Tác giả Bài học đường đời đầu tiên

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, gồm 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6:

 

Tác giả tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

- Tác giả Tô Hoài [1920 – 2014], tên khai sinh là Nguyễn Sen, ở Hà Nội. 

- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

- Ông có vốn sống phong phú, tài quan sát miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, chân thực, gần gũi với đời sống. 

- Ông để lại hơn 100 tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu kí[truyện, 1941]; O chuột [tập truyện, 1942]; Truyện Tây Bắc [tập truyện, 1953]; Miền Tây [tiểu thuyết, 1967]; Ba người khác [tiểu thuyết, 2006],... 

- Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:

+ Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 [Truyện Tây bắc];

+ Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 [tiểu thuyết Quê nhà];

+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 [tiểu thuyết Miền Tây];

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật [đợt 1 - 1996].

+ Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ chương I trong Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời năm 1954, được gộp lại từ hai truyện Con Dế Mèn và Dế Mèn phiêu lưu kí.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – Dế Mèn.

5. Tóm tắt: Chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt – anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

6. Bố cục [2 phần]: 

- Phần 1 [Từ đầu đến ...không thể làm lại được]: Bức tranh tự họa của Dế Mèn

- Phần 2 [Còn lại]: Bài học đường đời đầu tiên

7. Giá trị nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

8. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Hình ảnh Dế Mèn

- Ngoại hình:

   + Càng: mẫm bóng

   + Vuốt: cứng, nhọn hoắt

   + Cánh: áo dài chấm đuôi

   + Đầu: to, nổi từng tảng

   + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm

   + Râu: dài, cong vút

→ Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng.

- Hành động:

   + Đi đứng oai về, làm điệu, nhún chân, rung đùi.

   + Quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

   + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

   + Nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt sâu

→ Sử dụng dày đặc các động từ và tính từ.

- Ý nghĩ của Dế Mèn rằng mình sắp đứng đầu thiên hạ được rồi.

ð Dế Mèn là một anh chàng khỏe mạnh,cường tráng, hùng dũng nhưng tính tình kiêu căng, hợm hĩnh, xốc nổi…

2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Hình ảnh Dế Choắt:

   + Trạc tuổi Dế Mèn

   + Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt

→ Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn.

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng.

   + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   + Cư xử ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc:

   + Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc.

   + Kết quả gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt.

- Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc:

   + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị…

   + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít.

   + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.

   + Ân hận, chân thành sám hối: đứng yên lặng trước mộ Dế Choắt.

- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn rằng ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Ví dụ

Đề bài. Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hổi lâu trước nấm mổ của người bạn xâu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn

Gợi ý làm bài

1. Mở đoạn

  • Dế Mèn đứng trước mộ Dế Choắt, suy nghĩ về hành động dại dột của mình.

2. Thân đoạn

  • Kể lại sự việc trước và sau khi gây ra cái chốt oan uổng của Dế Choắt.
  • Tự nguyền rủa hành động nông nổi của mình.
  • Day dứt, ân hận.

3. Kết đoạn

  • Xin Dế Choắt tha thứ.
  • Rút ra bài học thiết thực cho bản thân.

Đoạn văn mẫu

Đoạn 1

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

Đoạn 2

Tôi đem xác dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp cho dế Choắt một nấm mộ to. Đứng lặng hồi lâu và nghĩ về người bạn xấu số vì mình mà chết. Hôm ấy, phải chi tôi dạy cho Choắt biết đào hang như cái hang của tôi để trách khỏi mọi nguy hiểm bất ngờ. Phải chi hôm ấy tôi không trêu chị Cốc lớn lênh khênh thì hôm nay cái chết sẽ không đến với Choắt. Cứ nghĩ đến Choắt là tôi ray rức lương tâm bỡi sự ám ảnh.

Nước mắt tôi không ngừng rơi khi đắp những mảng đất cuối cùng cho dế Choắt. Tôi oà lên khóc. Choắt ơi! Cậu đừng trách móc gì mình nữa. Vì nay tôi sẽ sống vì mọi người, sẽ đi khắp bốn phương để kết tình huynh đệ. Mong làm điều thiện, từ điều ác. Hi sinh cá nhân để chuột lỗi với cậu.

Tôi gạt nước mắt bò vào nhà mình, tất cả tối om, trống trải. Ngày mai, tôi sẽ ra đi thực hiện lời hứa với người đã khuất.

Đoạn 3

Anh dế Choắt đáng thương ơi! Suốt đời tôi không bao giờ dám quên câu chuyện đau lòng này.

Chính bởi cái tính ngông cuồng, dại dột của tôi mà anh phải lìa trần trong cơn đau đớn. Anh phải chết oan chết ức là tại tôi. Càng nghĩ tới lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Nhưng bây giờ nói lời hối hận đã quá muộn màng. Tôi nào lường trước được cớ sự lại như thế này. Chỉ mong cho linh hồn anh siêu thoát. Tôi cũng không dám nghĩ cầu xin sự tha thứ của anh. Cho dù anh có tha thứ cho tôi thì tôi cũng không bao giờ tha thứ cho chính mình. Sư việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá đắc.

Tôi sẽ ghi lòng tạc dạ lời khuyên của anh và coi đó là bài học đương đời đầu tiên. Tôi hứa sẽ bỏ ngay cái thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo, sẽ khiêm nhường học hỏi các bậc đàn anh, bênh vực giúp đỡ những kẻ yếu. Có làm như vậy tôi mới có thể cuộc được lỗi lầm của tôi.

Video liên quan

Chủ Đề