Tại sao cổ phiếu vhm giảm mạnh

VN-Index vừa trải qua tháng giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 năm trở lại đây [từ 3/2020]. Chỉ số chính giảm 125,35 điểm tương đương 8,4% trong tháng 4 kết thúc tháng ở mức 1.366,8 điểm, thanh khoản tháng giảm 27% so với tháng trước đó và giảm 21% so với trung bình 5 tháng.

Cung cầu thị trường có sự đảo chiều về vị thế của các nhóm nhà đầu tư. Nhà đầu tư nhân bán ròng, ngược lại, tổ chức trong nước và nước ngoài mua ròng.

Tại talkshow “Chế ngự nỗi sợ” do báo Đầu tư tổ chức, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam nhận định, đợt điều chỉnh này là điều chỉnh lớn nhưng chưa phải là downtrend lớn, quá trình cân bằng của thị trường và hồi phục sẽ diễn ra trong tháng 5.

Ông cho rằng, năm nay không phải là "sell in may" nữa mà là "buy in may". Thị trường đang ở thời điểm cân bằng hồi phục. Đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư tham gia thị trường và lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng.

Tại Việt Nam, chưa có động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, nhưng lãi suất qua đêm đã tăng trong vòng 1 tháng nay. Khi lãi suất tăng, đấy là tín hiệu và Việt Nam thường đi sau thị trường Mỹ 1 - 2 tháng. Khi thị trường giảm vùng đỉnh càng rõ ràng hơn.

Thị trường cũng trải qua định giá lại, quá trình giảm trầm trọng hơn sâu hơn làm nỗi đau lớn hơn, bởi những yếu tố ngoài thị trường liên quan đến khởi tố vụ án, sai phạm trên thị trường chứng khoán, tin đồn bắt bớ vô căn cứ lan truyền trên các hội nhóm, zalo… Thị trường điều chỉnh ban đầu do yếu tố định giá và sau đó lại chỉnh càng sâu hơn bởi sự sợ hãi của nhà đầu tư liên quan tới các vụ án khởi tố một số lãnh đạo doanh nghiệp, hay tin đồn thiếu căn cứ.

Chia sẻ về những cổ phiếu cần quan tâm trong thời điểm này, ông Ngọc cho rằng, năm 2022, chủ đề đầu tiên hấp dẫn là nền kinh tế hồi phục sau COVID-19. Các ngành bám sát hồi phục nền kinh tế gồm ngân hàng, dịch vụ tài chính, bán lẻ.

Trong báo cáo "Chiến lược thị trường tháng 05/2022 - Đã tới thời điểm giải ngân?" mới công bố, nhóm phân tích của CTCK VNDirect cho rằng, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn, những người đang tìm kiếm các công ty được quản trị tốt với mức tăng trưởng lợi nhuận cao. "Những nỗ lực gần đây của các cơ quan chức năng trong việc nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước và là đóng góp cho sự phát triển bền vững của thị trường trong dài hạn", chuyên gia đánh giá.

Khối ngoại mua ròng hơn 3.900 tỷ đồng những cổ phiếu nào?

Năm 2020, chứng khoán từng có lần giảm tới 33.51%, đưa VN-Index từ mốc 991,46 điểm vào ngày 22/01/2020 giảm về 659,21 điểm vào ngày 24/3/2020. Sau "cú sập' khi đó, thị trường mất 10 tháng để về mức giá cũ, và sau đó lại đi lên.

Theo số liệu từ FiinGroup, toàn bộ các ngành giảm điểm trong tháng 4, trong khi nhóm giảm mạnh nhất là dầu khí -20,9%; xây dựng và vật liệu -19,6% và dịch vụ tài chính -18,1%. Sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ diễn ra chính trong các nhóm ngành khi phục hồi vào những phiên cuối tháng.

Khối ngoại mua ròng 3.914 tỷ đồng trên HoSE trong tháng 4, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ mua ròng 1.828 tỷ đồng.

Khối ngoại có tháng mua ròng đầu tiên trong năm 2022, đáng chú ý trong bối cảnh họ bán ròng 18/21 tháng vừa qua. Tháng gần nhất trước đó - tháng 7/2021, khối ngoại mua ròng khi VN-Index giảm mạnh 6,99%.

Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào các mã VNM, GEX, DGC, DPM, NLG, MSN, VRE, FUEVFVND, DXG, DCM. Đặc điểm của các cổ phiếu được mua ròng là chủ yếu vốn hóa vừa. Một số cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng như DGC, hay phục hồi như VRE, và hưởng lợi từ hàng hóa gia tăng, chiến tranh như DPM, DCM và thực phẩm như MSN, VNM.

Như vậy, khối ngoại mua ròng DCM kéo dài 9 tháng liên tiếp, mua ròng DGC 3 tháng liên tiếp, mua ròng VRE, DPM 2 tháng liên tiếp. MSN và VNM bắt đầu được mua ròng trong tháng 4 này.

Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh một số cổ phiếu VHM, HPG, VND, VCB, SSI, HCM, OCB, PHR, E1VFVN30, VHC. Đáng chú ý, họ bán mạnh cổ phiếu nhóm chứng khoán do nhóm ngành này bị ảnh hưởng trực diện của các biện pháp thanh lọc thị trường gần đây. Chứng khoán là nhóm ngành giảm mạnh nhất thị trường, mất đi 27,8% kể từ đầu năm.

Nhà đầu tư cá nhân chuyển bán ròng 4.555 tỷ đồng trên HoSE, trong đó bán ròng khớp lệnh là 3.787 tỷ đồng. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm VHM, VPB, DIG, HPG, VND. Trong khi đó, họ bán ròng: VNM, ACB, NVL, MWG, TCB.

Tổ chức trong nước: tiếp tục chuyển mua ròng 740 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ mua ròng 1.866 tỷ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất HPG, ACB,MWG, TCB, FPT, và bán ròng khớp lệnh mạnh nhất DIG, VPB, FUEVFVND, CTD, DGC.

Mở cửa phiên giao dịch buổi sáng, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup giảm khá mạnh sau những tin đồn liên quan đến Chủ tịch Phạm Nhật Vượng vào cuối tuần qua.

Đà giảm diễn ra trong suốt buổi sáng, thậm chí đầu phiên chiều, VIC bị bán mạnh, giá có lúc giảm xuống 66.200 đồng/cổ phiếu [giảm hơn 5%].

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng

vg

Cổ phiếu của Công ty CP Vinhomes [VHM] - doanh nghiệp bất động sản số 1 của Việt Nam và là niềm tự hào của Vingroup cũng mở cửa trong sắc đỏ. VHM có lúc giảm mạnh xuống còn 58.400 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, Công ty CP Vincom Retail [công ty vận hành các trung tâm thương mại của Vingroup] cũng giảm trong hầu hết thời gian phiên giao dịch.

Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ Công an phát đi thông tin khẳng định tin đồn liên quan đến ông Vượng là thất thiệt, nhóm cổ phiếu này bất ngờ hãm đà rơi và hồi phục.

VRE hồi phục từ mức 25.150 đồng lên 26.000 đồng/cổ phiếu vào cuối phiên [giảm 3,7%]. VHM hồi từ 58.400 cổ phiếu lên 60.500 đồng [giảm nhẹ 0,82%]. Ngoạn mục nhất là VIC, cổ phiếu này đang giảm mạnh thì phiên đóng cửa [ATC] có lực mua đổ vào rất mạnh. Đóng cửa, VIC giữ được mức giá tham chiếu 70.000 đồng/cổ phiếu.

Điều tra 10 cá nhân tung tin ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh

Trước đó, chiều 11.7, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Bộ Công an đã làm rõ và chuyển hồ sơ sang Sở TT-TT Hà Nội xử lý 1 trường hợp có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan đến Tập đoàn Vingroup.

Theo trung tướng Xô, sau khi mạng xã hội xuất hiện tin đồn thất thiệt liên quan đến Tập đoàn Vingroup, Bộ Công an đã chỉ đạo các cục nghiệp vụ vào cuộc xác minh và làm rõ Tô Vĩ Hoàn [38 tuổi, trú P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội] có hành vi đưa thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp này và tác động xấu đến thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng đang xác minh để xử lý 9 cá nhân tại 7 tỉnh, thành khác đưa thông tin thất thiệt về ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, bị cấm xuất cảnh.

Người phát ngôn Bộ Công an cũng cho biết thêm, những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin có cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

“Bộ Công an khẳng định những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác”, trung tướng Tô Ân Xô khẳng định.

