Sự khác nhau giữa chỉ tiêu và tiêu chí

Tiêu chuẩn và tiêu chí

Nguyen Thi Khanh Van, yk34 Tiêu chuẩn: 1.Điều được quy định dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá: tiêu chuẩn để xét khen thưởng các tiêu chuẩn đạo đức. 2. Mức được hưởng, cấp theo chế độ: tiêu chuẩn ăn hàng ngày tiêu chuẩn nghỉ phép hàng năm. Tiêu chí:tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật:tiêu chí đánh giá,tiêu chí phân loại tác phẩm

Tuy nhiên,có rất nhiều trường hợp dùng sai từ tiêu chí. 

a. Không rõ hoặc vô nghĩa [khoảng 10%]: "Điện Biên Phủ là một tiêu chí quan trọng [?] đối với thế giới thứ ba" [tiêu đề một bài ở trang 6, "Tin tức" số 1519, 26/3/2004]; "Tiêu chí cao nhất để đánh giá trình độ khoa học và kỹ thuật của một nước là giải Nobel" ["Một góc nhìn phản biện" [GS. TSKH N.X.H, trang 4, báo Lao động số 250, 10/9/2006]; " Tiêu chí để chọn dựa trên 4 tiêu chuẩn mà bắt buộc một sinh viên phải đạt được [Nguyễn Kiều Liên: người Việt Nam duy nhất..." [Đ.T, trang Hà Nội, báo Lao động số 352, 18/12/2003]; "Đâu là tiêu chí chuẩn... các tiêu chí chủ trương[?] không vượt quá điện trường 41V/m..." [ "Cơn ác mộng trạm ăng ten tiếp phát" [H.H, "Khoa học và Công nghệ" số 41, 9/10/ 2003]; "Chúng tôi thống nhất một tiêu chí rằng chuyện khi đó, ai làm người ấy phải chịu trách nhiệm" ["Khi nào phải dạy, lúc nào cần dỗ"- T.H, trang 5, báo Lao động số 120, 3/ 5/ 2006]; "Vậy tiêu chí hội viên [?] của đằng ấy thế nào? Khi mà càng đọc sách càng trở nên đơn độc" ["Cuộc trò chuyện giữa nhà văn và bạn đọc"- L.T.L.H, trang 42, "Thể thao & Văn hoá" số 34, 29 / 4/ 2005]; "Tiêu chí của cuộc thi này sẽ hoàn toàn mới lạ về hình thức, hướng đến việc tuyển chọn, tìm kiếm sự vượt trội về trí tuệ, phẩm chất, nhân cách, hiểu biết bên cạnh nét đẹp hình thể" [ "Sắp có hoa hậu tài năng Việt" - T.P, trang 37 , "Thể thao & Văn hoá" số 27, 3/ 3/ 2007].
b. Với nghĩa mục tiêu, mục đích [30%]: "Ba điểm là mục tiêu của Real nhưng cũng là tiêu chí hướng đến của Betis" ["Real tiếp tục kém?" P.Q trang 11, "Thể thao" số 255, 29/ 10/ 2005]; "ở Liverpool chúng tôi có nhiều tiền đạo giỏi... Tiêu chí của chúng tôi là sử dụng tất cả cho mọi đấu trường" [ "Baros sẽ đầu quân cho Everton? " - H.N, "Sài Gòn giải phóng, Thể thao", trang 7 số 181, 3/ 8/ 2005]; "Những nghiên cứu làm người ta bật cười nhưng sau đó buộc phải suy nghĩ đã luôn là tiêu chí của các giải Ig Nobel" ["Cười và suy nghĩ" trang 15, "Tuổi trẻ" số 1233, 8/ 10/ 2005]; "Bộ Giáo dục chủ trương triển khai hình thức GDTX theo hai tiêu chí: học lấy văn bằng và học để nâng cao dân trí" ["Học từ xa...", N.D.A, trang 3, "Tin tức" số 296, 3/ 1/ 2000]. [Các vị lãnh đạo mà tôi đề cập đến ở trên cùng dùng tiêu chí với nghĩa này].

