Tại sao có management trainee

Future Management Trainee Program (FMT) hay còn có tên là Future Leader Program (FL) là chương trình tuyển dụng hàng năm của các tập đoàn nhằm tìm kiếm các quản trị viên tập sự tiềm năng tương lai.

Đối tượng tham gia chương trình là các sinh viên đến từ các trường đại học trong cả nước, thường là sinh viên năm cuối đại học hoặc sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm làm việc không quá 2 năm. Vì ở độ tuổi này, các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thuận tiện cho doanh nghiệp dễ uốn nắn, đào tạo.

Thời gian tổ chức các cuộc thi này thường rơi vào tháng 5, tháng 6 hoặc ở những thời điểm cuối năm tùy theo truyền thống của doanh nghiệp.

2. Vậy đâu là sự khác biệt giữa quản trị viên tập sự và thực tập sinh?

Sinh viên trước khi ra trường thường xin làm thực tập sinh ở các công ty hoặc tổ chức nào đó để có thêm kinh nghiệm làm đẹp cho CV của mình, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Nhưng oái oăm thay không phải doanh nghiệp nào cũng tuyển thực tập sinh vào để đào tạo và đôi khi công ty họ thực chất cũng không có một vị trí headcount nào. Một số công ty biết tính chất của thực tập sinh là ngắn hạn nên sẽ không hướng dẫn nhiều hoặc cho sinh viên làm những việc vặt không liên quan đến chuyên môn. Họ tuyển thực tập sinh liên tục vì họ cần xử lý những công việc phát sinh, nhân viên chính thức làm không xuể mà họ (doanh nghiệp) không cần trả thêm một khoản chính thức. Thực tập sinh sau khi thực tập xong, có thể trở thành nhân viên chính thức nếu thể hiện tốt. Tương lai của sinh viên được chọn có thể là trở thành leader nếu công ty họ có lộ trình thăng tiến rõ ràng hoặc chỉ là thay đổi từ sếp này qua sếp khác mà không có một cơ hội thăng tiến nào trừ khi bạn nhảy việc.

Còn để trở thành quản trị viên tập sự, bạn phải có sự đầu tư tìm hiểu cụ thể về một tập đoàn nào đó mà bạn yêu thích và tham gia cuộc thi của họ để trở thành một quản trị viên tập sự. Nói chung là tốn thời gian, công sức tìm hiểu, chuẩn bị nhiều hơn so với trở thành một thực tập sinh. Nếu bạn đã trở thành một quản trị viên tập sự tức là bạn đã ở vị trí nhân viên tìm năng cho vị trí lãnh đạo của công ty. Tùy theo công ty mà sau từ 3 đến 5 năm, bạn có thể trở thành một Leader! Bạn sẽ thấy con đường thăng tiến của bạn một cách rõ ràng nhất và đó là một điểm vô cùng đáng để tham khảo để bạn có quyết định tham gia chương trình MT. Một điều Bonus là nếu bạn đã trở thành một MT thì lương lậu của bạn vô cùng ổn so với những bạn sinh viên mới ra trường khác (vì bạn phải cạnh tranh với biết bao ứng viên tiềm năng khác để vào được vị trí này mà!). Chưa kể những công ty mà có chương trình MT thường là những tập đoàn đa quốc gia vô cùng lớn và tiếng tăm. Bạn cũng sẽ thấy tự hào khi được làm việc ở một công ty có danh tiếng đúng không nào.

3. Chương trình MT của các tập đoàn

Để có thông tin của các chương trình Future Management Trainee của các tập đoàn bạn có thể theo dõi fanpage hoặc website của họ. Một số tập đoàn có chương trình MT tổ chức hàng năm mà bạn có thể theo dõi như:

  • Unilever
  • Suntory PepsiCo Vietnam
  • Nestle
  • Coca Cola
  • FrieslandCampina
  • Massan
  • Vinamilk
  • Lotus Group

Đây là trang web tổng hợp các chương trình MT 2021 mà bạn có thể tham khảo thêm:

https://chuongkhoidiem.com/…/tong-hop-chuong-trinh…/

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể vào các hội nhóm để xem cách thức những người đi trước chia sẻ kinh nghiệm.

Facebook:

  • Ăn Xôi Xéo Khéo Đậu Em Ti: Papge 2.4K like
  • Future Management Trainee: Group 27K members
  • Next Management Trainee Group: Group 4.9K members
  • Những Người Từng Rớt Management Trainee ++: Group 2.2K members

Youtube:

  • Chương Khởi Điểm: 1,18 N Subscribers

Search từ khóa: “management trainee” trên google hoặc youtube bạn sẽ thấy rất nhiều tài liệu cũng như video review từ những người đã tham gia chương trình MT từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể xem từ cách họ chuẩn bị hồ sơ, cách trả lời phỏng vấn, Q&A, test, tất tần tật những gì bạn muốn tìm hiểu bạn đều có thể tìm kiếm thêm.

4. Sinh viên phải chuẩn bị những gì khi thi MT?

Bạn có thể đã google ngay từ khi tôi giới thiệu ở trên về các cuộc thi MT, bạn có thể dễ dàng thấy ngay là yêu cầu của các doanh nghiệp thường là sinh viên năm cuối hoặc đã có kinh nghiệm làm việc dưới 2 năm. GPA tối thiểu là 7.0/10 hoặc 2.5/4. Từ vòng lọc hồ sơ đã khá là căng thẳng như vậy rồi cho thấy cuộc thi này không dành cho những sinh viên lơ là việc học. Ngoài đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, sinh viên cần phải có các kỹ năng như Leadership, Teamwork, Problem solving & Decision making, ngoại ngữ (vô cùng cần thiết),… để vượt qua các vòng thi cam go mà không kém phần hack não mà các tập đoàn đã tạo ra để tìm kiếm ứng viên sáng giá cho tổ chức của mình.

Tới đây thì chắc nhiều bạn đã có những suy nghĩ cho riêng cho bản thân. Về phía tôi – một người cũng đã từng thi MT, tôi cảm thấy đây là một môi trường rèn luyện rất tốt với những bạn trẻ đầy tham vọng và nhiệt huyết dù bạn là người được chọn hay không được chọn. Đây cũng không phải là con đường duy nhất để bạn phát triển sự nghiệp của mình. Nó cũng giống như quy trình tuyển dụng nhân sự nhưng dưới dạng quy mô hơn. Bạn có thể chưa phải là người phù hợp nhất cho cuộc thi nhưng nếu tham gia những điều bạn học được chắc chắn sẽ đáng giá.