Tai mưng mủ vì đeo bạc phải làm sao

Tai mưng mủ vì đeo bạc phải làm sao
06-05-2016 Hồng Kỳ

Dù chỉn chu là thế nhưng chỉ cần đeo bông tai hay dây chuyền chừng nửa buổi là mình lại thấy nóng đỏ và ngứa hết cả lên. Mình mà đeo đồ giả thì thể nào da cũng mưng mủ mấy tuần, ngứa tay ngứa cổ đến nỗi ngủ không yên. Còn đeo đồ thật thì nhẹ lắm cũng nổi mụn, chưa kể tai còn bốc mùi khó chịu. Khổ ơi là khổ, đến cả nhẫn cưới mà mình cũng phải tháo ra đeo vào liên tục vì luôn cảm thấy nặng nề và bí bức.

Triệu chứng của viêm da do dị ứng tiếp xúc

Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với nữ trang, việc đeo chúng sẽ gây triệu chứng: da bị ngứa, khô, trở nên khó chịu và ửng đỏ hoặc xuất hiện vẩy. Tệ hơn, da của bạn có thể bị hăm, phồng rộp hoặc đau. Những phản ứng này là biểu hiện của chứng viêm da tiếp xúc dị ứng.

Tình trạng đỏ tấy này sẽ càng nặng nề hơn nếu bạn vẫn "lì lợm" đeo bông tai.

Trong những trường hợp nhẹ, da có thể bị ngứa hoặc xỉn màu từ món trang sức. Một số người có triệu chứng da hơi ngả màu xanh dương, màu xanh lá cây hoặc đen khi đeo trang sức, mặc dù đây không phải là những phản ứng của dị ứng.

Vì sao trang sức gây dị ứng da?

Kim loại gây dị ứng: phần lớn trang sức đều có chứa nhiều thành phần kim loại. Ví dụ, trang sức làm bằng vàng hoặc bạc - là những kim loại mềm, nên người ta thường cho thêm nickel và đồng vào để làm cho trang sức chắc chắn và bền đẹp hơn. Nhưng những kim loại thêm vào này lại thường là thủ phạm gây dị ứng da.

Tình trạng xỉn màu của trang sức: Nữ trang - đặc biệt là nữ trang bằng bạc thật - rất dễ bị xỉn màu do phản ứng với khí H2S trong không khí, từ đó bị mất màu (thường là chuyển thành màu đen). Khi bạn đeo trang sức bị xỉn màu, da của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Đeo trang sức xỉn màu cũng làm da bạn bị ảnh hưởng.

Mồ hôi: Muối trong mồ hôi có thể phản ứng với kim loại gây phản ứng dị ứng trên da, đồng thời tạo mùi hôi do tiếp xúc với vi khuẩn trong không khí. Bạn nên đeo trang sức khi không bị đổ mồ hôi để hạn chế tình trạng này.

Hóa chất trên cơ thể: Hằng ngày, chúng ta tắm gội, sinh hoạt và sử dụng nhiều hóa chất lên cơ thể như xà phòng, nước hoa, dầu gội đầu, sữa rửa mặt và chất khử mùi, từ đó để lại những chất cặn của hóa chất trên cơ thể. Ví dụ, khi bạn dùng nước rửa tay, một lượng nhỏ xà phòng còn đọng lại trên da tay đủ để phản ứng với kim loại trong chiếc nhẫn bạn đang đeo, gây phản ứng dị ứng trên da.

Dùng thuốc: Việc uống một số loại thuốc, điển hình là kháng sinh, có thể góp phần gây ra hiện tượng ngả màu da khi đeo trang sức.

Cách khắc phục

Bạn có thể thoa kem lên da để hạn chế tiếp xúc với kim loại.

- Hạn chế thời gian đeo trang sức: Đừng đeo trang sức cả ngày nếu không cần thiết, như thế chứng dị ứng da sẽ không có cơ hội biểu hiện.

- Dùng thuốc điều trị: Hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị đúng cách. Các loại kem hydrocortisone có thể giúp giảm ngứa và rát, trong đó một số loại có thể dùng mà không cần kê đơn. Đối với da khô, có thể dùng các loại kem có tính chất dưỡng ẩm.

- Dùng phấn phủ: Phấn phủ có tác dụng hút ẩm và mồ hôi, giảm khả năng phản ứng giữa da và trang sức. Hãy phủ một lớp phấn mỏng lên vùng da đeo trang sức trước khi đeo.

- Dùng sơn móng tay bóng (không màu): Sơn móng tay bóng có tác dụng tạo một lớp bảo vệ và ngăn chặn thành phần kim loại trong trang sức phản ứng với da. Bạn có thể sơn một lớp lên trang sức tại vị trí tiếp xúc da để hạn chế khả năng dị ứng da.