c. Với nghĩa yêu cầu, điều kiện [20%]: "Ông Thắng... biến nó thành đội bóng sạch với tiêu chí không sạch thì thà dẹp đi còn hơn" ["Nếu bầu Đức dẹp bóng đá"- N.N, trang 5, "Lao động" số 13, 14/ 1 / 2006 - Nói thêm là tác giả N.N. này còn rất thường dùng tiêu chí với nghĩa là "tiêu chuẩn"]; "ăn mặc gọn gàng, phù hợp với hoàn cảnh là tiêu chí cao nhất về thời trang" [bài "Quyến rũ tuổi 40" -T.M, trang 3, "Tin tức" số 1511, 17/ 3/ 2004]; "Tiêu chí tổ chức chú trọng phần hội hơn là nghị" ["Hội nghị những người viết văn trẻ"- H.D, trang 15, "Thanh niên" số 126, 6/ 5/ 2006]; "Gỗ vẫn chiếm tỷ lệ áp đo với tiêu chí không dùng đinh mà áp dụng kỹ thuật ghép mộng" ["Không lặng Pattaya" -N.T, trang 2, Hành tinh xanh, "Tin tức" số 1978, 22/ 9/ 2005].

d. Với nghĩa tiêu chuẩn [35%]: "Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,4% theo tiêu chí cũ và theo tiêu chí mới là 4,48%" ["Đà Lạt với cơ hội mới"- V.P, trang 4, "Sài Gòn giải phóng", 21/ 9/ 2005]; "Theo đó, thông điệp an toàn là tiêu chí số 1 được VNA gửi tới khách hàng" ["Sẽ đình bay những máy bay..." - T.H, trang 3, "Tin tức" số 2397, 6/ 2/2007]; "Chúng tôi cho rằng nếu Hội đồng sợ nhiều NSND, NSUT quá thì nên siết chặt các tiêu chí lại" ["Ngạc nhiên và không ít thất vọng" -T.A, trang 5, "Lao động" số 193, 15/ 7/ 2006]; "Nhìn chung cả ba tiêu chí về nước sạch của nhà máy chưa đạt yêu cầu" ["Thành phố Thái Bình báo động..."- P.H.Đ, trang 3, "Tin tức" số 2034, 26/ 11/ 2005]; "Diễn đàn cũng thông qua điều chỉnh các tiêu chí đối với chủ tịch ARF để nâng cao tính hiệu quả của chức vụ này" [" Bế mạc diễn đàn.." - T.H, trang 4, "Hà Nội mới Tin chiều" số 265, 30/ 7/ 2005]. [Trên đây chúng tôi mới chỉ trích dẫn một phần nhỏ, và hầu như chưa dẫn ra sự chẳng hề kém cạnh ở khu vực "báo xem", "báo nghe" - ngay cả đối với các phóng viên khá quen biết trong chương trình Thời sự ].

Đây là cách dùng đúng: "Chỉ số này được đánh giá qua năm tiêu chí: Thu nhập, chất lượng sống, tăng trưởng kinh tế đất nước, việc làm và thành quả của thị trường chứng khoán" ["1", trang1, "Tuổi trẻ" số 150, 8/ 5/2005]. Rất tiếc cách dùng đúng này chỉ chiếm 5% trong các thống kê của chúng tôi. “Tiêu chí” chẳng có liên quan gì đến các từ "mục tiêu", "mục đích" cả nhưng có họ hàng gần với từ "tiêu chuẩn" nên nếu không chú ý dễ nhầm lẫn trong sử dụng. Chúng tôi xin nêu một thí dụ để thấy sự khác biệt: Một cơ quan tuyển nữ nhân viên dựa trên năm tiêu chí: hình thức bên ngoài, chiều cao, cân nặng, tuổi, trình độ học vấn. Từ năm tiêu chí ấy, tiêu chuẩn mà họ muốn đạt được là: xinh xắn nhẹ nhàng, cao từ 1m60 đến 1m65, nặng dưới 50 kg, tuổi từ 22 đến 25, đã tốt nghiệp đại học.