Theo Người phát ngôn Bộ Công an, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an đang vào cuộc xác minh, làm rõ người đã tung tin đồn thất thiệt kể trên để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Bộ Công an đề nghị người dân không tin, không nghe, không lan truyền các thông tin thất thiệt; tiếp cận các thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tin liên quan

Cập nhật: 14:27 | 14/06/2022

MASVN điều chỉnh giảm 16% giá mục tiêu từ 107.000 về 90.300 đồng/cổ phiếu đối với VHM [cao hơn 37% so với thị giá]. Công ty chứng khoán này cũng cho rằng rủi ro đối với VHM bao gồm chi phí vật liệu xây dựng tăng giá và những thay đổi chính sách bất động sản của chính phủ nếu có trong tương lai.

Vì sao Chứng khoán Mirae Asset giám giá mục tiêu cổ phiếu VHM của Vinhomes?

Công ty Cổ phần Vinhomes [HoSE: VHM] ghi nhận doanh thu quý I đạt 8.923 tỷ đồng, giảm 31% cùng kỳ 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 4.725 tỷ đồng, giảm 14%, thực hiện tương ứng 12% và 16% kế hoạch đã xây dựng.

Trong đó, doanh thu từ bất động sản giảm mạnh còn 5.961 tỷ đồng [giảm 40,5% cùng kỳ năm ngoái], chủ yếu đến từ 3 đại dự án Vinhomes Grand Park [1.300 tỷ đồng], Vinhomes Ocean Park [2.600 tỷ đồng], Vinhomes Smart City [1.700 tỷ đồng].

Công ty Chứng khoán Mirae Asset [MASVN] cho biết, nhìn chung các doanh nghiệp bất động sản trong quý I đều có kết quả kém khả quan. MASVN dự báo năm 2022 có thể là một năm thách thức cho ngành bất động sản do tác động tiêu cực từ chính sách kiểm soát nguồn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, VHM sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất trong số các doanh nghiệp cùng ngành do khách hàng của Vinhomes chủ yếu ở phân khúc trung và cao cấp, ít chịu ảnh hưởng từ việc siết tín dụng.

Trong năm nay, MASVN kỳ vọng VHM sẽ bàn giao nốt phần còn lại của 3 đại dự án Vinhomes Grand Park [phân khu The Beverly], Vinhomes Ocean Park [The Pavilion], Vinhomes Smart City [The Tolkin]; và mở bán 4 dự án mới: Vinhomes Đại An [Hưng Yên], Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire [Hưng Yên], Vinhomes Wonder Park [Hà Nội], Vinhomes Cổ Loa [Hà Nội].

Trong tháng 4, VHM đã bắt đầu mở bán Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire gồm hơn 5.800 sản phẩm thấp tầng. MASVN cho rằng dự án này sẽ có tỷ lệ hấp thụ cao nhờ tiện ích đầy đủ, vị trí thuận lợi để vào Hà Nội, và nhất là ảnh hưởng từ thành công của Vinhomes Ocean Park.

MASVN dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VHM năm 2022 lần lượt 78.572 tỷ đồng [giảm 7,5% so với năm ngoái] và 29.584 tỷ đồng [giảm 24%]. Sang đến năm 2023-2024, doanh thu sẽ đến từ các dự án khác như Wonder Park, Galaxy, Cổ Loa, Long Beach, Dream City... Dự phóng tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt khoảng 20% mỗi năm, tương ứng đạt doanh thu 94.900 tỷ trong năm 2023 và 111.700 tỷ trong năm 2024.

MASVN điều chỉnh giảm 16% giá mục tiêu từ 107.000 về 90.300 đồng/cổ phiếu đối với VHM [cao hơn 37% so với thị giá]. Lợi nhuận sau thuế dự phóng giai đoạn 2022-2023 điều chỉnh giảm bình quân 6% và tăng chiết khấu thị trường lên 12% để phản ánh lo ngại về rủi ro chu kỳ ngành bất động sản.

Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng cho rằng rủi ro đối với VHM bao gồm chi phí vật liệu xây dựng tăng giá, và những thay đổi chính sách bất động sản của chính phủ nếu có trong tương lai.

Trên thị trường, tại phiên giao dịch chiều ngày 14/6, cổ phiếu VHM giảm 1,21% về mức 65.200đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 3,2 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu VHM thời gian gần đây [Nguồn: TradingView]

Linh Đan

Video liên quan

Chủ Đề