng bên trong một nẻo.

- Trương Ba thương cu Tị nên mong muốn đem lại cuộc sống cho nó.

Câu 5 (trang 154 sgk Văn 12 Tập 2):

- Đây là những bài học đáng giá về lẽ sống.

- Sống được là chính bản thân mình là cuộc sống đáng quí nhất.

Luyện tập

Đó sẽ là một cuộc sống phức tạp, bởi Trương Ba sẽ có những suy nghĩ già dặn trong hình hài một đứa trẻ, ông sẽ không thể nào làm những việc mà ông thích với tư cách một đứa bé được.

Vở kịch đó cũng tương tự như việc Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt:

+ Mẹ cu Tí không chấp nhận được những thay đổi của con.

+ Trương Ba không được trở về gia đình mình.

+ Trương Ba sẽ khó cư xử trước bạn thân của cu Tị, cũng là cháu gái mình, cái Gái.

+ Trương Ba trở về nhà sẽ làm náo loạn gia đình.

Các bài viết liên quan khác:

=> Xem thêm tài liệu soạn văn lớp 12 tại đây: soạn văn lớp 12

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Muốn học tốt một tác phẩm văn học, ngoài việc đọc kĩ càng văn bản trong sách giáo khoa, các em cũng cần soạn bài một cách chu đáo trước khi đến lớp. Đối với phần soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy, để soạn bài học này dễ dàng hơn, bên cạnh việc đọc kĩ vở kịch, các em cũng có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn soạn văn lớp 12 của chúng tôi. Phần hướng dẫn soạn này, chúng tôi đã hướng dẫn cụ thể, ngắn gọn các câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 với nội dung bám sát sách giáo khoa, các em cùng tham khảo.

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ngắn 1

I. Tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê ở Đà Nẵng, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

- Ông từng vào quân đội, phục vụ cho quân chủng phòng Không - không quân,

- Ông là biên tập viên tạp chí Sân Khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17”

- Lưu Quang Vũ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trong những năm 80 của Thế kỉ XX.

- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

- Viết năm 1981 nhưng năm 1984 mới ra mắt công chúng, đã công diễn nhiều lần trong và ngoài nước.

- tác phẩm lấy cốt truyện từ dân gian, thể hiện tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc.

II. SOẠN BÀI

Câu 1 (trang 153 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm:

+ Cái đẹp và cái xấu, thanh cao và tầm thường, cái thiện và cái ác không thể chung sống với nhau

+ Hãy sống là chính mình, không nên bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

- Điều khiến người thân và Trương Ba đau khổ nhất là:

+ Tâm hồn cao khiết ngụ trong cái xác tầm thường, dung tục

+ Làm điều trái ngược với tính cách thường ngày khi cái xác đòi hỏi vô lí

+ Nhu cầu thể xác lấn át tâm hồn

+ Người thân cảm thấy xa lạ, sợ hãi, ghét bỏ

⟶ Thái độ của Trương Ba: khó chịu nhưng vẫn phải chịu đựng

Câu 3 (trang 154 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

- Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:

+ Trương Ba: Mượn thân xác người khác để trú ngụ là không nên

+ Đế Thích: Mượn thân xác người khác để sống cũng là điều bình thường

- Trương Ba trách Đế Thích là đúng bởi vì chỉ sống thôi chưa đủ, mà sống như thế nào mới là điều quan trọng, Đế Thích cho Trương Ba sự sống nhưng lại không hiểu được sống như vậy Trương Ba sẽ luôn đau khổ và chẳng bao giờ vui vẻ được.

- Ý nghĩa của màn đối thoại:

+ Thể xác và tâm hồn phải có sự hài hòa thống nhất.

+ Sống nhờ vả, chắp vá, không được là chính mình là điều vô nghĩa, đau khổ nhất

Câu 4 (trang 154 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

Trương Ba từ chối vì sự chênh lệch về tuổi tác, vì thương cu Tị nhưng lí do để quyết định ông không trú ngụ là bởi vì ông muốn được là chính mình.

Câu 5 (trang 154 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

Được sống là một điều vô cùng may mắn và quý giá, nhưng giá trị của cuộc sống đích thực chỉ khi được là chính mình, không phải mượn thân xác ai cả.

III. Luyện tập:

Giả sử Trương Ba đồng ý nhập vào cu Tị thì cuộc sống của Trương Ba cũng không được như trước, ông sẽ lại tiếp tục mệt mỏi, tiếp tục đấu tranh tư tưởng. Mẹ cu Tị sẽ không chấp nhận việc con mình đã mất và sẽ yêu thương Trương Ba, ông cũng không được quay về với gia đình mình mà sẽ sống như một đứa trẻ. Và cuộc sống của mọi người lại vẫn tiếp tục một lần nữa bị đảo lộn, những mâu thuẫn giữa thân xác và tâm hồn lại tái diễn và dằn vặt Trương Ba.

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ngắn 2

---------------------HẾT---------------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

Ở  bài viết tiếp theo, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các em học sinh soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo), các em nhớ đón đọc.

Phần Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt được biên soạn chi tiết, dễ hiểu nhằm giúp các em học sinh học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó các thầy cô cũng có thể tham khảo để giúp bài giảng của mình thêm phong phú, hấp dấn hơn.

Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 12 ngày 6/4/2020, Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt Kết bài truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt Tóm tắt đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt Phân tích triết lý sống trong Hồn Trương Ba da hàng thịt