Đăng bởi: ycantho - Ngày đăng: 05/03/2020

Trong nhiều năm trở lại đây, phương pháp thống kê được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng thống kê đã đem đến những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh cụm từ thống kê. Một trong số đó chúng ta cần kể đến chỉ tiêu thống kê. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu chỉ tiêu thống kê là gì cũng như những đặc điểm và phân loại chỉ tiêu thống kê?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về thống kê:

Ta hiểu về thống kê như sau:

Thống kê được hiểu là nghiên cứu của tập hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu, Khi áp dụng thống trong khoa học, công nghiệp hoặc các vấn đề xã hội, thông lệ là bắt đầu với tổng thể thống kê hoặc một quá trình mô hình thống kê sẽ được nghiên cứu. Tổng thế có thể gồm nhiều loại khác nhau như tất cả mọi người đang sống trong một đất nước hay tập hợp các phân tử của tinh thể. Nó đề cập tới tất cả các khía cạnh của dữ liệu bao gồm việc lập kế hoạch, thu thập dữ liệu mẫu cho các cuộc khảo sát và thí nghiệm

Khi không thể thu thập được dữ liệu điều tra dân số, các chủ thể là những nhà thống kê thu thập dữ liệu bằng cách phát triển các mẫu thí nghiệm và mẫu khảo sát cụ thể. Quá trình lấy mẫu đại diện đảm bảo rằng những suy luận và kết luận có thể được áp dụng từ mẫu cho đến tổng thể. Một nghiên cứu thực nghiệm bao gồm việc đo lường hệ thống được nghiên cứu, thao tác trên hệ thống và sau đó đo lường thêm, sử dụng cùng thủ tục mẫu để xác định xem các thao tác có thay đổi giá trị đo lường hay không Ngược lại, một quan sát nghiên cứu không liên quan đến thao tác thực nghiệm.

Hai phương pháp thống kê chính được sử dụng trong phân tích dữ liệu:

– Thống kê mô tả, đây là phương pháp tóm tắt dữ liệu từ một mẫu sử dụng các chỉ số như là giá trị trung bình hoặc độ lệch chuẩn. Thống kê mô tả được sử dụng thường xuyên nhất với hai thuộc tính phân phối [mẫu hoặc tổng thể]: chiều hướng trung tâm [hoặc vị trí] tìm cách để mô tả giá trị trung bình hoặc giá trị đặc trưng của phân phối, trong khi phân tán [hoặc thay đổi] mức độ đặc trưng mà các thuộc tính của phân phối đi trệch so với nghiên cứu.

– Thống kê suy luận, rút ra kết luận từ dữ liệu biến thiên ngẫu nhiên [ví dụ cụ thể: các sai số quan sát, mẫu của tổng thể]. Thống kê suy luận về thống kê toán học được thực hiện trong khuôn khổ của lý thuyết xác suất, trong đó đề cập tới việc phân tích các hiện tượng ngẫu nhiên. Để có thể thực hiện một suy luận khi chưa biết số lượng, hoặc nhiều ước lượng được đánh giá bằng cách sử dụng mẫu.

Thống kê chính là ngành nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu và các hiện tượng cần quan sát. Kinh tế học sử dụng rất nhiều số liệu và phương pháp thống kê để nghiên cứu hiện tượng kinh tế và kiệm định các lý thuyết kinh tế

Xem thêm: Thống kê là gì? Khái niệm, chức năng và phương pháp thống kê?

Còn thống kê kinh tế chính là những số liệu thống kê do chính phủ và các cơ quan khác thu thập để phản ánh thực trạng của nền kinh tế vào thời điểm thu thập số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh và phân tích cùng với các số liệu và chỉ số khác trong thời kỳ trước.

Những số liệu như thế có được phân tích bằng các phương pháp thống kê thông thường hay phương pháp kinh tế lượng để có thể thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến số mà chúng ta quan tâm nghiên cứu.

Các bước cơ bản của một nghiên cứu thống kê bao gồm các bước sau đây:

– Bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu, bao gồm việc tìm kiếm số liệu để trả lời cho các nghiên cứu. Sử dụng các thông tin sau: ước tính sơ lược về kích thước của hiệu quả điều tra, các giả thuyết, các biến khảo sát dự định. Xem xét việc lựa chọn đối tượng khảo sát và đúng quy trình nghiên cứu. Các nhà thống kê cho rằng nên so sánh thử nghiệm một cách đáng tin cậy với tiêu chuẩn mẫu hoặc tiêu chuẩn so sánh một kết quả nghiên cứu. Chấp nhận ước lượng không chệch của mức ý nghĩa đáng tin cậy.

– Bước 2: Thiết kế nghiên cứu, nhằm ngăn sự ảnh hưởng của các biến gây nhiễu và phân bố mẫu ngẫu nhiên của hệ số tin cậy cho các đối tượng để ước lượng không chệch của mức ý nghĩa đáng tin cậy và sai sót trong nghiên cứu. Ở giai đoạn này, các thí nghiệm và các thống kê viết giao thức nghiên cứu mà chính việc hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm và chỉ ra những phân tích ban đầu của các dữ liệu nghiên cứu.

