Sử tồn tại của muối khoáng trong cơ thể sinh vật

Vi khoáng Natri quan trọng với cơ thể như thế nào?

Tồn tại trong hơn 80 dạng khác nhau, Natri không chịu sự tác động của nhiệt độ. Nó có vai trò điều hòa các chất dịch trong cơ thể và truyền xung điện.

Chúng ta thường nghĩ Natri được cung cấp cho cơ thể từ muối. Thực chất, Natri còn có ở nhiều nguồn thực phẩm khác. Natri [hay Sodium] trong cơ thể là chất điện giải, dạng ion. Thiếu vắng Natri, các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm nghiêm trọng. Mỗi đối tượng, lứa tuổi, sẽ cần một lượng Natri khác nhau với những tác dụng riêng biệt.

Vi khoáng Natri rất quan trọng đối với sức khỏe

Vai trò của Natri đối với cơ thể trẻ nhỏ

Natri là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và hoạt động của não bộ trẻ nhỏ. Nó cũng đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của cơ và điều hòa huyết áp. Nhờ đó, trẻ có thể chạy nhảy cả ngày mà không bị đau nhức cơ bắp hay chóng mặt, tụt huyết áp…

Tuy nhiên, một lượng Natri nhỏ mỗi ngày là vừa đủ cho các bé. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên sử dụng dưới 0,3g, trẻ dưới 1 tuổi nên sử dụng lượng muối tối đa 1,5g. Dư thừa Natri có thể khiến trẻ biếng ăn hoặc tệ hơn là đào thải một lượng canxi trong cơ thể.

Natri có trong rất nhiều nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho bé

Lượng Natri cần thiết cho người lớn là bao nhiêu?

Người trưởng thành nên cung cấp đủ 2.000mg – 2.400mg Natri mỗi ngày [tương đương khoảng 5g muối]. Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn mỗi ngày, chúng ta ăn rất nhiều gạo, thịt, rau quả và uống nước. Đó cũng là nguồn cung cấp Natri rất lớn cho cơ thể.

Natri vừa là chất điện giải, vừa giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước trong cơ thể. Ngoài ra, Natri còn kết hợp với các ion khác trong cơ thể, tạo ra sự cân bằng pH. Độ pH trong cơ thể tốt nhất nên đạt từ 7,35 đến 7,5 [trung – kiềm tính]. Natri đóng vai trò ổn định huyết áp, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh và cơ. Do vậy, khi cơ thể có dấu hiệu co cơ, chuột rút, đầu óc thiếu minh mẫn… rất có thể chúng ta đang thiếu Natri.

Mẹ bầu cần cung cấp nhiều hơn Natri?

Trong hơn 9 tháng thai kỳ, cơ thể phụ nữ thường xuyên thay đổi lượng máu và chất lỏng, thích hợp cho sự phát triển của thai nhi. 

Một lượng Natri vừa đủ sẽ giúp mẹ bầu duy trì, điều hòa và bù đắp lại lượng nước bị mất đi trong cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều Natri, mẹ bầu có thể gặp các vấn đề về thận, hay tim  mạch, rất nguy hiểm.

Biểu hiện thiếu Natri của cơ thể

Khi thiếu Natri, cơ thể chúng ta có thể xảy ra các hiện tượng như: Tụt huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, chuột rút, rối loạn tiêu hóa… Nếu không được cung cấp kịp thời lượng Natri cần thiết, rất có thể chúng ta sẽ bị sút cân, thậm chí hôn mê sâu và dẫn đến tử vong.

Dư thừa Natri dẫn đến tình trạng gì?

Natri dư thừa tích tụ trong các bộ phận ngoại vi của cơ thể có thể dẫn đến phù nề. Nó tác động mạnh mẽ lên não bộ, dẫn đến tình trạng sưng mô thần kinh, phù não. Natri dâng cao cũng có thể gây ra nhiễm trùng phổi và dẫn đến hậu quả xấu.

Nguồn cung cấp Natri cho cơ thể ở đâu?

Rất nhiều loại rau củ quả có chứa Natri

Natri không chỉ có ở muối. Nó tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Chẳng hạn như: táo, đậu, chuối, cà rốt, củ cải, các loại rau xanh… Trong các đồ ăn mặn như thịt muối, cá hun khói, súp… cũng có rất nhiều Natri. Đồ ăn chua hay nước sốt cũng có một số lượng Natri nhất định. Tuy nhiên, thật khó tránh khỏi một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thực phẩm này cho bữa ăn.

Natri lấy từ nguồn nào thì sạch và đảm bảo?

Natri là khoáng chất tự nhiên, nếu không bị tác động bởi các yếu tố độc hại thì đều tốt. Hiện nay, các loại thực phẩm trên thị trường hầu hết đều phải sử dụng chất bảo quản. Các chất bảo quản có thể giúp cho thực phẩm tươi lâu hơn trong thời gian dài. Nhưng liệu nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta sau khi ăn? Đó là một câu hỏi lớn khiến nhiều người lo ngại. Các mẹ cũng vì thế mà đau đầu trong việc tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch. Làm thế nào để vừa cung cấp đủ khoáng chất, vừa bảo vệ sức khỏe cho gia đình?

Một nguồn khoáng tự nhiên tốt cho gia đình chính là nước Pi – nước uống, sinh hoạt hàng ngày

Lương y Ngô Đức Vượng khuyên bạn nên sử dụng nước Pi kiềm tính, tốt cho sức khỏe. Nước Pi vừa có thể cung cấp khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể như là ion Natri, Ca, Mg… Loại nước này còn có thể sử dụng để làm sạch nguồn thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày khỏi chất bảo quản hay thuốc trừ sâu.

Chỉ với chi phí khoảng 500 đồng/ lít nước, chúng ta có thể cung cấp dưỡng chất và bảo vệ sức khỏe gia đình mình. Để tìm hiểu chi tiết về nước Pi, vui lòng liên hệ hotline: 097. 2013. 999 hoặc bấm vào đây!

BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

PHẦN I. KIẾN THỨC

I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

1. Định nghĩa

- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là:

  • Những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
  • Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
  • Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

2. Phân loại

- Các nguyên tố khoáng là: Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn. Trong đó:

  • Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
  • Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

3. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng

- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá hoặc lá bị biến dạng

- Ví dụ:

  • Thiếu đạm [N]: lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
  • Thiếu lân [P]: lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
  • Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
  • Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

 

II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

- Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng:

- Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan.

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây

  • Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh
  • Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất
  • Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường

Bảng 4: Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây

- Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan [dạng ion].

  • Dạng hòa tan [ion]: cây hấp thụ được
  • Dạng không hòa tan: Cây không hấp thụ được, phải chuyển háo thành dạng hòa tan nhờ vào cấu trúc đất [hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật]

- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.

2. Phân bón cho cây trồng

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút [bệnh thống phong].

=> Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây.

PHẦN II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

Hướng dẫn:

- Cần phải bón phân với liều lượng hợp lí [tối ưu] tùy thuộc vào loại phân bón, giống và loài cây trồng là để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Câu 2. Hãy liên hệ với thực tế, cho biết một số biện pháp canh tác giúp cho quá trình hấp thu khoáng của cây diễn ra dễ dàng hơn.

Hướng dẫn:

- Các biện pháp giúp cho các quá trình chuyển hóa các hợp chất khoáng khó tan cây không hấp thụ được thành dạng ion cây dễ hấp thụ là:

  • Làm cỏ sục bùn,
  • Phá váng sau khi đất bị ngập úng,
  • Cày phơi ải đấu cày lật úp rạ xuống,
  • Bón vôi cho đất chua…

PHẦN III - HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG [TỰ GIẢI]

Câu 1. Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn và xới đất quanh gốc cây?

Câu 2. Vì sao khi bón quá nhiều phân cũng có thể làm chết cây?

Câu 3. Các nguyên tố khoáng được cây trồng hấp thu chủ yếu dưới dạng nào? Cho biết một số triệu chứng ở cây trồng khi thiếu: nitơ, phốtpho,kali, canxi

Câu 4. Cho biết vai trò cơ bản của các nguyên tố đại lượng và vi lượng?

Câu 5. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có những đặc điểm gì?

Câu 6. Trình bày một số phương pháp bón phân cho cây trồng mà em biết

Câu 7. Cho biết vai trò cơ bản của các nguyên tố đại lượng và vi lượng?

Câu 8. Bón phân quá liều lượng cho cây trồng có thể dẫn đến những hậu quả gì? Cho ví dụ:

Câu 9. Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng? Tại sao các nguyên tố vi lượng lại cần một lượng rất nhỏ đối với cơ thể thực vật?

Video liên quan

Chủ Đề