Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Lỗi Code 43 là một trong mã lỗi của Device Manager, lỗi này xảy ra khi Device Manager dừng một thiết bị phần cứng vì phần cứng báo cáo với Windows rằng nó có một số vấn đề không xác định. Thông báo này có nghĩa là xảy ra vấn đề về phần cứng hoặc vấn đề về driver mà Windows không thấy nhưng có ảnh hưởng đến phần cứng. Thông báo lỗi Code 43 có dạng như sau:

  • Windows has stopped this device because it has reported problems. (Code 43) (Windows đã dừng thiết bị bởi vì báo cáo có sự cố. (Mã số 43))

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Thông tin chi tiết về mã lỗi Device Manager như Code 43 có trong phần Device Status trong thuộc tính của thiết bị.

Lưu ý: Mã lỗi Device Manager chỉ dành cho Device Manager. Nếu thấy lỗi Code 43 ở nơi khác trong Windows, rất có thể đó là mã lỗi hệ thống, nên bạn không thể áp dụng cách khắc phục như cho lỗi Device Manager.

Lỗi Code 43 có thể xảy ra với bất kỳ thiết bị phần cứng nào trong Device Manager mặc dù hầu hết các lỗi Code 43 chỉ xuất hiện trên video card và các thiết bị USB như máy in, webcam, iPhone/iPod, v.v… Các hệ điều hành của Microsoft cũng có thể gặp phải lỗi Code 43 Device Manager như Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista, Windows XP, v.v…

Cách khắc phục lỗi Code 43

1. Khởi động lại máy tính. Lỗi Code 43 bạn gặp phải có thể chỉ là vấn đề phần cứng tạm thời, do vậy khởi động lại máy tính có thể khắc phục lỗi 43.

Lưu ý: Một số người dùng cho biết, tắt máy tính hoàn toàn (không phải là reset) và sau đó bật lại đã sửa được lỗi Code 43, đặc biệt là lỗi trên thiết bị USB. Trong trường hợp máy tính xách tay, hãy tắt và tháo pin ra, chờ vài phút, rồi lắp pin vào và khởi động máy tính.

2. Bạn đã cài đặt thiết bị hoặc thực hiện thay đổi trong Device Manager trước khi xảy ra lỗi Code? Nếu có, những thay đổi đó đã gây ra lỗi Code 43. Biện pháp rất đơn giản, chỉ cần hoàn tác những thay đổi đã thực hiện trong Device Manager, khởi động lại máy tính và sau đó kiểm tra lại lỗi 43.

Tùy thuộc vào những thay đổi đã thực hiện, có một số giải pháp có thể áp dụng:

  • Xóa hoặc cấu hình lại thiết bị vừa được cài đặt
  • Cài đặt driver về về phiên bản trước
  • Sử dụng System Restore để hoàn tác các thay đổi liên quan đến Device Manager.

3. Cài đặt lại driver cho thiết bị. Gỡ cài đặt và sau đó cài đặt lại các driver cho thiết bị là một giải pháp khả thi cho lỗi Code 43.

Lưu ý: Nếu thiết bị USB gây ra lỗi Code 43, hãy gỡ cài đặt mọi thiết bị trong phần loại phần Universal Serial Bus controllers trong Devuce Manager để cài đặt lại driver. Nó bao gồm Mass Storage Device, USB Host Controller và USB Root Hub. Cài đặt lại driver đúng cách, không đơn giản như cập nhật driver. Cài đặt lại driver hoàn toàn là quá trình gỡ cài đặt driver và sau đó để Windows cài đặt nó lại từ đâu.

4. Cập nhật driver cho thiết bị. Trong một số trường hợp, cập nhật phiên bản driver mới nhất cho thiết bị có thể sửa lỗi Code 43. Nếu cập nhật driver sửa được sửa lỗi 43, thì có thể các driver Windows đã cài đặt lại trong Bước 3 bị hỏng hoặc không đúng driver.

5. Cài đặt gói dịch vụ Windows mới nhất. Các gói dịch vụ của Microsoft hoặc các bản vá lỗi cho Windows có thể chứa một bản sửa lỗi Code 43.

  • Cài đặt & Gỡ bỏ Service Pack 1 trên Windows 7

6. Cập nhật BIOS. Trong một số trường hợp, BIOS cũ có thể gây ra vấn đề cho một thiết bị dẫn đến lỗi Code 43.

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

7. Thay thế cáp dữ liệu kết nối thiết bị với máy tính, nếu có. Biện pháp sửa lỗi Code 43 này hữu ích khi xảy ra lỗi với các thiết bị bên ngoài như USB hoặc thiết bị FireWire.

8. Tham khảo hướng dẫn sử dụng thiết bị phần cứng và thực hiện theo các hướng dẫn khắc phục sự cố. Biện pháp này có vẻ chung chung nhưng lỗi Code 43 liên quan đến phần cứng, do vậy xem những thông tin này có thể hữu ích.

9. Mua hub USB nếu một thiết bị USB gây ra lỗi Code 43. Một số thiết bị USB cần nhiều điện hơn các cổng USB được tích hợp trong máy tính. Cắm các thiết bị này vào hub USB có thể khắc phục lỗi Code 43.

