Tại sao hắt xì

Hắt hơi là phản xạ tự nhiên của con người, nhưng hắt hơi ra mùi hôi thoát ra từ miệng, mũi, thì hãy cẩn thận vì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe về đường hô hấp, nhất là bệnh viêm xoang. 

Hắt hơi là gì?

Hắt hơi là cơ chế phản xạ của cơ thể, với khả năng tự làm sạch mũi, nên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi hắt hơi có mùi lạ như ngọt, chua, hôi… thoát ra từ mũi, miệng thì báo hiệu cơ thể bạn đang mắc bệnh.

Hệ thống mũi xoang thông nhau bởi các lỗ dẫn lưu. Mũi là cửa ngõ của cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, khói, bụi… Bộ phận này có tác dụng làm ẩm, ấm, lọc sạch không khí trước khi đi vào phổi. Và có tiết ra dịch nhày để tống vi khuẩn, virus ra ngoài cửa mũi.  

Khi các yếu tố dị nguyên từ môi trường xâm nhập vào mũi và gây kích thích lớp thảm nhày trong mũi và cổ họng, tín hiệu được gửi tới não bộ, kích hoạt phản xạ hắt hơi để loại bỏ vật lạ ra khỏi khoang mũi. 

Lúc này, mắt bạn thường nhắm lại, vòm miệng mềm, lưỡi gà ép xuống trong khi mặt sau lưỡi nâng lên để chắn lối thông khí từ phổi đến miệng, làm cho không khí được đẩy ra ngoài qua đường mũi. Hắt hơi là phản ứng tự nhiên, thường xảy ra đột ngột, đẩy ra với lực bắn mạnh kéo theo dịch nhày, giọt bắn nhỏ, vi khuẩn, virus… Vì vậy mỗi khi hắt hơi bạn phải lấy tay che mũi, miệng để không làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. 

Hắt hơi ra mùi hôi cảnh báo bệnh viêm xoang

Hắt hơi chỉ diễn ra nhanh trong vài giây sẽ không gây cho bạn khó chịu. Tuy nhiên, hắt xì ra mùi hôi, kèm chảy nước mũi liên tục, đau đầu thì có thể bạn đang bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Theo tờ The Sun, nếu bạn cảm thấy hắt hơi ra mùi hôi khó chịu thì có thể đã bị viêm mũi xoang. Căn bệnh này ngày nhiều người dễ mắc và dễ tái phát trong điều kiện thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, ô nhiễm. Trong quá trình hình thành viêm mũi xoang, niêm mạc mũi bị phù nề, chất nhày ứ đọng không thoát ra được, lỗ thông xoang tắc nghẽn tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.  Khi dịch nhày chảy xuống họng gây viêm họng, làm bạn phải khịt khạc, khiến hơi thở có mùi hôi. Còn khi bạn hắt hơi, chúng được giải phóng ra khỏi mũi xoang cũng gây ra mùi hôi. 

Viêm xoang là một bệnh khá phổ biến, không gây nguy hiểm tính mạng nhưng làm khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Nên đi khám để các bác sĩ kê kháng sinh giúp loại bỏ viêm nhiễm và mùi hôi khó chịu này.

>>> Quan tâm thêm: ngạt mũi lâu không khỏi.

Cách phòng hắt hơi ra mùi hôi

Để tránh bị hắt xì ra mùi hôi, bạn nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích vùng mũi xoang. 

  • Giữ nhà cửa, văn phòng thông thoáng: Không gian nơi ở, nơi làm việc cần được dọn sạch, hút bụi thường xuyên để tạo sự thoáng đãng, trong lành. 
  • Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng thì không nên nuôi thú cưng hoặc tránh tiếp xúc với lông thú, bằng cách cắt tỉa bớt, dùng dụng cụ loại bỏ lông bám khỏi ghế sofa, giường, nệm…
  • Vệ sinh máy điều hòa định kỳ 6 tháng/lần. Khi sử dụng điều hòa bạn kết hợp thêm máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm, quạt trần để tăng độ ẩm, dễ thở hơn. 
  • Kết hợp xịt, rửa mũi bằng thuốc thảo dược an toàn, điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh và giảm các triệu chứng viêm xoang.

>>> Tìm hiểu thêm: ngạt mũi kéo dài vì đâu?

Chữa hắt hơi ra mùi hôi bằng thảo dược hiệu quả

Hắt hơi ra mùi hôi, bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng bằng các “mẹo” truyền tai…. Việc tự chẩn đoán bệnh và chữa trị không đúng bệnh, không có cơ sở khoa học có thể khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên phức tạp hơn. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Cùng với đó, thay đổi thói quen tại nhà, giữ vệ sinh mũi họng sạch sẽ. Ngay từ khi chớm viêm mũi xoang, bạn điều trị bằng thuốc thảo dược và hàng ngày rửa mũi bằng nước muối sinh lý [Nacl 0,9%], kết hợp xịt mũi bằng thuốc thảo dược. Việc điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu viêm xoang cấp sẽ đem lại hiệu quả trị dứt điểm. Trường hợp viêm mũi xoang cấp và mạn tính, thì đòi hỏi sự kiên trì, duy trì uống thuốc từ 3 tháng trở nên để loại bỏ virus, vi khuẩn tích tụ trong những hốc xoang, loại bỏ triệu chứng hắt hơi ra mùi hôi.

Thật bất tiện khi đang giao tiếp với đối tác, đang nói chuyện với người yêu… lại dừng giữa chừng, che tay lên mũi để hắt xì hơi! Theo dân gian, mỗi lần bị hắt hơi, người đối diện phải chúc “sức khỏe” để mong rằng người hắt hơi không ốm.

Nguyên nhân hắt hơi

Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như lạnh, các chất kích thích [bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…]. Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường, hoặc hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng. Đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường hay sự nở rộ của các loài hoa xuân cũng khiến những người bị dị ứng mũi họng rất ngại, họ biết trước được rằng cứ đến mùa đó họ lại bị hắt hơi thường xuyên nên rất khó chịu mà không thể tránh được [trừ khi họ thay đổi môi trường sống]. Nhưng hoa đào và hoa mai lại rất ít khi gây dị ứng do đó những người có cơ địa dị ứng cũng không phải e dè khi tiếp xúc trực tiếp.

Hắt hơi có phải là dấu hiệu báo sắp ốm?

Hắt hơi ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của những người bệnh, nhất là những nghề thường xuyên phải giao tiếp trực tiếp. Ngày nay, do sự biến  đổi nhiều mặt của khí hậu cũng như cuộc sống hiện đại phải làm việc trong công sở – nơi có những phòng kính kín sử dụng điều hoà đã làm tăng số lượng người bị hắt hơi lên đáng kể. Người bệnh có thể hắt hơi từng cái một hoặc hắt hơi từng tràng, vài chục cái một lúc rất khó chịu. Hắt hơi hay xuất hiện vào buổi sáng khi vừa thức giấc hoặc đang từ ngoài bước vào phòng điều hoà. Căn cứ vào biểu hiện của hắt hơi, bác sĩ có thể phân loại một cách tương đối nguyên nhân gây hắt hơi là do viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi dị ứng. Hiện tượng hắt hơi thường kèm thêm dấu hiệu chảy mũi và ngạt tắc mũi, đau nhức đầu.

Như trên đã nói, hắt hơi là triệu chứng thường gặp ở những người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, hơn nữa bệnh lại có tính chất gia đình. Khi khám thấy niêm mạc mũi của những người này thường phù nề, nhợt nhạt hoặc có màu tím nhạt, có thể có những khối gọi là polip do sự thoái hoá của niêm mạc mũi trong tình trạng bị viêm lâu ngày gây nên. Cần tìm đúng nguyên nhân để cắt dấu hiệu hắt hơi. Ở một số người bệnh, hắt hơi xuất hiện vào những mùa nhất định trong năm.

Làm gì khi bị hắt hơi?

Những người hay bị hắt hơi như vậy phải biết tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, đeo khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng, trước khi vào phòng điều hoà nên hít một hơi thật sâu sau đó thở ra khi bước chân vào phòng để không khí ấm hơn ngay khi hít hơi lần hai rồi quen dần với không khí đó… Nếu dấu hiệu đi cùng là ngạt mũi ngày càng tăng, dịch mũi chảy ra màu vàng xanh, phải điều trị kết hợp với kháng sinh, chống viêm sớm vì lúc này có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn của viêm xoang. Việc điều trị không kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm thanh khí, phế quản làm cho thời gian uống thuốc kéo dài và người bệnh sẽ lâu phục hồi. Trường hợp cần thiết chỉ định phẫu thuật nội soi cũng được đặt ra để giải quyết tình trạng polip mũi..

Nguồn : bác sỹ trực tuyến

Bạn đọc thân mến!

Việc thường xuyên thay đổi đột ngột khí hậu môi trường, sự tiếp xúc nhiều lần với các dị nguyên gây dị ứng, sự bất thường về giãi phẫu của hốc mũi làm cho lỗ thông bị tắc hay việc điều trị không dứt điểm của các căn bệnh về đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh phiền toái này.

Các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp tương đối giống nhau. Nên việc nhầm lẫn trong việc chẩn đoán là điều khó tránh khỏi ở nhiều người. Tuy nhiên, nếu hiểu về bệnh và biết lắng nghe cơ thể, bạn có thể nhận biết bệnh thông qua một số triệu chứng mà bệnh mang lại, việc bạn bị hắt hơi thường xuyên cũng là một trong những vấn đề khó khăn để giúp bạn nhận ra bạn đang bị bệnh gì? Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết Bị hắt xì thường xuyên là triệu chứng của bệnh gì? Và các căn bệnh sẽ có những cách hắt xì hơi khác nhau như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

Hắt xì hơi xảy ra khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố kích thích như bụi, mùi hành, phấn hoa, lông các con vật…. Tình trang hắt hơi sau đó có thể ngưng lại hay bị tiếp diễn liên tục rồi kèm theo chảy nước mũi, ho, thậm chí mất tiếng. Trường hợp nảy xảy ra khi thời tiết thay đổi theo mùa, nhiệt độ, độ ẩm với những người có cơ địa thương xuyên bị dị ứng.

Xem thêm: Thuốc trị tiểu đường Pocadia

Hắt hơi ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn, nhất là đối với những ai thường xuyên giao tiếp. Hiện nay do sự biến đổi không ngừng của khí hậu cũng như cuộc sống ngày càng hiện đại, làm tăng số lượng người bị hắt xì hơi lên đáng kể, trường hợp hắt xì hơi thường xảy ra vào các buổi sáng trời trở lạnh, hay khi mới bước vào phòng điều hòa. Thường khi bị hắt xì hơi thường xuyên và có dấu hiệu liên tục, những lúc đó là bạn đã bị một số bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm mũi dị ứng.

Hắt xì hơi có phải là triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra hay không? Và những thông tin liên quan về bệnh viêm mũi dị ứng

So sánh đôi nét về viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hình thành không phải do tổn thương như viêm xoang mà là do sự thích nghi của cơ địa mỗi người với tác nhân gây bệnh. Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng hệ miễn dịch của mũi trước các tác nhân kich thích từ môi trường bên ngoài như thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, lông thu vật, nấm mốc, khi các tác nhan này tác động đến cơ thể người qua một số đường như hít thở, ăn uống hoặc qua da.

Viêm mũi dị ứng do trực tiếp dị nguyên bên ngoài xâm nhập đó có thể là bịu bẩn, nấm mốc, lông thú, hóa chất, thời tiết, thức ăn… Những điều này ảnh hưởng rất lớn vào hệ thống niêm mạc mũi nếu gặp trường hợp cơ địa dị ứng sẽ gây ra những tràng hắt hơi khá dài và liên tục. Còn viêm xoang xuất phát từ môi trường, các nấm mốc, vi khuẩn, virus hay các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng như bệnh lí về răng miệng, dạ dày, tai, phổi…Nguyên nhân này thường không gây ra chứng hắt xì hơi liên tục như viêm mũi dị ứng.

Nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, và so sánh xem hắt xi hơi thường xuyên có phải là do viêm mũi dị ứng gây ra hay không?

Triệu chứng viêm mũi dị ứng gồm

Hắt xì hơi thường xuyên: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh, những cón hắt hơi thường mang tính đột ngột, hắt hơi liên tục, nhiều lần, kéo dài nhiều phút, và thường xuyên tái phát ở trong đợt dị ứng.

Ngứa mũi: là triệu chứng xảy ra sớm nhất, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy ở bên trong mũi rất khó chịu giống như bị côn trùng cắn.

Chảy nước mũi: người bệnh hay bị chảy nước mũi cả 2 bên, dịch màu trong suốt và không có mùi. Mũi thường sản xuất các chất nhầy để có thể ngăn cản các chất như bụi, phấn hoa, chất nhầy thường chảy từ phía trong trước mũi và mặt sau cổ họng.

Nghẹt mũi: Do bị chảy nhiều nước mũi và niêm mạc bị phù nề nên làm cho ngạt mũi, có khi bị ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi.

Ho và đau họng: Ho là một phản ứng tự nhiên để có thể làm sạch cổ họng khỏi các giọt chất nhầy tiết ra từ mũi. Khi bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng bạn cũng có thế bị ho do bị sưng viêm ở cổ họng và đau họng.

Vậy hắt xì hơi là một triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng.

Từ những thông tin trên ta thấy vấn đề thắc mắc của bạn khi bị hắt xì thường xuyên là triệu chứng của bệnh gì? Đã được giải đáp một cách cụ thể. Mong rằng bạn sẽ điều trị kịp thời khi triệu chứng của bệnh mới tái phát ở giai đoạn đầu, để bệnh không làm ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống hằng ngày và bệnh có thể mau chóng khỏi hẳn.

Tuy rằng bệnh viêm mũi dị ứng không có những triệu chứng nào đáng lo ngại về tính mạng, nhưng bênh lại gây không ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì thế bạn cần chữa trị một cách nhanh chóng khi có nhứng biểu hiện của bệnh gây ra

Tham khảo thêm: Thuốc trị viêm xoang Tốt nhất 2020

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! .

Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe!!!

Video liên quan

Chủ Đề