Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm

Quý vị có đang mang thai hoặc dự định sẽ mang thai vào năm nay không? Sau đây là những điều quý vị cần biết để bảo vệ bản thân và con quý vị khỏi vi-rút nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong này.

Tại sao tôi cần tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai?

Các thay đổi thông thường trong hệ miễn dịch của quý vị trong thời gian mang thai có thể khiến quý vị có nguy cơ gặp phải các biến chứng từ cúm nhiều hơn. Vắc-xin phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất để quý vị và con quý vị khỏi mắc bệnh cúm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, phải nhập viện và tử vong nếu họ bị cúm. Nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai, bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho con quý vị, bao gồm sinh non và dị tật bẩm sinh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng một mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm tới 6 tháng sau khi sinh. Cho con bú sữa mẹ sau sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Khi nào tôi nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

Hãy tiêm vắc-xin phòng cúm ngay khi vắc-xin có sẵn tại khu vực của quý vị. Vắc-xin phòng cúm [PDF] được chứng minh là an toàn, hiệu quả và có lợi cho quý vị và con quý vị tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Khi quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai, quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ và truyền kháng thể cho con mình. Các kháng thể này bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm cho đến khi con có thể tiêm được vắc-xin khi trẻ 6 tháng tuổi. Cho con quý vị bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Việc những người khác trong hộ gia đình quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian quý vị mang thai cũng rất quan trọng.

Tôi đang mang thai rồi. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm có an toàn không?

Có. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau khi mang thai đều an toàn. CDC và American College of Obstetricians and Gynecologists [Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ] [các bác sĩ chuyên chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai] khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin.

Quý vị cũng nên tiêm vắc-xin phòng ho gà [Tdap] trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về những loại vắc-xin quý vị có thể cần. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang vắc-xin ho gà của chúng tôi [chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha].

Khi nào thì con tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm?

Trẻ em có thể tiêm vắc-xin phòng cúm khi trẻ 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là tất cả mọi người trong hộ gia đình quý vị phải tiêm vắc-xin để giúp bảo vệ con quý vị cho đến thời điểm đó. Trẻ em dưới chín tuổi có thể cần tiêm hai liều mỗi năm để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về các loại vắc-xin được khuyến cáo khác mà con quý vị có thể cần [CDC, chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể bị bệnh cúm do tiêm vắc-xin phòng cúm không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không thể khiến quý vị bị cúm. Tuy nhiên, mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin để cơ thể quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ quý vị chống lại vi-rút cúm. Trong hai tuần đó, vẫn có khả năng quý vị bị lây cúm từ người khác.

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản không?

Có. Có các loại vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản. Luật của Tiểu Bang Washington yêu cầu phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi tiêm vắc-xin không có chất bảo quản [hoặc không chứa thimerosal]. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Các Câu Hỏi Thường Gặp về Thimerosal của CDC [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Có loại vắc-xin phòng cúm nào mà phụ nữ mang thai KHÔNG nên sử dụng không?

Vắc-xin xịt đường mũi [còn gọi là LAIV] được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai. Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu lựa chọn phù hợp nhất cho quý vị.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu tôi đang mang thai?

Không thể tiên lượng trước được bệnh cúm và bệnh có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có các tình trạng bệnh lý nhất định. Những nhóm đó có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng liên quan đến bệnh cúm như:

  • Viêm phổi
  • Viêm tai
  • Viêm xoang
  • Mất nước
  • Bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hơn [hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường]

Nếu quý vị bị bệnh cúm khi đang mang thai, quý vị có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sớm và sinh non. Quý vị cũng có khả năng phải nằm viện và gặp phải nguy cơ tử vong cao hơn nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang cúm và thai kỳ của American College of Obstetricians and Gynecologists [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể làm thêm điều gì để bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm?

Hãy đề nghị gia đình, bạn bè và những người chăm sóc thường dành thời gian với quý vị và con quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng ống tay hoặc khăn giấy
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm
  • Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên dùng chung [tay nắm cửa, kệ bệp, vòi nước, v.v...]
  • Tránh thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt
  • Ở nhà, không đi làm hoặc đi học nếu bị ốm
  • Đeo tấm che mặt bằng vải khi quý vị ra ngoài cộng đồng

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị cúm khi đang mang thai?

