Tại sao kiêng đánh con bằng chổi

Dưới đây là những lưu ý mẹ nhất định phải nắm rõ khi chăm sóc bé sơ sinh để con luôn được an toàn và phát triển cách tốt nhất.

Khi mang trẻ sơ sinh ra ngoài

Thông thường khi mới sinh con, chính bản thân người mẹ và đứa bé đã phải hạn chế ra ngoài để đảm bảo được sức khỏe cũng như sự an toàn của hai mẹ con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải mang em bé dưới 3 tháng 10 ngày tuổi ra ngoài.

Theo dân gian, khi đưa con ra ngoài, mẹ hãy chấm một chút nhọ nồi hoặc son lên trán của bé để tránh được những vía dữ và tác động xấu khác.

Sau khi gặp nhiều người lạ, bé có thể sẽ khóc dữ dội nên sau khi mọi người đã đi khỏi, mẹ có thể tiến hành đốt ít lá thơm có tính sát khuẩn để khử sạch không khí.

Ngoài ra, vì sức đề kháng của bé còn rất yếu, dễ mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên khi đưa bé ra ngoài, các mẹ nên lưu ý chuẩn bị trang phục thích hợp cho con.

Song song đó, cần che kín các phần quan trọng như đầu, cổ, tay, chân và kiểm tra đồ đạc mang theo thật kỹ lưỡng cũng như tránh để bé tiếp xúc với quá nhiều người cùng một lúc.

Khi trẻ khóc liên miên không dứt

Trẻ sơ sinh khóc mãi không dứt là tình trạng khiến không ít bà mẹ trẻ phải đau đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, trong đó, dân gian hay giải thích là do bé khóc dạ đề [nếu khóc không dứt vào ban đêm].

Một số mẹo sẽ giúp bé không khóc nữa mẹ có thể áp dụng như xông khói bồ kết, để một vài tép tỏi hoặc cành dâu ở đầu giường ngủ. Các lá này đều có tính sát khuẩn và làm sạch không khí trong phòng.

Với khóc dạ đề, mẹ hãy kiểm tra xem trong các món mình ăn vào có thành phần caffein, các chất gây dị ứng hoặc có thành phần lạ không.

Một số món mẹ ăn vào có thể khiến con phản ứng dữ dội. Nếu bé bú sữa công thức, hay xem lại thành phần coi có chất nào trẻ dị ứng không. Một số bà mẹ chọn cách massage cho con vì điều này luôn giúp con cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy nhiên, khi bé khóc việc đầu tiên mẹ bắt buộc phải làm vẫn là kiểm tra xem con có đi vệ sinh hoặc có điều gì bất thường hay không. Xác định nguyên nhân rõ ràng, mẹ hãy tiến hành tiếp theo các biện pháp cần nhé!

Không treo những bức tranh kỳ dị trong phòng trẻ

Căn phòng của trẻ sơ sinh nên được bố trí và bày biện ngăn nắp, gọn gàng, không nên để quá nhiều gương lớn cũng như những bức tranh kỳ dị, có màu sắc u ám trong phòng của trẻ.

Điều này có thể khiến bé khóc hoài không dứt, khó ăn khó ngủ và đặc biệt là hình thành ấn tượng thị giác khiến tính cách của bé cũng trở nên kỳ dị, hung dữ như tính chất những bức tranh ấy.

Không những thế, phòng của bé luôn bừa bộn, ngổn ngang là một điều hoàn toàn không tốt vì chúng sẽ phá đi dòng chảy năng lượng tích cực, tạo cảm giác mơ hồ, hỗn loạn không tốt cho ý thức của trẻ.

Kiêng chụp ảnh bé khi ngủ

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, khi em bé đang ngủ thì cơ thể nằm im bất động, mắt nhắm nghiền giống như người chết nhắm mắt xuôi tay, nên các cụ quan niệm rằng chụp ảnh em bé khi ngủ là điềm xui xẻo nên cần phải kiêng tuyệt đối.

Không nên để người lạ ôm hôn trẻ sơ sinh

Trong những tuần đầu đời của trẻ, tiếp xúc với vi trùng và vi khuẩn là vấn đề nghiêm trọng. Hôn và không rửa tay khi tiếp xúc với trẻ có thể lây truyền các bệnh không mong muốn cho trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn rất non yếu để có thể chống chọi, bảo vệ. Bố mẹ nên yêu cầu mọi người không hôn bé và rửa sạch tay trước khi ôm, bế bé.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng nên tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, nơi công cộng, nơi có nguy cơ lây bệnh cao. Sau khoảng thời gian này, bé sẽ sẵn sàng những cuộc phiêu lưu cùng bố mẹ, nên cần kiên nhẫn 1 chút trong thời gian này nhé.

Treo chùm tỏi đầu giường

Mẹ nhớ dặn người nhà treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con. À cũng đừng quên may một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé nha. Với hai mẹo nhỏ dùng tỏi này, bé sẽ ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, ít bệnh này bệnh nọ.

Mẹo này đã có từ rất lâu đời, theo em nghĩ thì một là ông bà quan niệm củ tỏi xua đuổi tà khí, vong hồn sợ tỏi nên không dám đến gần quấy nhiễu bé.

Hai là củ tỏi là một loại thuốc dân gian cực kỳ hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết… nên để nó bên cạnh bà đẻ và con nít có thể sát trùng không khí phần nào, ngừa cảm bệnh cho hai mẹ con.

Dùng cành dâu xua đuổi tà khí

Cuối cùng, em tặng thêm cho các mẹ một mẹo nhỏ nữa để bé ngoan, ngủ ít giật mình hơn là trên giường bé sơ sinh nằm nên để sẵn một cành dâu tằm nhỏ [cành tươi càng tốt nha mẹ]. Ông bà bảo là để cành dâu như vậy sẽ giúp xua đuổi tà khí.

* Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo theo phunutoday.vn

Khi trẻ con không nghe lời, thay vì kiên nhẫn dùng lời lẽ để phân tích cho chúng hiểu điều gì đúng điều gì sai thì có nhiều phụ huynh lại ra tay đánh con. Nhưng sau những lần động tay đó là nỗi ân hận, thậm chí có người còn hại đến sức khỏe của con mà không hề hay biết. Vì vậy, khi quá tức giận khi con không nghe lời, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng: “Đôi bàn tay của cha mẹ là để ôm con, che chở cho con chứ không phải để đánh chúng”. Trên thực tế, càng đánh trẻ con chúng càng không nghe lời. Cho đến bây giờ, rất nhiều cha mẹ không biết được, trẻ con ở trong 3 độ tuổi mà chúng ta không được động thủ. Đó chính là:

- Trẻ con dưới 3 tuổi

Đây là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ không được “động thủ”. Bởi vì trong giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Chủ yếu là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện, và hoàn toàn vô thức. Nếu trừng phạt trẻ trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sinh lý của chúng, thậm chí sức khỏe của chúng cũng bị đe dọa. Trẻ con vốn nhút nhát và cần phát triển một cách toàn diện hơn. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục chúng, những đứa trẻ ấy sẽ ám ảnh, lo lắng và hoảng sợ. Chúng sẽ không dám tin tưởng và gẫn gũi cha mẹ, sau đó là hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý.

Đối với những đứa trẻ gây rối một cách vô cớ, cha mẹ không cần giải thích quá nhiều. Phải cho chúng biết khóc không có tác dụng. Đồng thời cha mẹ có thể thể hiện cảm xúc giận dữ để ngăn chặn sự gây rối của chúng, chúng nhìn thấy được sẽ lập tức dừng ngay hành động của mình.

Trẻ con sau 6 tuổi luôn nhớ những gì cha mẹ làm với mình [Ảnh: Internet]

– Trẻ con sau 6 tuổi

Trẻ con sau 6 tuổi đã bắt đầu hiểu được mọi lý lẽ. Song song đó, chúng bắt đầu hình thành lòng tự tôn một cách sâu sắc. Khi cha mẹ la mắng, chúng đều nhìn thấu được, thậm chí là ghi nhớ trong lòng.

Giáo sư tâm lý đại học Harvard đã thử nghiệm với trẻ em. Họ đã phát hiện, trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của chúng chiếm đến 96% so với người lớn. Đến 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu. Nguyên nhân là trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, trung bình chúng phải chịu 20.000 lần tổn thương. Sự tổn thương này đến từ các bậc cha mẹ, cho nên sự la mắng của cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, nghiêm trọng hơn là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần. Chúng bắt đầu sợ tất cả mọi thứ, sự hiếu kì và sự tưởng tượng cũng từ đó giảm dần.

Với những đưa trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ nên dùng phương pháp giáo dục mềm mỏng hơn. Và đặt niềm tin rằng, nếu chúng ta cố gắng giải thích chúng sẽ hiểu chuyện. Cha mẹ nên học cách lắng nghe chúng, cố gắng hiểu được nội tâm của chúng. Rất nhiều phụ huynh áp đặt con cái sống theo cuộc sống mà mình mong muốn, nhưng không hề hay biết đó chỉ là mình muốn, còn khi chúng không muốn, thì điều đó với chúng là đau khổ.

Cha mẹ cần học cách tiếp cận chúng, nói chuyện với chúng như những người bạn. Khi gặp phải khó khăn gì, hay chúng làm sai chuyện gì nên thương lượng, trao đổi, tìm phương pháp giải quyết. Khi cha mẹ tức giận, tốt nhất đừng dạy con. Bởi vì khi tức giận sẽ mất đi lý trí, hãy đợi bình tĩnh rồi nói cho trẻ hiểu, chúng sai ở đâu, thì khi đó chúng sẽ tiếp thu tốt hơn.

– Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn

Những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên luôn nổi loạn một cách mãnh liệt. Vì chúng chưa hình dung được mình đang lớn và vẫn còn hoài niệm về lúc còn bé. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng nhanh chóng phản ứng lại chứ không e sợ như lúc còn bé. Trong giai đoạn này cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với chúng. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ. Chỉ có tôn trọng và thấu hiểu chúng, bạn mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng.

Cha mẹ nên nhớ một điều: Dạy dỗ một đứa trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng nên người. Đây là một quá trình khá dài và gian nan, bậc làm cha làm mẹ cần kiên trì, nhẫn nại. Đối với mỗi lứa tuổi, cha mẹ cần học hỏi và cố gắng trau dồi những phương pháp giáo dục thích hợp mới có thể dạy chúng nên người./.

Video liên quan

Chủ Đề