- Tạo sự thông thoáng cho da: Nên dùng những loại trang sức hoặc phụ kiện có thể điều chỉnh hoặc nới lỏng và đừng đeo quá chật, để vùng da đeo trang sức không bị yếm khí. Nếu nhẫn của bạn quá khít, hãy nhờ thợ kim hoàn nới lỏng nó. Đeo nữ trang đúng cách để da bạn được thông thoáng, giúp không khí có thể len lỏi vào, hạn chế phản ứng giữa da và trang sức.

Trang sức không nên đeo quá chật.

- Hạn chế đeo những kim loại rẻ tiền hoặc chất lượng kém: Nếu bạn thích đeo vàng và có điều kiện tốt, nên đeo vàng nhiều karat. Ví dụ, nếu vàng 10 karat làm da bạn bị dị ứng, hãy chuyển sang đeo vàng 14 hoặc 18 karat. Lý do là vì vàng ít karat sẽ có một lượng nhiều hơn các kim loại tạp khác, như nickel và đồng, gây phản ứng trên da. Tương tự, vàng nhiều karat thường có ít kim loại tạp, nên sẽ ít nguy cơ dị ứng.

Ngoài ra, trang sức bằng bạch kim hoặc palladium cũng là những lựa chọn tốt, vì hai kim loại này không chỉ thân thiện với da hơn so với vàng, mà chúng còn là những kim loại mạnh và cứng hơn vàng, do đó lượng nickel sẽ ít hơn. Hiển nhiên, trang sức làm từ các kim loại này sẽ đắt so với những loại khác.

- Lưu ý nhãn mác trang sức: khi mua nữ trang, hãy hỏi kỹ người bán hàng và chọn những loại trang sức không nickel hoặc có thành phần ít gây dị ứng da. Các loại trang sức làm từ những kim loại như thép không gỉ hoặc titanium là những lựa chọn lý tưởng cho những người có cơ địa da nhạy cảm và dễ bị dị ứng.

- Bảo quản nữ trang sạch sẽ: Đây là việc rất nên làm, vì bụi bẩn, vi khuẩn hoặc chất nhờn tích tụ lâu ngày trên trang sức sẽ gây phản ứng lên da. Hãy rửa nữ trang bằng nước ấm, xà phòng loại nhẹ và chà sạch bằng bàn chải đánh răng, sau đó súc và lau khô nữ trang bằng khăn vải mềm và sạch. Bạn cũng có thể bỏ tiền mua một bộ sản phẩm chuyên dụng để làm sạch nữ trang nếu cần.

- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ: vì chính những chất nhờn, và chất bẩn trên cơ thể cũng góp phần gây dị ứng da mỗi khi bạn đeo nữ trang.

Theo: http://yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/meo-deo-trang-suc-de-khong-bi-ngua-rat-nhiem-trung-mung-mu-17847.html

Tin liên quan

Chào em,

Thứ nhất, em nên tự đặt ra câu hỏi cho mình trước, là tại sao lại phải bấm khuyên tai? Vì là con gái nên phải có lỗ đeo khuyên tai, hay bấm lỗ đeo khuyên tai để đám cưới được đeo bông tai? Tất cả những điều này đều không nhất thiết phải như vậy, rất nhiều người phụ nữ hiện đại chọn lựa cách không bấm lỗ tai, không đeo khuyên tai, kể cả ngày cưới, với lý do là họ không thích và cũng không cần, bản thân họ đã đủ tự tin với sắc đẹp của chính mình mà không cần phải có khuyên tai.

Như vậy, việc em có muốn đeo khuyên tai hay không là nằm ở quyết định của em, nếu em thật sự thích đeo thì hãy làm, còn không thích thì không cần phải vì điều gì mà ép buộc mình.

Tai mưng mủ vì đeo bạc phải làm sao

Lỗ khuyên tai bị mưng mủ và bít lại

Thứ hai, lần nào bấm khuyên tai em cũng bị làm mủ hết thì cần xem lại cách chăm sóc lỗ khuyên sau khi bấm và xem lại chất liệu của khuyên tai. Có thể vành tai của em không "ưa" chất liệu của khuyên tai em đã dùng (có người dị ứng với bạc, với vàng, với inox...mà lại hợp với bạch kim, sợi chỉ, cuống tỏi...).

Lỗ bấm đang bị sưng mủ thì phải tháo khuyên tai ra, vệ sinh vành tai mỗi ngày thì mới lành được. Nếu cứ để vậy, có thể sẽ phát sinh nhiễm trùng nặng hơn, tụ mủ, tạo áp xe hay chàm da tiếp xúc mạn tính.

