Tại sao bệnh dại lại sợ nước

1. Tổng quan:

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% [đối với cả người và động vật].

Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật [chủ yếu là chó] là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

2. Nguồn bệnh ủ bệnh và thời kì lây truyền:

Ổ chứavi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1- 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày [tối đa là 10 ngày] trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết [nước bọt, nước mắt, nước tiểu ] của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

Chó nghi dại thường có các biểu hiện lâm sàng chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm [bại liệt] đôi khi chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

a] Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng [2-3 ngày sau khi phát bệnh]. Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

b] Thể dại câm: Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Đối với chó con triệu chứng dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi chó có triệu chứng dại đầu tiên. Mèo ít bị mắc dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào. Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi rút dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi rút dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút dại nếu được tiêm vắc xin dại.

3. Xử trí vết thương khi bị chó cắn hoặc mèo cắn:

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

4. Chỉ định tiêm dự phòng sau khi phơi nhiễm như thế nào?

- Tùy vào tình trạng, vị trí vết thương và tình trạng động vật tại thời điểm cắn mà bác sĩ sẽ phân độ và chỉ định vắc xin, kháng huyết thanh

Phác đồ chỉ định vắc xin:

+ Nếu chưa từng tiêm/tiêm không đầy đủ trước đây: N0-N3-N7-N14-N28 [Tiêm bắp 0,5ml] hoặc N0-N3-N7-N28 [Tiêm trong da 0,1ml x 2]

+ Nếu đã tiêm đủ truớc đây: N0-N3

- Các vắc xin dại được cấp phép lưu hành tại VN: Verorab, Abhayrab, Indirab, Speeda, Rabipur. Trong trường hợp bất khả kháng, có thể chuyển đổi giữa các sản phẩm vắc xin để đảm bảo liệu trình điều trị dự phòng sau tiếp xúc [WHO-2017]..

- Sử dụng huyết thanh kháng dại:

+ Liều 40IU/1kg [không có liều tối đa] dùng phong bế tại vết thương và tiêm bắp sâu xa vị trí tiêm vắc xin.

+ Nếu vết thương nhiều mà lượng huyết thanh ít thì pha loãng với nước muối sinh lý để tiêm đủ tất cả các vết thương.

+ Càng sớm càng tốt, chỉ dùng 1 lần

+ Không dùng sau 7 ngày từ ngày tiêm mũi vắc xin đầu tiên.

Ngoài ra, cần sử dụng kháng sinh và tiêm ngừa uốn ván khi cần thiết.

5. Đối với những đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm phòng trước phơi nhiễm:

- Những ngươi làm trong phòng thí nghiêm có virus dại

- Cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm

- Những người chế biến thực phâm, đặc biệt từ chó mèo

- Trẻ em dưới 15 tuổi có tỉ lệ mắc cao hay tiếp xúc gần gũi với chó, mèo

Phác đồ: N0-N7-N21/N28, tiêm nhắc định kỳ khi kháng thể giảm [

Chủ Đề