Tại sao công chức không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Viên chức nhà nước có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Tôi là công chức nhà nước thông qua thi tuyển và có quyết định công chức năm 2004, mức lương hiện hưởng 4.98 x 7% vượt khung. Năm 2016 tôi được tổ chức quyết định điều động sang làm Viên chức đơn vị hội đặc thù, mức lương vẫn giữ nguyên, mỗi năm tăng 1% vượt theo quy định. Đến tháng 6/2019 BHXH bắt buộc tôi phải đóng BH thất nghiệp:Quy định này có đúng hay không?

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề viên chức nhà nước có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp; Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 như sau:

“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp..”

Như vậy, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Tại sao công chức không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172

Bên cạnh đó, Điều 2 Luật viên chức năm 2012 quy định như sau:

“Điều 2. Viên chức 

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Như vậy bạn là viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc nên bạn vẫn thuộc đối tượng phải đóng BHTN. Việc cơ quan BHXH bắt buộc bạn phải đóng BHTN là đúng quy định pháp luật.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề viên chức nhà nước có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Làm việc ở 3 công ty có phải đóng BHTN ở cả 3 hợp đồng lao động không?

Người lao động nước ngoài có phải đóng BHTN không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp

Anh/chị cho mình hỏi trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức thì có đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Mong sớm được giải đáp! Mình cám ơn nhiều!

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ vào Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định:

“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;…”

Thứ hai, quy định về cán bộ, công chức, viên chức:

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

“Điều 4. Cán bộ, công chức

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tại sao công chức không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; …”

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Luật Viên chức năm 2012 quy định:

“Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Kết luận:

Từ các quy định trên có thể thấy:

– Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam được làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà không phải làm việc theo hợp đồng lao động. Vậy nên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

– Viên chức làm việc theo hợp đồng lao động nên thuộc vào trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2019

Quy định về bảo hiểm thất nghiệp đối với người giúp việc

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172  để được tư vấn trực tiếp.

Đối tượng nào phải đóng bảo hiểm thất nghiệp? Công chức, viên chức có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Luật Minh Gia giải đáp vấn đề này như sau:

 1. Luật sư tư vấn Luật Việc làm

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào tham gia quan hệ lao động cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, nếu bạn đang có thắc mắc liên quan đến đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bạn có thể tìm hiểu các quy định của Luật Việc làm hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư chuyên môn. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến trợ cấp thất nghiệp bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Câu hỏi tư vấn: Xin chào Luật sư công ty Luật Minh Gia. Mình đang tìm hiểu về bảo hiểm thất nghiệp, tình cờ gặp đoạn tư vấn hỏi: “Tôi hiện đang làm việc tại một Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã, được tuyển vào biên chế năm 2001, trước đây hàng tháng chỉ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Nhưng vào đầu năm 2015, kế toán cơ quan trừ thêm 1% để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy cho tôi hỏi tôi đã được tuyển vào biên chế chính thức vì sao phải đóng bảo hiểm thất nghiệp? Số tiền này sẽ giải quyết thế nào khi tôi làm việc đến tuổi hưu mới nghỉ?". Nhưng câu trả lời chưa rõ ý lắm. Vậy cho tôi hỏi: Tôi đã được tuyển vào biên chế chính thức vì sao phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ? Nếu vậy thì có phải cả Bí thư hay chủ tịch huyện (thị xã) cũng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Căn cứ theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, cụ thể tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 có quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 về mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Qũy bảo hiểm thất nghiệp thì:

“1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”

Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm có người làm việc theo hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc. Theo đó, mức đóng hàng tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp do người lao động đóng là 1%. 

Theo thông tin bạn cung cấp không nói rõ bạn  là công chức hay viên chức nên chúng tôi xét trên hai trường hợp:

Thứ nhất, nếu bạn là viên chức: 

Điều 2. Viên chức - Luật viên chức 2010 quy định: 

"Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Như vậy, nếu bạn là viên chức thì bạn được xác định là làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Do đó trong trường hợp này bạn thuộc đối tượng tham gian bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, việc đơn vị trừ 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng vào tiền lương của bạn là đúng quy định của pháp luật. 

Thứ hai, nếu bạn là cán bộ, công chức:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật về làm quy định về đối tượng tham gia BHTN thì cán bộ, công chức không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Do đó, nếu bạn là cán bộ, công chức nhưng đơn vị vẫn trừ 1% tiền BHTN hàng tháng là không đúng với quy định của pháp luật. 

Về việc Bí thư và Chủ tịch UBND có thuộc đối tượng đóng BHTN hay không? Thì theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thì Bí thư và Chủ tịch UBND được xác định là cán bộ. Do đó, 2 chức danh này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cán bộ, công chức có thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp không? . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.