Em vệ sinh vành tai mỗi ngày bằng nước sạch, nặn mủ ra, lau khô rồi bôi thuốc mỡ tetracyclin 1% hay dầu mù u vào lỗ bấm 2-3 lần/ngày đến khi lỗ bấm lành hẳn. Sau khi vành tai khô dịch, không còn đỏ nữa, không còn ngứa nữa thì mới đeo lại khuyên tai mới, và nên chọn chất liệu khác lành tính hơn, như vàng trắng, bạch kim hay để giữ lỗ khuyên không bị bít thì dùng sợi chiếu, chỉ, tăm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Cách làm sạch lỗ khuyên tai bị sưng mủ tại nhà?

>>Lỗ khuyên tai sưng và chảy dịch, vệ sinh thế nào?

Khuyên tai là một cách ấn tượng để thể hiện bản thân, nhưng đôi khi lỗ xỏ khuyên có phản ứng xấu, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ tai bị nhiễm trùng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với bác sĩ để xin lời khuyên. Giữ sạch vết thương khi về nhà để nhanh bình phục. Lỗ xỏ khuyên tai ở phần sụn rất dễ bị nhiễm trùng nặng và để lại những vết sẹo xấu xí, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng.[1] X Nguồn tin đáng tin cậy American Academy of Family Physicians Đi tới nguồn Trong lúc chờ bình phục, bạn cần đảm bảo không làm tổn thương và gây kích ứng vùng nhiễm trùng. Trong vòng vài tuần, tai của bạn sẽ trở lại bình thường.

  1. 1

    Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn nghi ngờ bị nhiễm trùng. Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra từ tình trạng nhiễm trùng không được điều trị. Nếu thấy tai đau, đỏ hoặc chảy mủ, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ tổng quát.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Lỗ xỏ khuyên tai khi bị nhiễm trùng có thể đỏ hoặc sưng. Bạn có thể cảm thấy đau, nhức hoặc sờ vào thấy ấm.
    • Các vết thương chảy dịch hoặc mủ đều cần được bác sĩ kiểm tra. Mủ có thể màu vàng hoặc trắng.
    • Nếu bạn bị sốt, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm hơn nhiều.
    • Tình trạng nhiễm trùng thường phát triển trong vòng 2-4 tuần sau khi xỏ khuyên tai, mặc dù cũng có khả năng bạn bị nhiễm trùng sau khi xỏ khuyên đã nhiều năm.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

  2. 2

    Để nguyên khuyên tai, trừ khi bác sĩ bảo bạn tháo khuyên. Việc tháo khuyên có thể cản trở quá trình hồi phục hoặc gây áp xe. Thay vào đó, bạn cứ để khuyên trên tai cho đến khi gặp bác sĩ.[4] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Tránh sờ, vặn hoặc nghịch khuyên tai đang đeo.
    • Bác sĩ sẽ cho biết bạn có thể tháo khuyên hay không. Nếu xác định cần phải tháo khuyên, bác sĩ sẽ làm giúp bạn việc này. Bạn đừng đeo khuyên lại cho đến khi được bác sĩ cho phép.

  3. 3

    Bôi kem kháng sinh lên dái tai bị nhiễm trùng nhẹ. Bác sĩ có thể kê toa kem kháng sinh hoặc đề nghị bạn mua loại kem không cần toa. Bạn hãy bôi kem vào chỗ nhiễm trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.[5] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Bạn có thể dùng một số loại kem hoặc thuốc mỡ không kê toa như Neosporin, bacitracin, hoặc Polysporin.

  4. 4

    Uống thuốc kê toa trong trường hợp nhiễm trùng nặng hơn. Nếu bạn bị sốt hoặc nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh uống. Bạn cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhớ uống hết liệu trình điều trị kháng sinh, ngay cả khi vùng nhiễm trùng có vẻ đã khỏi.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Bạn thường phải uống thuốc nếu lỗ xỏ khuyên ở vùng sụn bị nhiễm trùng.

  5. 5

    Dẫn lưu áp xe nếu có. Áp xe là một vết thương bị mưng mủ nhiều. Nếu bạn bị áp xe, bác sĩ sẽ dẫn lưu vết thương. Đây là thủ thuật ngoại trú, có thể được thực hiện ngay trong ngày đầu tiên bạn đến phòng khám.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Bác sĩ có thể chườm gạc ấm lên tai để dẫn lưu áp xe hoặc rạch vào ổ áp xe.

  6. 6

    Phẫu thuật để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng ở phần sụn. Xỏ khuyên tai ở phần sụn thường gặp nhiều rủi ro hơn xỏ khuyên ở dái tai. Nếu lỗ xỏ khuyên ở sụn bị nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trường hợp nghiêm trọng, có thể bạn cần được phẫu thuật để loại bỏ sụn.[8] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Sụn là mô dày hơn ở phần trên của tai ngoài, nằm bên trên dái tai.

