Tại sao con người phải rèn luyện thói quen đọc sách

1. Nâng cao kiến thức

Có ai biết được trên thế giới có bao nhiêu đầu sách, có ai thống kê được đầy đủ các quyển sách đã xuất bản viết về kiến thức gì. Sách chính là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho chúng ta. Các cuốn sách về kinh tế, lịch sử, văn hóa cho ta kiến thức về kinh doanh và thực tế xã hội, về sự phát triển qua từng thời kỳ nhân loại.

Tất cả đều chứa đựng nguồn kiến thức xúc tích, tinh hoa văn hóa nhân loại. Đọc sách rồi bạn sẽ biết vì sao khi cháy xăng thì không nên dập lửa bằng nước, hay không nên lên tiếng, xen vào chuyện của người ta dù bản thân có ý tốt muốn giúp đỡ,….Đọc sách dù ít dù nhiều hay đọc về lĩnh vực gì bạn đều sẽ nhận được những trải nghiệm, không ai dám chắc chăm đọc sách chưa chắc đã thành công nhưng những người thành công lớn đều ham đọc sách.

2. Cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích
Khi đọc sách toàn bộ tâm trí và các giác quan của bạn đều dồn về đôi mắt theo dõi đọc từng chữ, từng dòng. Bàn tay lật lật từng trang giấy và trong đầu tập trung vào những kiến thức mà cuốn sách đang nhắc đến hay suy nghĩ theo dõi diễn biến tiếp theo của câu truyện mà không cần phải quan tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ cần bộ não và mắt hoạt động.

Với những cuốn sách hay bổ ích về lĩnh vực bạn quan tâm, bạn đọc ngấu nghiến từng trang từng trang không rời mắt, đây là cách rèn luyện được sự tập trung cao độ của trí óc đồng thời bản thân mình cũng đang vừa đọc vừa tư duy, phân tích theo diễn biến câu chuyện. Chính vì vậy thời gian theo dõi đọc một cuốn sách hay cũng là khoảng thời gian bạn đang rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy phân tích của bản thân rất tốt.

Học sinh Trường THCS Phú Lộc tham gia đọc sách tại thư viện

3. Vốn từ ngữ được mở rộng thông qua việc đọc sách

Vốn từ của bản thân nhiều lên, giao tiếp nói chuyện với mọi người một cách hoạt ngôn cởi mở và cuốn hút là một trong những lợi ích tuyệt vời mà việc đọc sách mang lại. Tri thức trong sách được diễn đạt rất xúc tích, logic dễ hiểu và không kém phần thu hút cho người đọc. Nên khi đọc càng nhiều bạn sẽ có thêm càng nhiều kiến thức và học được cách diễn đạt, kể chuyện logic thu hút người nghe nhờ khả năng tư duy với vốn từ ngữ phong phú ấn tượng. Đồng thời khả năng viết cũng tiến bộ rõ rệt đấy.

4. Cải thiện trí nhớ
Khi bạn đọc sách, bạn phải ghi nhớ các nhân vật, thông tin về họ, hoài bão, lịch sử, sắc thái hay các tình tiết hình thành nên lối sống qua mỗi câu chuyện. Có thể là hơi nhiều nhưng dần dần não bộ sẽ ghi nhớ được hết nhờ sự rèn luyện theo thời gian. Giống như một thói quen, lặp đi lặp lại nhiều lần bạn sẽ quen ngay với việc ghi nhớ thôi mà. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc. Thật thú vị phải không?

Hai bạn đang chăm chú đọc sách trong giờ ra chơi

5. Đọc sách là một hình thức giải trí, giảm căng thẳng
Có rất nhiều loại sách từ tiểu thuyết, tâm lý tình cảm cho đến truyện cười, truyện kể về cuộc đời của một người thú vị…các đầu sách này không quá nhiều kiến thức và bạn cũng không cần phả suy nghĩ quá nhiều mới có thể hiểu như truyện trinh thám hay các sách về kinh tế. Chúng giúp bạn giải trí và đem lại tiếng cười sự sảng khoái nhờ lối viết hóm hỉnh, tự nhiên mà chân thật. Lúc này bản thân bạn chỉ cần cảm nhận và giống như một người đang đứng ngoài chứng kiến một bộ phim hấp dẫn, mang tính giải trí. Có đôi lúc để cảm xúc vui buồn tức giận thả hồn vào câu chuyện vậy thôi.

6. Kích thích tinh thần
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích tinh thần. Sự kích thích tinh thần giúp làm chậm lại tiến độ [hoặc thậm chí có thể ngăn chặn] căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Giống như bất kỳ các cơ quan khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể dục để luôn mạnh khoẻ. Đồng thời, việc đọc sách giúp bạn thư giãn và lấy lại động lực tiếp tục làm việc và học tập hăng say hơn. Nó giống như việc bạn đi du lịch nghỉ ngơi để bản thân yên tĩnh một chút rồi sau đó tạo động lực cảm hứng để làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, những quyển sách phù hợp với tâm trạng, những cuốn sách đưa ra lời khuyên bổ ích và cách thức vượt qua áp lực, sống vui vẻ hạnh phúc cũng sẽ là liều thuốc bổ giúp con người ta bình lặng và hồi phục sau những tổn thương về mặt tinh thần, hay rất nhiều căn bệnh của xã hội hiện đại khác mà con người bị bủa vây như: chứng trầm cảm, tự kỷ,…

7. Tăng tuổi thọ
“Đọc sách giúp kéo dài tuổi thọ của bạn”. Bạn có thực sự tin vào điều đó không? Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine đã chỉ ra rằng chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày thôi là bạn có thể nâng cao tuổi thọ của mình lên từ hai đến ba năm đồng thời cũng giúp chất lượng cuộc sống cải thiện lên một cách rõ rệt.

Lựa chọn kho sách "khổng lồ" trên thư viện

8. Hoàn thiện kĩ năng viết lách
Một trong số lợi ích của việc đọc sách không thể không kể đến đó là giúp người đọc hoàn thiện kĩ năng viết lách của bản thân. Ông cha ta có câu “Phong ba bão táp bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Có bạn nào tự nhủ với chính mình rằng mình có thể viết chính xác toàn bộ số từ ngữ trong quyển từ điển Việt Nam không ? Tôi dám chắc với bạn: Điều đó là không thể nhé !!!

Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, bạn sẽ được mở mang thêm về số vốn từ vựng, cách quan sát nhịp, trạng thái, và phong cách khi viết lách của từng tác giả. Điều đó sẽ giúp văn phong của bạn tiến bộ vượt bậc.

9. Một hình thức giải trí hoàn toàn miễn phí
Nhiều người có thể tốn khá nhiều tiền mua những cuốn sách chỉ để tham khảo một vài phần trong đó. Nhưng với một số người không có điều kiện hoặc kinh phí thấp, bạn có thể tìm đến thư viện và hòa mình vào kho tàng sách sẵn có. Tất cả các vấn đề trong cuộc sống, xã hội mà bạn chưa hề biết đến đều được cập nhập ở các cuốn sách mới mà bạn sẽ không thể nào đọc hết được. Không chỉ có vậy, sách sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn đầu óc sau những tháng ngày mệt nhọc, lu bù với công việc hay học hành.

10. Điều khiển cảm xúc của bản thân
Cáu giận…

Buồn bực…

Chán nản…

……..

Những cảm xúc trên chắc chắn bạn đã từng trải qua trong cuộc sống thường ngày. Quả thực, đọc sách là một cách tuyệt vời giúp bạn điều chế cảm xúc của bản thân. Sách khiến bạn nhận thức được vấn đề đang xảy ra từ đó bạn có thể xác định, phân tích và nhìn nhận chính xác tình huống cũng như trạng thái hiện tại. Qua đó, việc hướng đến, chấp nhận và điều hướng cảm xúc của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Như vậy, sách là kho tàng tri thức của con người, cung cấp cho chúng ta không chỉ kiến thức, mà còn các bài học cuộc sống, kinh nghiệm sống, đồng thời cũng là phương tiện giải trí khá hiệu quả. Vậy nên đọc sách luôn là việc mà ai cũng khuyến khích thực hiện. Bạn hãy thử thay đổi thói quen bằng việc đọc sách ngay hôm nay và cảm nhận nhé!

Tổng hợp

Rèn luyện thói quen đọc sách, bạn sẽ tận dụng được mọi khoảng thời gian rãnh rỗi cho việc giải trí lành mạnh, bổ ích, không vướng vào các tệ nạn xã hội, không tham gia vào các cuộc nhậu, bài bạc thâu đêm suốt sáng,…

Nhà bác học Edison đã từng nói “Ngừng đọc sách là ngừng tư duy”. Điều đó cho chúng ta thấy đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là nó làm cho tư duy con người phát triển và hoàn thiện về mọi mặt từ tri thức, văn hóa tinh thần cho đến đạo đức làm người.

Đọc sách là biện pháp tự học hữu hiệu nhất, thiết thực nhất và ai cũng có thể làm được. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn mà đôi lúc chúng ta không nhận ra, đó là:

1. Giảm căng thẳng

Khi gặp một vấn đề khó khăn phải đối mặt hoặc sau một ngày lao động đầy áp lực, mệt nhọc, tâm trạng của bạn sẽ trở nên căng thẳng và dồn nén. Nhưng tất cả sẽ tan biến đi nếu bạn tạm gác qua mọi chuyện và bắt đầu bằng một cuốn tiểu thuyết với những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hay những mẫu chuyện vui, hài hước hoặc những câu chuyện đời thường về một tấm gương biết vượt khó vươn lên và thành đạt trong cuộc sống…

2. Giải trí lành mạnh, tiết kiệm chi tiêu

Rèn luyện thói quen đọc sách, bạn sẽ tận dụng được mọi khoảng thời gian rãnh rỗi cho việc giải trí lành mạnh, bổ ích, không vướn vào các tệ nạn xã hội, không tham gia vào các cuộc nhậu, bài bạc thâu đêm suốt sáng, không dính vào những cuộc tình “sớm nở, tối tàng” để giải tỏa nỗi buồn nơi đất khách. Và cũng vì thế bạn sẽ tiết kiệm được các khoản chi cho các hoạt động giải trí khác, các khoản chi tiêu cho những cuộc nhậu, những sòng bài hay thậm chí là các khoản “tình phí”….

