Tại sao chó trung thành với chủ

Lòng trung thành của loài chó với con người bắt nguồn từ quá khứ của cả 2[loài người & loài chó]. Trải qua sự tiến hóa thuần chủng của loài chó, loài người và loài chó đã có sự thay đổi khác nhau.

Chính vì vậy, cả 2 đều có chung sự thấu hiểu sâu sắc hơn bất cứ loài nào khác. Bao gồm động vật linh trưởng bậc cao. Mối liên hệ giữa con người và chó đã thể hiện qua các hành vi trong đời sống hằng ngày. Phát triển và hình thành quá trình lòng trung thành giữa con chó và con người.

Qua bức ảnh trên, chú chó thể hiện một cử chỉ khiến bạn không thể nhịn cười được. Đó là những khoảnh khắc đáng yêu của thú cưng làm bạn khó quên được. Nó luôn tự nhiên bộc lộ từ động vật và rất ấn tượng.

Sự tiến hóa của loài chó

Các nhà nghiên cứu ban đầu tin rằng nguồn gốc từ tổ tiên loài chó nhà là chó sói. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy khác. Những nghiên cứu về DNA của chó sói và chó nhà cho thấy sự khác biệt khoảng 135.000 năm về trước.

Các bằng chứng khảo cổ, khám phá xương chó được chôn cất gần khu định cư của con người. Bằng chứng cho thấy chó và người đã bắt đầu cuộc sống gần gũi nhau khoảng 13.000 năm về trước.

Sự trung thành của chó

Theo Merriam-Webster, lòng trung thành của chó có nghĩa là sự trung thành, lòng thành với người hoặc nhóm tổ chức. Một số huấn luyện chó cho rằng lòng trung thành của chó ảnh hưởng từ tác động 1 phần của họ.

Loài chó thường biểu hiện sự trung thành với chủ nhân hoặc những người có mối quan hệ gắn bó với chủ nhân. Do đó, sự yêu thương và mọi cử chỉ tác động ban đầu của con người sẽ rất quan trọng đối với chúng sau này. Chính vì thế, những chú chó con từ nhỏ đã sớm bộc lộ sự trung thành khi được đem về sống gần gũi cùng chủ nhân và các thành viên trong gia đình.

Biểu hiện của chó trong giao tiếp và lòng thành

Trong cuộc sống, chó đã phát triển cách giao tiếp tốt với con người. Nghiên cứu cho rằng, loài chó có nhiều điểm giống với con người hơn hẳn bất cứ loài động vật nào khác. [Kể cả linh trưởng]. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy con chó có thể biểu hiện sự đồng cảm với con người.

Trong nghiên cứu này, chủ nhân của 1 chú chó cùng ngồi trong phòng với một bạn đồng nghiệp. Khi người bạn đồng nghiệp khóc. Bất ngờ, chú chó cố gắng để an ủi bạn đồng nghiệp của chủ nhân.

Trong các nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài chó có thể hiểu được cử chỉ hành động thông qua lời nói của con người. Cũng như biểu hiện trên khuôn mặt của họ.

Dấu hiệu chó vẫy đuôi

Phần lớn, khi thú cưng vẫy đuôi mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đuôi chó thực ra chính là một máy đo cảm xúc của chúng. Thực chất, chỉ có một số ít chó vẫy đuôi khi vui mừng. Ở trạng thái bình thường, có nghĩa chúng đang thư giãn. Khi nó rủ xuống, đồng nghĩa chúng đang có dấu hiệu lo lắng, rụt rè, sợ hãi.

Ý nghĩa về tiếng sủa của chó

Đột nhiên 1 chú chó sủa liên tục đồng nghĩa với việc gửi thông điệp rằng có gì đó cần phải kiểm tra.

Nếu chúng sủa và kèm tiếng gầm đều đặn thì chứng tỏ có mối nguy hiểm đến gần. Còn khi chúng muốn chơi đùa, chúng sẽ chỉ sủa một vài tiếng và vẫy đuôi.

Khi một người lạ làm bạn khó chịu, chú chó của bạn sẽ phản ứng ngay. Thế nhưng chú mèo của bạn sẽ thường không như vậy, thậm chí nó còn thờ ơ. Và đây là lý do tại sao.

Định kiến về sự khác biệt giữa mèo và chó

Người ta nói chó là loài đáng yêu, thân thiện và đặc biệt trung thành, trong khi đó mèo thì xa cách, dửng dưng.

Dĩ nhiên, hội những người yêu mèo sẽ không đồng tình với nhận xét trên – bản thân tôi đương nhiều thấy khó mà tin được rằng chú mèo đang cuộn tròn trong lòng tôi lại không hề quan tâm gì tới tôi.

Nhìn chung, nghiên cứu về nhận thức của mèo chỉ ra rằng mèo có tình cảm gắn bó với con người.

Mèo có vẻ như có cảm giác lo lắng khi bị tách biệt, và có phải ứng rõ rệt hơn khi nghe thấy giọng của chủ so với khi nghe giọng người lạ, và chúng luôn tìm kiếm cảm giác an toàn từ chủ nhân trong những tình huống đáng sợ.

Thế nhưng một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã làm cho bức tranh về mối quan hệ gắn bó giữa người và mèo trở nên phức tạp hơn.

Nghiên cứu cho thấy chó sẽ không có thiện cảm với những người mà chúng nghĩ là làm khó chủ nhân chúng.