10. Thay thế phần cứng. Các thiết bị phần cứng có thể gây ra lỗi Code 43, trong trường hợp này người dùng nên thay thế phần cứng. Một khả năng xảy ra lỗi Code 43 khác là thiết bị không tương thích với phiên bản Windows, kiểm tra Windows HCL để chắc chắn không có thiết bị không tương thích với phần mềm.

Lưu ý: Nếu không chắc vấn đề phần cứng gây ra lỗi Code 43, bạn có thể thử cài đặt sửa chữa Windows. Nếu không hiệu quả, hãy thử cài đặt mới Windows.

Trong quá trình sử dụng hệ điều hành Windows, bạn có thể gặp phải lỗi code 43 (Windows has stopped this device because it has reported problems). Tức là bạn đang gặp sự cố về driver hoặc có thể là vấn đề về phần cứng. Hôm nay, Khoserver sẽ hướng dẫn bạn khắc phục lỗi code 43 trên Windows nhé!

Mục lục

Cập nhật hoặc cập nhật lại Driver khắc phục lỗi code 43

Nếu bạn liên tục gặp phải lỗi code 43, thì việc cài đặt lại hoặc cập nhật driver cho máy tính sẽ là điều bạn cần thực hiện trước tiên. Thông thường thì nguyên nhân đến từ driver bị mất liên lạc với thành phần phần cứng.

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Bạn có thể cập nhật card video của từ Device Manager bằng cách nhấn Win + R, nhập devmgmt.msc và nhấn Enter để khởi chạy Device Manager.

Tìm Display adapters và nhấp vào để mở rộng thiết bị. Bạn sẽ thấy card đồ hoạ của mình tại đây. Nhấp chuột phải vào nó và chọn tác vụ Update driver.

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Ở đây bạn sẽ thấy hai tùy chọn cập nhật driver. Bạn nên tìm kiếm driver trên trang web của nhà sản xuất, vì để Windows tự động tìm kiếm driver sẽ kém hiệu quả hơn.

Bạn cũng có thể chỉ cần gỡ cài đặt driver đó và khởi động lại, Windows sẽ tự động cài đặt lại driver cho bạn.

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Khắc phục lỗi code 43 bằng Command Prompt

Thay vì khởi chạy trình khắc phục sự cố của Windows trong phần Settings, bạn sẽ cần chạy lệnh trên Command Prompt. Bằng cách nhấn tổ hợp phím Win + R, nhập cmd và nhấn Enter để khởi chạy Command Prompt. Chạy với lệnh sau:

msdt.exe -id DeviceDiagnostic

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Sau khi chạy lệnh trên nó sẽ tự động xác định được nguyên nhân gây ra mã lỗi code 43 và thử và khắc phục.

\>> Có thể bạn quan tâm: Máy chủ PE T140 của Dell EMC – Lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kiểm tra chân cắm PCI-E 6

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Việc cấp nguồn không đủ cũng có thể dẫn đến lỗi code 43. Đôi khi, chân cắm có thể bị lỏng, khiến GPU không có đủ năng lượng. Nếu bạn có hiểu biết về phần cứng chỉ cần ấn chặt chốt vào socket là có thể giải quyết được sự cố này.

Khôi phục hệ thống

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

Đây là cách giúp bạn có thể khôi phục hệ thống quay lại trạng thái bình thường trước đó khi gặp lỗi 43. Khi bạn khôi phục hệ thống thì bất kỳ những thay đổi sau ngày tạo điểm khôi phục, bao gồm mọi thay với driver đều sẽ được khôi phục lại trạng thái trước đó. Tất nhiên, điều này yêu cầu bạn phải tạo điểm khôi phục (backup) trước đó.

\>> Mách bạn Máy chủ Dell PowerEdge T140 (Basic)

Cập nhật BIOS khắc phục lỗi 43

Sửa lỗi code 43 khi cắm usb trên win 10

BIOS (Basic Input/Output System) là Firmware được tích hợp sẵn trong hệ thống giúp khởi động phần cứng khi máy tính khởi động. Mỗi máy tính đều có cách truy cập vào BIOS khác nhau tuỳ thuộc vào hãng máy bạn đang sử dụng.

Cập nhật BIOS cũng có thể khắc phục được lỗi code 43. Phần này đòi hỏi bạn phải có hiểu biết về kỹ thuật, vì BIOS can thiệp vào hệ thống nên rất phức tạp nếu thao tác sai. Bạn có thể tự cập nhật BIOS CPU (BIOS VGA), nếu bạn không tự tin có thể tìm sự trợ giúp từ một người am hiểu.

Các lỗi server khác liên quan:

  • Lỗi FAN máy chủ kêu to và cách khắc phục
  • Các lỗi server thường gặp và cách khắc phục

Vừa rồi là những cách khắc phục lỗi code 43 mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Mong rằng bạn có thể khắc phục được lỗi 43 thông qua một trong số những cách trên. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin công nghệ bổ ích khác nhé.