– Bước 3: Kiểm tra các nghiên cứu sau các giao thức thử nghiệm và phân tích dữ liệu và phân tích

– Bước 4: Kiểm tra thêm các dữ liệu thiết lập trong phân tích thứ cấp, đề xuất giả thuyết mới cho các nghiên cứu sau này.

– Bước 5: Tìm kiếm tài liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

Xem thêm: Các loại thang đo trong thống kê là gì? Đặc điểm và phân loại?

2. Tìm hiểu về chỉ tiêu thống kê:

Định nghĩa về chỉ tiêu thống kê:

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh qui mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế – xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.

– Ta hiểu tiêu chí đó chính là một chuẩn mức được đặt ra với mục đích sử dụng để đánh giá hoặc kiểm định cho một sự việc, sự vật nào đó hiện nay. Các tiêu chí được đưa ra có thể nói về chất lượng, năng suất, thời gian và khả năng tuân thủ theo các quy định, quy trình được đặt ra.

– Kinh tế xã hội là một nhánh của kinh tế học tập trung vào mối quan hệ giữa hành vi xã hội và kinh tế. Kinh tế xã hội nghiên cứu cách các chuẩn mực xã hội, đạo đức, tình cảm đại chúng mới xuất hiện và các triết lí xã hội khác ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và định hình xu hướng mua của công chúng. Kinh tế xã hội sử dụng lịch sử, các sự kiện hiện tại, chính trị và các ngành khoa học xã hội khác để dự đoán kết quả tiềm năng từ những thay đổi đối với xã hội hoặc nền kinh tế. Như vậy, Kinh tế xã hội là khoa học xã hội nghiên cứu cách thức hoạt động kinh tế ảnh hưởng và được định hình bởi các quá trình xã hội. Nói chung, nó phân tích cách các xã hội hiện đại tiến bộ, đình trệ hoặc suy thoái vì nền kinh tế địa phương hoặc khu vực của họ, hoặc vì nền kinh tế toàn cầu như thế nào.

Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể.

– Đơn vị đo lường được hiểu là đại lượng được chọn làm chuẩn dùng thống nhất trong cả nước theo quy định của pháp luật để xác định vật chất về mặt lượng [trọng lượng, khối lượng, kích thước… ].

– Phương pháp tính chính là môn học về những lí luận cơ bản và các phương pháp giải gần đúng, cho ra kết quả bằng số của các bài toán thường ặp trong toán học cũng như trong kĩ thuật. Chúng ta thấy rằng đa số các bài toán trong toán học như giải các phương trình ại số hay siêu việt, các hệ phương trình tuyến tính hay phi tuyến, các phương trình vi hân thường hay đạo hàm riêng,tính các tích phân,… sẽ thường khó giải đúng được, nghĩa là khó tìm kết quả dưới dạng các biểu thức.

Ví dụ cụ thể như tổng sản phẩm trong nước [GDP] theo giá thực tế năm 2002 là 535.762 tỉ đồng; sản lượng lương thực có hạt cả nước năm 2002 là 36,9 triệu tấn,…

Xem thêm: Hội Thống kê Việt Nam là gì? Lịch sử hình thành và quyền hạn

Chỉ tiêu thống kê trong tiếng Anh là gì?

Chỉ tiêu thống kê trong tiếng Anh là Statistical indicator.

Phân loại chỉ tiêu thống kê:

– Theo nội dung phản ánh, chỉ tiêu thống kê bao gồm chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng, cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu khối lượng phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu.

+ Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối.

– Theo hình thức biểu hiện, chỉ tiêu thống kê có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị, cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên.

Ví dụ cụ thể như số lượng máy móc tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn,… hoặc đơn vị đo lường qui ước như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít…

+ Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn được tính bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro…

Ví dụ cụ thể là giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam [nghìn đồng, triệu đồng,…]; kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính bằng đôla Mỹ.

– Theo đặc điểm về thời gian, chỉ tiêu thống kê gồm có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kì, cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu.

+ Chỉ tiêu thời kì phản ánh qui mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kì nhất định. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu.

Video liên quan

Chủ Đề