Bảng chú giải trên bản đồ là gì

Địa lí 6 bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Giải bài tập Địa lý 6 Kết nối tri thức

46 18.945

Tải về Bài viết đã được lưu

Địa lí 6 bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ có lời giải chuẩn theo chương trình sách mới. Giải bài Địa lý 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải sách Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

>> Bài trước: Địa lí 6 bài 3 Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Địa lí 6 bài 4 Kết nối tri thức

  • I. Phần mở đầu
  • II. Phần nội dung bài học
    • 1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
    • 2. Đọc một số bản đồ thông dụng
    • 3. Tìm đường đi trên bản đồ
  • III. Phần luyện tập và vận dụng
    • Luyện tập 1 Địa lí 6 KNTT trang 112
    • Vận dụng 2Địa lí 6 KNTT trang 112
    • Vận dụng 3 Địa lí 6 KNTT trang 112

I. Phần mở đầu

Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ

II. Phần nội dung bài học

1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a] Kí hiệu bản đồ

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 108:Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích

Gợi ý trả lời

Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích:

  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta...
  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp,...

b] Bảng chú giải

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 109: Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, cho biết:

- Bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.

- Hãy kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.

Gợi ý trả lời

- Bảng chú giải thứ hai của bản đồ hành chính, bảng chú giải thứ nhất của bản đồ tự nhiên.

- Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô [ngôi sao đỏ], Thành phố trực thuộc trung ương [chấm tròn tô đỏ], đường sắt [đoạn thẳng liền màu đen].

- Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu [các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần], đỉnh núi, độ sâu [hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143], phân tầng độ sâu [các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần].

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

3. Tìm đường đi trên bản đồ

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 111

1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.

2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.

Gợi ý trả lời

1/ Các địa điểm:

  • Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nằm trên đường Yersin;
  • Ga Đà Lạt là điểm bắt đầu tuyến đường sắt;
  • Bảo tàng Lâm Đồng nằm trên đường Hùng Vương.

2/ Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.

  • Từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt xuôi theo đường Yersin tới ngã tư đường Nguyễn Trãi - Yersin [khoảng 600 m], sau đó đi về hướng Đông Bắc [khoảng 500 m], rẽ phải sẽ là Ga Đà Lạt.
  • Từ Ga Đà Lạt đến ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin [khoảng 500 m], từ ngã tư đó đi theo đường Phạm Hồng Thái [khoảng 1 km] đến đường Hùng Vương, Bảo tàng Lâm Đồng nằm trên đường Hùng Vương.

III. Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 Địa lí 6 KNTT trang 112

Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?

Gợi ý trả lời

Kí hiệu mô tả các đối tượng sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ:

Sông:

Mỏ khoảng sản:

Vùng trồng rừng:

Ranh giới tỉnh:

Nhà máy:

Vận dụng 2Địa lí 6 KNTT trang 112

Sưu tầm bản đồ du lịch Hà Nội, sau đó tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc Gia đến Nhà hát Lớn Hà Nội.

Gợi ý

Vận dụng 3 Địa lí 6 KNTT trang 112

Tìm hiểu về một ứng dụng bản đồ trên thiết bị điện tử [điện thoại thông minh, máy tính,…] và tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định [Thừa Thiên Huế] trên ứng dụng đó.

Gợi ý trả lời

Sử dụng Google Maps để tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định [Thừa Thiên Huế].

>> Bài tiếp theo: Địa lí 6 bài 5: Lược đồ trí nhớ Kết nối tri thức

Trên đây là chi tiết lời Giải Địa lí 6 bài 4 sách Kết nối tri thức. Tham khảo bài soạn sách tương ứng Địa lí 6 sách Cánh Diều và Địa lí 6 sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Tham khảo thêm

  • Địa lí 6 bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
  • Địa lí 6 bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí Kết nối tri thức

Để học tốt môn Địa Lí, các em cần tìm hiểu rõ về bản đồ. Bài 4 Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ Địa Lí 6 kết nối tri thức giúp các em tìm hiểu thêm về bản đồ.

BÀI 4

KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

Học xong bài này, em sẽ:

  • Đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
  • Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • Biết tìm đường đi trên bản đồ.

Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ.

1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a. Kí hiệu bản đồ

Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta phải sử dụng các dấu hiệu quy ước gọi là kí hiệu bản đồ.

Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, có thể là những hình vẽ, màu sắc,… được dùng một cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. Người ta thường sử dụng ba loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

Em có biết?

Thứ tự các kí hiệu trong bảng chú giải được sắp xếp phụ thuộc vào nội dung chính mà bản đồ thể hiện. Ví dụ: Ở bảng chú giải của bản đồ tự nhiên, các kí hiệu thể hiện địa hình được đưa lên đầu, sau đó là các kí hiệu thể hiện sông ngòi, đường giao thông, ranh giới, điểm dân cư,…

Câu hỏi: Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.

b. Bảng chú giải

Trên bản đồ, các kí hiệu được giải thích trong bảng chú giải, thường được bố trí ở phía dưới bản đồ hoặc những khu vực trống trên bản đồ.

Câu hỏi: Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, hãy:

  • Cho biết bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.
  • Kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

a. Cách đọc bản đồ

– Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

– Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

– Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

– Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

– Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

b. Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính

– Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới ở trang 96 – 97, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ.

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.

– Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ.

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: thủ đô, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.

3. Tìm đường đi trên bản đồ

Để tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích [ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết], đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

Câu hỏi:

  1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.
  2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.

Luyện tập và vận dụng

  1. Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoáng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

  1. Sưu tầm bản đồ du lịch Hà Nội, sau đó tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia đến Nhà hát Lớn Hà Nội.
  1. Tìm hiểu về một ứng dụng bản đồ trên thiết bị điện tử [điện thoại thông minh, máy tính,…] và tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định [Thừa Thiên Huế] trên ứng dụng đó.

>> Xem thêm: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Related

Video liên quan

Chủ Đề