Áp dụng một phương pháp nghiên cứu tương tự đã từng làm với chó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khác với chó, mèo không hề tìm cách né tránh người lạ, những người từ chối giúp đỡ chủ nhân của chúng.

Trong cuộc thử nghiệm, một con mèo quan sát chủ nhân của mình đang cố gắng mở một chiếc hộp để lấy đồ vật bên trong.

Có hai người lạ ngồi hai bên người chủ, và người chủ quay sang nhờ một trong hai người giúp mở hộp. Trong thử nghiệm “có giúp,” thì người được hỏi sẽ giúp người chủ mở hộp. Trong thử nghiệm “không giúp,” người này sẽ từ chối. Còn người không được hỏi sẽ ngồi im và nhìn.

Sau đó, cả hai người lạ sẽ đưa bánh thưởng cho con mèo, và các nhà khoa học quan sát xem con mèo này sẽ tiếp cận ai trước.

Liệu nó sẽ ăn bánh của người giúp đỡ chủ nó? Kết quả này sẽ chỉ ra một “thiên hướng tích cực”, cho thấy rằng những tương tác thân thiện khiến mèo thoải mái hơn với người lạ. Hay là nó sẽ từ chối ăn bánh thưởng từ người ngồi im? Kết quả này sẽ chỉ ra một “thiên hướng tiêu cực”, cho thấy rằng mèo có thể cảm thấy người đó không đáng tin.

Khi mà thử nghiệm này được thực hiện đối với chó, bọn chó thể hiện rõ “thiên hướng tiêu cực”, với việc tất cả các chú chó đều không ăn bánh thưởng từ người lạ đã từ chối giúp chủ nó.

Đối lập với chó, những con mèo trong nghiên cứu trên đều hoàn toàn thờ ơ. Chúng chẳng màng quan tâm là người này có giúp chủ mình hay không cũng như không né tránh những người ngồi im.

Rõ ràng, đối với mèo, thức ăn là thức ăn, không có gì khác biệt khi đến từ ai.

Mèo có vẻ như không kén chọn gì trong việc nhận bánh thưởng từ ai.

Những tín hiệu tương tác xã hội

Chúng ta hiểu được điều gì từ nghiên cứu này?

Một kết luận vội vàng sẽ dèm pha mèo là loài ích kỷ và lạnh nhạt với chủ của mình. Mặc dù điều này có thể sẽ phù hợp với những định kiến kinh điển về mèo, thế nhưng kết luận này là một ví dụ điển hình cho thiên kiến nhân cách hoá.

Nó cho thấy đó là do chúng ta đang giải mã hành vi của mèo như thể chúng là những con người bé nhỏ lông xù, thay vì là nhìn nhận chúng là những sinh vật có nhận thức riêng.

Để thật sự thấu hiểu được người bạn mèo bốn chân bé nhỏ, thì chúng ta phải thoát ra khỏi tư duy lấy con người làm trung tâm và chỉ nhìn nhận chúng là mèo mà thôi. Khi chúng ta làm được điều đó, những gì ta thấy sẽ là mèo trong nghiên cứu trên không hề ích kỷ, mà đơn giản chỉ là chúng không thể nhìn ra được các tương tác xã hội của con người. Chúng không nhận thức được là lại có những người lạ chỉ ngồi không và không hữu ích gì.

Mặc dù mèo có thể nhận ra được một vài tương tác xã hội của con người – chúng có thể làm theo những gì loài người huấn luyện và nhạy cảm với cảm xúc của con người – nhưng chúng thường ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội của chúng ta hơn chó.

Mèo được thuần hóa chưa quá lâu trong lịch sử loài người, vậy nên chúng vẫn còn nhiều những tập tính hoang dã hơn so với chó.

Thậm chí cả tổ tiên của loài chó cũng sống bầy đàn xã hội hơn, còn tổ tiên của mèo chủ yếu là những con thú săn mồi đơn độc.

Việc thuần hoá có lẽ đã làm tăng khả năng giao tiếp xã hội của chó, thế nhưng có vẻ vẫn chưa có nhiều thay đổi ở mèo, loài vốn đã có tập tính sống độc lập.

Vậy nên chúng ta không nên vội vàng kết luận rằng mèo chẳng bận tâm gì khi có người làm khó chủ của nó. Nhiều khả năng là loài mèo chưa thể hoàn toàn nhận ra bối cảnh như thế nào là chủ nó đang bị đối xử không thân thiện.

Mặc dù mèo là người bạn đồng hành tuyệt vời của con người, nhưng chúng ta thực chất lại biết khá ít về cách mèo suy nghĩ.

Thậm chí các nghiên cứu trong tương lai có thể sẽ phát hiện ra rằng sự hiểu biết của mèo về con người chúng ta có khi còn ít hơn những gì ta tưởng. Hoặc cũng có thể là mèo ý thức được các mức độ tương tác xã hội của con người trong những bối cảnh khác.

Nhìn chung, cho dù các nghiên cứu có cho thấy điều gì thì chúng ta cũng nên tránh để định kiến hoặc khuynh hướng nhân cách hoá làm chúng ta hiểu sai về hành vi ứng xử của loài mèo.

Trước khi đánh giá người bạn mèo bốn chân là lạnh nhạt hay ích kỷ, thì chúng ta nên thử nhìn thế giới bằng đôi mắt của mèo cái đã.

Tác giả: Ali Boyle


TẠP CHÍ MENBACK

Xem thêm trong chủ đề: Khoa họcThú cưng

Video liên quan

Chủ Đề