Mặc dù vắc-xin phòng cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm, nó không đảm bảo rằng quý vị sẽ không bị ốm. Nếu quý vị có các triệu chứng của bệnh cúm, hãy hạn chế tiếp xúc với những người khác và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay. Bác sĩ của quý vị nên kê toa thuốc kháng vi-rút [PDF] nếu họ nghi ngờ quý vị bị cúm [CDC] [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể tìm thêm thông tin về vắc-xin cho bản thân và gia đình ở đâu?

Có rất nhiều lầm tưởng nguy hiểm và ý kiến sai lệch về vắc-xin trên internet. Các đường dẫn dưới đây có thông tin chính xác, đáng tin cậy cho quý vị và hộ gia đình quý vị.

Nếu quý vị cần trợ giúp tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, hãy gọi Đường Dây Nóng Help Me Grow Washington theo số 1-800-322-2588 hoặc truy cập trang web của ParentHelp123.

Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian

B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm

C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm

D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian

Các câu hỏi tương tự

Tiêm vacxin phòng cúm cho người lớn được xem là phương pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay, khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 đang là nỗi lo toàn cầu, và các chủng cúm A xuất hiện trở lại, đe dọa sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi, người có bệnh nền mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho… Tác nhân chủ yếu gây bệnh cúm là các chủng virus cúm A H3N2, H1N1, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có nguy cơ diễn biến nặng thậm chí là tử vong

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm thế giới có khoảng 9-45 triệu trường hợp mắc cúm, 61.000 trường hợp tử vong bởi biến chứng viêm phổi do cúm. Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính. Đây là những đối tượng dễ mắc bệnh và có nguy cơ diễn biến nặng, với các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản hen suyễn, nhiễm trùng tai và thậm chí tử vong nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tiêm vắc xin cúm hàng năm là giải pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm. Các loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn hiện có bao gồm:

 Loại vắc xin  Influvac 0.5ml
[Hà Lan]
 GC Flu 0.5ml
[Hàn Quốc]
 Vaxigrip 0.5ml
[Pháp]
 Ivacflu-S 0.5ml
[Việt Nam]
 Lịch tiêm – Tiêm 1 mũi
– Tiêm nhắc lại hàng năm

Một số loại vắc xin cúm có thể tiêm cho phụ nữ mang thai như: Vắc xin Influvac 0.5ml [Hà Lan], GC Flu 0.5ml [Hàn Quốc] và Vaxigrip 0.5ml [Pháp].

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], vắc xin phòng bệnh cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến 90%, giảm thiểu 70%-80% tỷ lệ tử vong do cúm. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài trong khoảng 1 năm, vì virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm phòng cúm nên nhắc lại mỗi năm một lần, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa những chủng virus cúm đang lưu hành với chủng virus cúm hiện có trong vắc xin.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyến nghị, người trưởng thành là nhóm đối tượng nên đi tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc biến chứng do cúm hoặc người thường xuyên tiếp xúc với đối tượng này, chẳng hạn như nhân viên y tế.

Người trưởng thành là đối tượng nên đi tiêm phòng cúm hàng năm

Sau đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng do cúm:

  • Mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi khác;
  • Bị rối loạn não, tủy sống, thần kinh hoặc chấn thương như đột quỵ, động kinh, thiểu năng trí tuệ, loạn dưỡng cơ, bại não hoặc chấn thương tủy sống;
  • Mắc bệnh động kinh;
  • Mắc bệnh thận hoặc tổn thương thận;
  • Mắc bệnh gan hoặc tổn thương gan;
  • Mắc bệnh tim mạch, béo phì [với chỉ số BMI từ 40 trở lên], tiểu đường và các rối loạn nội tiết khác;
  • Mắc chứng rối loạn chuyển hóa [như rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty thể];
  • Mắc bệnh hồng cầu hình liềm và các chứng rối loạn về máu khác;
  • Có hệ thống miễn dịch yếu do bệnh hoặc sau điều trị bệnh.

Ngoài ra, nguy cơ phát triển biến chứng do cúm cũng sẽ tăng lên đối với những người lớn hơn 50 tuổi hoặc trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch yếu…

Bạn không nên tiêm phòng cúm nếu thuộc nhóm những đối tượng sau đây:

  • Có tiền sử mắc hội chứng Guillain – Barre – chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên;
  • Có tiền sử phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm;
  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin cúm;
  • Những người có sức khỏe kém, ví dụ như đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính.

Ngoài ra, vắc xin ngừa cúm có một lượng nhỏ protein trứng gà. Những người dị ứng với trứng, có tiền sử dị ứng với trứng nghiêm trọng nên được bác sĩ tư vấn trước khi tiêm phòng cúm và đặc biệt là phải tiêm phòng cúm tại các cơ sở uy tín, có khả năng nhận biết và kiểm soát các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Thông thường, tiêm phòng cúm có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Phản ứng tại chỗ: ban đỏ, sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.
  • Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ.

Những phản ứng kể trên rất thường gặp và sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 1 đến 2 ngày. Do đó, bạn không nên quá lo lắng và hoang mang khi có những phản ứng sau tiêm kể trên. Điều quan trọng là hãy nghĩ đến những lợi ích to lớn từ việc tiêm phòng cúm, từ đó bạn có thể thấy được những tác dụng này có thể chấp nhận được.

Mùa cúm thay đổi theo từng năm. Vì vậy, tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống sẽ có những khuyến nghị về thời điểm nên tiêm phòng cúm khác nhau. Bạn nên tiêm phòng cúm trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng, vì khoảng 2 tuần sau tiêm vắc xin kháng thể mới được sản xuất đầy đủ trong cơ thể, từ đó mới có hiệu lực bảo vệ cơ thể trước bệnh cúm. Theo Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, người dân nên tiêm phòng cúm trước khi kết thúc tháng mười, để vắc xin phát huy hiệu quả bảo vệ khi thời tiết trở nên lạnh hơn, khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn, tiếp xúc gần gũi nhiều hơn.

Nếu đang bị cúm, tốt nhất người bệnh không nên tiêm phòng cúm. Vì việc tiêm phòng vắc xin cúm nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung được khuyến cáo nên thực hiện khi cơ thể khỏe mạnh, để có thể phát huy hiệu quả của vắc xin tối đa, hạn chế khả năng gặp phải các biến chứng không mong muốn. Do đó, hãy tiêm phòng cúm khi cơ thể của bạn ở trạng thái tốt nhất.

Từ thời điểm tiêm phòng cúm cho đến 2 tuần sau đó, vắc xin cúm mới có thể phát huy hiệu lực bảo vệ cơ thể trước bệnh. Nếu vừa tiêm phòng đã tiếp xúc với người mắc bệnh cúm, thì vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, sau tiêm phòng vẫn có một số ít trường hợp mắc bệnh cúm là do không có bất cứ loại vắc xin nào cho hiệu quả bảo vệ tuyệt đối và cơ thể chỉ được bảo vệ hiệu quả nhất những chủng virus cúm mùa giống những chủng có trong vắc xin. Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp mắc cúm sau khi tiêm vắc xin đều ở thể nhẹ, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ mắc cúm sau khi tiêm phòng vắc xin là người dân không tiêm mũi nhắc sau thời hạn 1 năm. Như đã đề cập, virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm, vì vậy nếu không tiêm nhắc theo từng năm, người dân vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm.

Lợi ích đầu tiên của việc tiêm phòng cúm hàng năm là có thể ngăn ngừa được bệnh cúm. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, tiêm phòng cúm đã giúp ngăn ngừa khoảng 6.2 triệu bệnh cúm, 3.2 triệu lượt khám bệnh, 91.000 ca nhập viện và 5.700 ca tử vong liên quan đến cúm.

Ngoài ra, tiêm phòng cúm còn là một giải pháp phòng ngừa quan trọng cho những người mắc bệnh mãn tính.Tiêm phòng cúm giúp giảm tỷ lệ người bệnh phải nhập viện vì bệnh tim mạch liên quan đến cúm; giảm tỷ lệ nhập viện ở những người bị đái tháo đường hoặc có hội chứng suy giảm miễn dịch; ngăn ngừa các tình huống diễn tiến nặng và phải nhập viện vì bệnh phổi liên quan đến cúm.

Tiêm phòng cúm còn giúp bảo vệ phụ nữ trong và sau khi mang thai. Vì đối với thai phụ, bệnh cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt thai phụ mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các chuyên gia y tế cũng đã chứng thực về tính an toàn của vắc xin cúm đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Vắc xin phòng cúm cho thai phụ là dạng vắc xin liều đơn, được làm từ một loại virus bất hoạt, vì vậy vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tốt nhất, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên chủ động tiêm phòng cúm để có thể tạo ra sự bảo vệ kép cho cả mẹ và thai nhi.

Tiêm phòng cúm không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân, mà còn cho gia đình và cộng đồng. Đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Mời bạn xem thêm video: Vì sao vắc xin cúm nên tiêm hàng năm?

Hiện nay, vắc xin phòng cúm chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do đó để được tiêm phòng cúm người dân có thể đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ uy tín như VNVC.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC là địa chỉ vàng tiêm chủng, nơi được hàng triệu gia đình tin tưởng và lựa chọn nhờ vào chất lượng vắc xin và dịch vụ. VNVC có nhiều loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng cúm, giúp đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của Trẻ em và Người lớn. Khi đến với VNVC, khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí, được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chỉ định tiêm ngừa phù hợp, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết về tiêm ngừa trước khi ra về. Tại mỗi trung tâm VNVC đều được trang bị phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế. Ngoài những điểm kể trên, nhiều gia đình ưu ái lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại VNVC nhờ vào thái độ phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp của toàn thể đội ngũ nhân viên.

Để giúp khách hàng thuận tiện và linh hoạt về thời gian đi tiêm, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC làm việc từ 7h30-17h xuyên trưa không nghỉ, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ. Để đặt lịch tiêm và tư vấn về vắc xin, lịch tiêm chủng, bạn vui lòng liên hệ Hotline 028 7300 6595, Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn và website: //vnvc.vn/

Về chi phí tiêm phòng cúm còn tùy thuộc vào đối tượng và loại vắc xin bạn dự định tiêm. Sau đây là giá tiền của các loại vắc xin phòng cúm hiện đang được sử dụng tại VNVC.

* Bảng giá có thể thay đổi, mời bạn xem giá chính xác tại đây.

Đối tượng tiêm Tiêm vắc xin Xuất xứ Giá [VNĐ]
Trẻ em < 3 tuổi Vaxigrip Pháp 305.000
 Trẻ em > 3 tuổi Influvac Hà Lan 348.000
GC Flu Hàn Quốc 240.000
Vaxigrip Pháp 355.000
Người lớn > 18 tuổi Ivacflu-S Việt Nam 190.000
Vaxigrip Pháp 355.000
Influvac Hà Lan 348.000
GC Flu Hàn Quốc 240.000

Bệnh cúm và bệnh gây ra do virus SARS-CoV-2 hoàn toàn khác nhau. Virus SARS-CoV-2 không gây ra cảm cúm, chỉ gây ra cảm lạnh. Vì vậy, tiêm ngừa cúm chỉ phòng ngừa được bệnh cúm chứ không phòng được Covid-19. Tuy nhiên, tiêm phòng cúm có 2 điểm lợi:

Thứ nhất, nếu không tiêm ngừa cúm mà vô tình mắc bệnh, chúng ta có thể bị sốt. Mà sốt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành sẽ gây hoang mang, lo lắng cho chính bản thân người bệnh và những người xung quanh. Như vậy, nếu tiêm phòng cúm chúng ta sẽ không có triệu chứng này.

Thứ hai, nếu không may mắc phải cả hai bệnh cúm và Covid-19 trong cùng một thời điểm, thì tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ cực kỳ nặng nề. Như vậy, vắc xin cúm dù không bảo vệ chúng ta trước Covid-19 nhưng sẽ giúp ta tránh được một trong hai bệnh.

Xem thêm:

Cúm là căn bệnh khó đoán trước, có thể xảy đến ở mọi độ tuổi và gây nên những biến chứng nặng nề cho người bệnh. Do đó, đừng để mắc bệnh rồi mới điều trị, mà hãy chủ động phòng ngừa cúm ngay từ bây giờ bằng phương pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm và đơn giản nhất – tiêm phòng cúm.

Trần Phúc

Video liên quan

Chủ Đề