  1. 1

    Rửa tay trước khi xử lý vết thương. Bàn tay của bạn có thể lây truyền đất bẩn hoặc vi khuẩn khiến tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn. Trước khi rửa hoặc xử lý vết thương, bạn cần rửa tay với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

  2. 2

    Dùng tăm bông lau sạch mủ xung quanh tai. Nhúng đầu tăm bông vào xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch muối và nhẹ nhàng lau sạch dịch hoặc mủ. Tuy nhiên, bạn không nên bóc lớp vẩy đóng trên vết thương, vì lớp vảy sẽ giúp cho vết thương lành lại.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn .

    • Vứt tăm bông đi sau khi lau xong. Nếu cả hai tai đều bị nhiễm trùng, bạn hãy hãy dùng mỗi bên một chiếc tăm bông.

  3. 3

    Rửa vết thương bằng dung dịch muối. Pha dung dịch muối bằng cách hòa tan 1/2 thìa cà phê (3 g) muối với 1 cốc (240 ml) nước ấm. Chấm bông gòn triệt trùng hoặc gạc vào dung dịch và lau nhẹ lên mặt trước và cả mặt sau tai tại vị trí xỏ khuyên. Rửa mỗi ngày 2 lần để giữ sạch vết thương.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể cảm thấy hơi xót tại vết thương khi lau bằng dung dịch muối, tuy nhiên sẽ không quá đau. Nếu bị đau nhiều, bạn hãy gọi cho bác sĩ.
    • Tránh dùng cồn tẩy rửa hoặc các dung dịch gốc cồn lau lên vùng nhiễm trùng, vì vết thương có thể bị kích ứng và lâu lành.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nhẹ tay thấm khô bằng khăn giấy hoặc bông gòn. Tránh dùng khăn mặt, vì khăn mặt có thể làm kích ứng tai.
    • Nếu cả hai tai đều bị nhiễm trùng, bạn hãy dùng tăm bông hoặc gạc mới để lau rửa cho từng bên.

  4. 4

    Chườm gạc ấm lên tai để giảm đau. Ngâm khăn mặt trong nước ấm hoặc dung dịch muối ấm. Áp khăn vào tai khoảng 3-4 phút. Lặp lại khi cần để giảm đau trong cả ngày.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn

    • Dùng khăn giấy thấm nhẹ cho khô sau khi chườm ấm.

  5. 5

    Uống thuốc giảm đau không kê toa để kiểm soát cơn đau. Ibuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp bạn giảm đau tạm thời . Bạn hãy uống thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy Go Ask Alice Đi tới nguồn

  1. 1

    Không sờ vào tai hoặc khuyên tai trừ khi cần thiết. Nếu không rửa vết thương hoặc tháo khuyên tai, bạn đừng sờ vào tai. Tránh mặc trang phục hoặc đeo phụ kiện quá gần tai bị nhiễm trùng.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Không đeo tai nghe cho đến khi vết thương lành hẳn.
    • Tránh áp điện thoại lên tai có vết thương. Nếu cả hai tai đều bị nhiễm trùng, bạn nên bật loa ngoài để nghe.
    • Nếu có mái tóc dài, bạn nên búi tóc cao lên hoặc buộc kiểu đuôi ngựa để khỏi vướng vào tai.
    • Tránh nằm nghiêng bên tai bị nhiễm trùng nếu có thể. Giữ sạch ga trải giường và vỏ gối để tránh lây lan vi trùng.

  2. 2

    Tránh bơi lội cho đến khi chỗ nhiễm trùng và lỗ xỏ khuyên tai lành hẳn. Nói chung, bạn không nên bơi lội trong vòng 6 tuần sau khi xỏ khuyên tai. Nếu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng, bạn cần chờ cho hết nhiễm trùng và lỗ xỏ khuyên lành hẳn trước khi đi bơi.[16] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  3. 3

    Đeo trang sức có chất liệu không gây dị ứng nếu bạn nhạy cảm với nickel. Trong một số trường hợp, có thể bạn được chẩn đoán dị ứng với nickel mà không phải nhiễm trùng. Khi đó bạn nên đeo hoa tai bạc nguyên chất, vàng, thép phẫu thuật hoặc một vật liệu khác không chứa nickel. Các chất liệu này ít có khả năng gây dị ứng.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy American Academy of Family Physicians Đi tới nguồn

    • Hiện tượng dị ứng có thể biểu hiện qua tình trạng khô, đỏ hoặc ngứa trên vùng da xung quanh lỗ xỏ khuyên.
    • Nguy cơ tái nhiễm trùng sẽ tăng nếu bạn tiếp tục đeo trang sức nickel.

  • Nếu bị nhiễm trùng ở phần sụn, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Sụn bị nhiễm trùng có thể phát triển mô sẹo nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đừng cố điều trị nhiễm trùng tại nhà mà không xin lời khuyên của bác sĩ trước. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn (dạng nhiễm trùng da phổ biến nhất) có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.