3. Nâng cao trình độ, tự tin trong giao tiếp, ứng xử

Đọc sách nhiều sẽ mang lại vốn kiến thức, hiểu biết rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp tư duy, nhận thức của bạn ngày càng sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Điều đó sẽ giúp các bạn tự tin hơn vào bản thân trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

4. Nâng cao tay nghề, cải thiện phong cách làm việc

Để phục vụ tốt hơn cho công việc, bạn nên tìm đọc những cuốn sách có liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn của mình. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, kiến thức, hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về nghề nghiệp mình đang làm. Khi đã có vốn kiến thức, hiểu biết chắc chắn về chuyên môn, nghề nghiệp, tay nghề của bạn sẽ được nâng lên, phong cách làm việc sẽ chuyên nghiệp hơn, từ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động chắc chắn sẽ tốt hơn.

5. Xây dựng nhân cách tốt

Sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống; những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương, thấu hiểu đồng loại, biết chia sẻ những điều khó khăn trong cuộc sống, biết lên án, chê trách những thói hư, tật xấu, những hành vi trái đạo đức, chuẩn mực xã hội đời thường, từ đó hình thành cách nghĩ, cách nhìn tích cực hơn, luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh.

Tuy nhiên, để đọc sách hiệu quả các bạn phải xác định: mục đích đọc sách để làm gì? Đọc những loại sách nào? Và đọc như thế nào? Khi xác định được mục đích, bạn sẽ chọn được loại sách phù hợp để đọc và khi đã lựa chọn được loại sách phù hợp bạn phải biết cách đọc như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Để rèn luyện thói quen đọc sách của bạn, xin mách bạn 6 bước sau:

1. Tất nhiên, kiếm một cuốn sách

Tìm cái gì đó mà bạn có thể đọc như: sách, tạp chí, báo, tiểu thuyết… Điều quan trọng là nội dung của nó phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của bạn và phải không quá dài. Nếu không bạn sẽ “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” hay nói vui hơn là bạn sẽ bị “vỡ đòn”.

2. Thực hành thói quen đọc sách cho bạn

Bây giờ bạn đã tìm thấy những gì bạn thích đọc; bắt đầu đặt mục tiêu mỗi ngày 15 phút đọc sách. Trong thời gian này, bạn không phải quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ đọc sách của bạn. Sau 15 phút, bạn có thể đóng tài liệu đọc của bạn và làm một cái gì đó khác. Thực hành như vậy mỗi ngày sẽ làm cho ta có một thói quen. Sau khi bạn đã quen với thói quen này, bạn có thể tăng thời gian bạn cần phải đọc trong một ngày đến 20 hoặc 30 phút.

3. Không từ bỏ

Nếu bạn thấy rằng bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ ở bước trên; chẳng có gì phải xấu hổ với bản thân. Hãy nhớ rằng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc! Bạn chỉ cần cố gắng một lần nữa và một lần nữa cho đến khi bạn đạt được nó.

4. Không đặt quá nhiều áp lực, mục tiêu vào chính bạn

Việc này không phải đùa. Nếu bạn đang cảm thấy áp lực với mục tiêu của mình thì bạn hãy từ bỏ nó đi. Bởi khi bạn tập thói quen là đọc sách là lúc thoải mái nhất, chẳng có bài kiểm tra nào mà bạn phải làm khi đọc sách. Đọc sách là cho vui, không áp lực. Do đó, không đẩy mình quá khó khăn nếu không sẽ phản tác dụng.

5. Trước khi bạn đọc một cuốn sách, xem qua phần tóm tắt giới thiệu, mục lục để hiểu ý tưởng cuốn sách viết gì

Hầu hết các cuốn sách đều có phần mở đầu và mục lục, dựa vào đó bạn có thể hiểu được ý tưởng cuốn sách viết về điều gì. Điều này tránh làm mất thời gian của bạn nếu cuốn sách đó không phù hợp với bạn.

6. Có thể tham khảo ý kiến phản hồi của các độc giả khác để quyết định có nên đọc cuốn sách đó không

Việc này cũng quan trọng, bởi xung quanh ta có rất nhiều người có sở thích và thói quen đọc sách thường xuyên. Tuy có thể khác sở thích nhưng ít ra bạn cũng có thể biết được cuốn sách bạn sắp đọc hấp dẫn, lôi cuốn đến mức nào.

Các “Giáo sư hàn lâm” nói về lý thuyết thì rất nhiều, điều quan trọng là cách làm và mức độ kiên trì của bạn.

Tóm lại, sách là người bạn gần gũi, hữu ích nhất với mỗi người chúng ta. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao tri thức, tầm hiểu biết, góp phần tự hoàn thiện bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề