Tại sao khi mùa đông lại bị giật điện

Nguyên nhân vì sao hễ cứ đến mùa đông, nhiều người bị điện giật tanh tách khi vô tình chạm vào đồ vật kim loại, co kéo chăn, hay chỉ là chạm vào nhau...?

Vào mùa đông, khi thời tiết giá lạnh và hanh khô, nhiều người thường lo sợ khi đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, thậm chí chạm vào nhau cũng "giật"...

Theo các chuyên gia, hiện tượng này có tên là hiện tượng tĩnh điện. Và việc bạn bị "giật điện" kia là vì bạn bị giật tĩnh điện.

Năm nay thấy nhiều người phàn nàn vì bị giật tĩnh điện nhiều hơn, vì sao lại thế nhỉ? Tuy nhiên, đừng lo lắng nhé, theo các nhà khoa học, hiện tượng này không hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Theo Wikipedia, tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm "tĩnh" trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.

Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao [có xu hướng cách điện hoặc cản trở dòng điện].

Những ảnh hưởng của tĩnh điện rất quen thuộc với cuộc sống thường ngày vì hầu hết mọi người đều có thể cảm thấy, nghe thấy và nhìn thấy các tia lửa điện khi một điện tích thừa bị trung hòa khi ở gần một vật dẫn lớn [ví dụ như dây nối đất].

Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác.

Tóc cũng dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông.

Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó. Đó cũng là lý do vì sao khi bạn vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Tóc cũng dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông. Bạn có thể thấy vào mùa đông, mỗi lần bỏ mũ hoặc cởi áo len, áo khoác ra, sẽ thấy những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên 1 cách kỳ quặc.

Nguyên nhân là do tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện khô hanh, sẽ khiến cho tóc dễ sinh ra tĩnh điện, hoặc ma sát với lược chải, quần áo len…

Quay trở lại câu hỏi trước, nhiều người thường kêu năm nay bị giật tĩnh điện nhiều. Và thủ phạm chính là... độ ẩm trong không khí sụt giảm.

Theo giới nghiên cứu, nước là một chất dẫn điện tốt. Độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều, gây nên hiện tượng tĩnh điện.

Độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn.

Hay nói đơn giản, độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn.

Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông: Làm sao để phòng tránh?

Mặc dù thông thường không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nào nhưng tĩnh điện có thể gây phiền toái, thậm chí nguy hiểm. Năng lượng làm tóc bạn dựng đứng cũng có thể làm hỏng đồ điện tử, gây cháy nổ. Tất nhiên điều này cực kỳ hiếm gặp trong cuộc sống nhưng không loại trừ hết được nguy cơ nên mọi người cần hết sức cẩn trọng.

Để chủ động phòng tránh hiện tượng tĩnh điện trong những ngày giá rét này, chúng ta cần:

- Không đi giày dép bằng chất liệu cao su

Vì đây là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi vô tình đi qua tấm thảm bằng len, ni lông… Thay vào đó nên chọn giày da…

- Tăng cường độ ẩm cho không khí

Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí xuống khá thấp. Việc sử dụng máy phun sương, tạo ẩm... ở nhà sẽ giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.

- Chú ý chọn chất liệu quần áo

Những đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện rất tốt. Vì thế, mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

- Xoa kem dưỡng ẩm cho tay thường xuyên

Việc chăm sóc làn da, đặc biệt là thoa kem dưỡng cho tay sẽ giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp. Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.

- Sử dụng giấy dryer sheet

Đây là loại giấy gần giống như giấy ăn, nhưng mỏng hơn và thường được dùng trong quá trình sấy khô quần áo. Dryer sheet có nhiều tác dụng như làm mềm sợi vải, giúp cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo, và ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Theo Khoevadep

01/07/2022 06:45

GD&TĐ - PGS.TS Phạm Hồng Quang, Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu hệ thống tín hiệu thông minh giúp hạn chế tai nạn xảy ra ở giao cắt đường sắt.

30/06/2022 06:10

GD&TĐ - ThS Phạm Văn Hiệp đã nghiên cứu, chế tạo chiếc máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời giúp thành phẩm đạt được chất lượng cao, giữ được cấu trúc, màu sắc và hạn chế tối đa sự biến đổi các giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu.

29/06/2022 06:37

GD&TĐ -Lúa ma hay còn gọi là lúa trời xâm hại các cánh đồng ở Thanh Liêm [Hà Nam] có giá trị khoa học rất lớn.

24/06/2022 17:00

GD&TĐ -Chiều 24/6, Công đoàn Trường ĐH Giao thông vận tải [Hà Nội] tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Chuyển đổi số: Thời cơ và thách thức đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động”.

28/06/2022 13:17

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã cải thiện quá trình quang hợp tự nhiên, giúp cây phát triển hiệu quả trong bóng tối.

27/06/2022 10:50

GD&TĐ -Bề mặt chức năng chống dính ướt, băng tuyết trên vật liệu kim loại [nhôm, sắt, đồng] cho thấy hiệu năng tốt trong môi trường làm việc lạnh giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo hướng công nghiệp.

27/06/2022 08:53

GD&TĐ -Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển đã phát triển một cảm biến siêu nhỏ để phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vòng vài phút.

26/06/2022 12:12

GD&TĐ -Trên hành trình tạo ra nguồn năng lượng tái tạo, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, Công ty Kitekraft ở Munich [Đức] đang tạo ra các nhà máy điện gió bay, bao gồm một máy bay điện có dây buộc được gọi là diều.

25/06/2022 22:55

GD&TĐ -Các nhà khoa học cho biết, hàng nghìn loại virus bí ẩn được phát hiện gần đây trong các đại dương trên thế giới có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái. Theo nhóm nghiên cứu, một phần của tình trạng này là do khả năng “lập trình lại” các vật chủ mà virus lây nhiễm.

24/06/2022 06:45

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng đã ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng cảm biến đo lường quán tính [IMU] và từ tính để thiết kế, chế tạo một mẫu xe AGV.

23/06/2022 11:50

GD&TĐ - Sử dụng công nghệ plasma chiếu có thể làm rau quả tươi lâu, không ảnh hưởng đến dưỡng chất.

23/06/2022 09:55

GD&TĐ - Năm nay, ngày Hạ chí ở Bắc bán cầu rơi đúng vào ngày 21/6. Đây được coi là “ngày dài nhất trong năm”. Ngày Hạ chí là một sự kiện trong các hiện tượng thiên văn của năm.

23/06/2022 06:45

GD&TĐ - Hệ sinh thái y khoa online do giảng viên Huỳnh Lê Thái Bão [Trường ĐH Duy Tân] sáng lập.

16/06/2022 10:02

GD&TĐ - Nhựa được biết đến là có khả năng tồn tại trong môi trường nhiều năm.

16/06/2022 06:48

GD&TĐ - Nhiều năm qua, các phong trào, hội thi về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học [NCKH] trong sinh viên.

13/06/2022 20:26

GD&TĐ - Chiều 13/6, tại Trường ĐH Ngoại thương đã diễn ra Lễ ra mắt Hệ sinh thái kết nối các trường đại học Châu Á [PAMS] và phát động Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Khoa học Dữ liệu.

11/06/2022 17:00

GD&TĐ - Cách làng Noli ở vùng Ligura của Italia 40m ngoài khơi là 6 mái vòm hay còn gọi là bầu sinh quyển có hình dạng như một bầy sứa khổng lồ dưới đáy đại dương.

11/06/2022 13:13

GD&TĐ - Loài cá hề nenmo vốn chỉ sinh sống ở vùng quần đảo Trường Sa, nay được các nhà khoa học lai tạo thành công. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện được việc lai tạo này.

08/06/2022 10:37

GD&TĐ - Trận hạn hán khắc nghiệt tại Iraq làm thành phố 3.400 tuổi ngủ say dưới một hồ chứa trên sông Tigris ở miền Bắc Iraq lộ diện và các nhà khảo cổ đã đua nhau khai quật di tích trước khi mực nước sông dâng trở lại.

08/06/2022 06:40

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM gồm Trần Minh Quang, Huỳnh Đỗ Trang Nguyệt, Nguyễn Sơn Cảnh, Phạm Hoàng Hải Nguyên, Trần Vĩnh Nhựt mới đây đã sản xuất thành công rượu lên men từ hạt mít.

Video liên quan

Chủ Đề