Tại sao bộ não có kết nối

Bộ não con người được cấu thành từ khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh lại tạo ra khoảng 1000 kết nối với các tế bào thần kinh khác – từ đó hình thành nên hàng trăm nghìn tỷ liên kết. Trong suốt cuộc đời, bộ não của chúng ta liên tục xử lý lượng thông tin cực lớn và phần nhiều trong số đó được lưu trữ dưới dạng các ký ức.

Tại sao bộ não có kết nối

Phần nhiều trong số những thông tin chúng ta tiếp nhận sẽ được lưu trữ dưới dạng các ký ức

Nếu mỗi tế bào thần kinh chỉ có thể lưu trữ một ký ức thì việc chúng ta không có đủ "bộ nhớ" sẽ thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Khi đó, một người bình thường sẽ chỉ có khoảng vài GB bộ nhớ vĩnh viễn, và chừng đó là không đủ để ghi lại tất cả các thông tin cần thiết.

Trong khi đó, mỗi ngày chúng ta nhận được quá nhiều thông tin đến nỗi không ít người sẽ cảm thấy bộ não sắp bị nhồi nhét đến "hết dung lượng". Liệu điều này có khả thi không?

Tại sao bộ não có kết nối

May mắn thay, các tế bào thần kinh có thể kết hợp theo cách mà mỗi tế bào trong số chúng tham gia đồng thời vào việc lưu trữ nhiều ký ức, làm tăng số lượng bộ nhớ trong não theo cấp số nhân lên khoảng 2,5 petabyte (10 mũ 15 byte).

Để so sánh, nếu giả sử bộ não của chúng ta hoạt động giống như một chiếc đầu ghi video kỹ thuật số được kết nối với TV, thì dung lượng bộ nhớ đó sẽ đủ để chứa ba triệu giờ các chương trình truyền hình. Điều này tương đương với việc chiếc TV sẽ phải hoạt động liên tục trong hơn 300 năm để có thể chiếm dụng hết không gian lưu trữ lớn như vậy.

Tại sao bộ não có kết nối

Ba triệu giờ các chương trình truyền hình sẽ đem đến rất nhiều tri thức

Rất khó để có thể tính toán chính xác được dung lượng bộ nhớ trong não của chúng ta.

Đầu tiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để đo lường được chính xác chỉ số này.

Thứ hai, một số ký ức chứa nhiều chi tiết hơn các ký ức khác, và do đó sẽ chiếm nhiều không gian hơn, trong khi các thông tin khác lại bị lãng quên và do đó giúp bộ não "giải phóng" không gian.

Ngoài ra, việc tách trí nhớ ngắn hạn khỏi trí nhớ dài hạn không hề đơn giản, và vì vậy, không ai biết rõ bộ não của chúng ta thực sự có thể lưu trữ bao nhiêu thông tin trong thời gian dài.

Tại sao bộ não có kết nối

Bộ não con người một hệ thống phức tạp mà không máy tính điện tử nào có thể sánh nổi

Đi tìm đáp án cho câu hỏi đầu bài là một "bài toán khó", một phần vì phép đo dung lượng bộ nhớ trong não người khác với đo bộ nhớ trong máy tính: Bộ nhớ của con người không đơn giản như mã máy tính nhị phân, bởi nó là một hệ thống phức tạp gồm nhiều khớp thần kinh (synapse) kết nối với nhau để nhận và gửi tín hiệu. Điều này làm cho việc "định lượng" trở nên khó hơn rất nhiều. 

Như vậy, các bạn có thể tạm yên tâm một điều rằng: Nếu quả thực bộ não có giới hạn về dung lượng bộ nhớ thì chúng ta chắc chắn vẫn còn rất xa mới chạm tới ngưỡng đó.

  -   Thứ bảy, 20/04/2019 08:30 (GMT+7)

Tại sao bộ não có kết nối

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy bộ não người có thể được hợp nhất với công nghệ sớm hơn mong đợi, có thể là "trong vài thập kỷ tới". Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Frontiers in Neuroscience.

Tại sao bộ não có kết nối

Được biết đến với tên gọi "Giao diện đám mây/não người (B/CI), các nhà nghiên cứu tại Viện Sản xuất Phân tử ở California đã đề xuất việc cấy nanorobot vào cơ thể người và kết nối với mạng trong thời gian thực. 

Tất cả những gì người dùng phải làm đó là nghĩ về một câu hỏi và ngay lập tức họ sẽ biết câu trả lời thay vì gõ nó vào một công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh việc truy cập trực tiếp, tức thời vào hầu như bất kỳ các khía cạnh của kiến ​​thức con người, nó còn có những ứng dụng tiềm năng khác như cải thiện giáo dục, trí tuệ, giải trí, du lịch,...

Mặc dù hiện tại nó chưa sẵn sàng để tiến hành thử nghiệm rộng rãi trên con người, nhưng công nghệ này đã thành công phát triển ở một quy mô nhỏ.

Năm 2018, các chuyên gia thần kinh học từ ĐH Washington và ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) đã phát minh ra công nghệ  BrainNet giúp kết nối thành công não của 3 người, cho phép họ chia sẻ ý nghĩ cùng nhau.

Dù chỉ là trong một trò chơi mô phỏng lại game xếp hình (Tetris), nhưng các chuyên gia tin rằng khi thực hiện với quy mô lớn, chúng ta có thể tạo ra một mạng lưới cùng chia sẻ suy nghĩ giữa người với người.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận