Vợ của pytago là ai

Tiểu sử nhà toán học vĩ đại Pytago

Pytago [570 – 500 TCN] Pytago – nhà toán học và triết học Hi Lạp cổ đại.

Pytago sinh ra ở Xamôt, một hòn đảo lớn nằm ở ngoài khơi biển Êgiê, cách bờ biển Tiểu Á không xa.

Hồi trẻ, ông đi Ai Cập Babilon và ở lại các nước đó 12 năm trời để học tập toán và thiên văn học. Khi trở về nước, thấy sống không phù hợp với phe dân chủ đang nắm chính quyền, ông di cư sang thành phố Crôtôn [Nam Italia], rồi sang đảo Xixilia. Ở đây, ông đã chiêu tập học sinh và tổ chức ra trường phái Pytago. Trường phái này đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của toán học và thiên văn học.

Pytago được mệnh danh là “người thầy của các con số”. “Con số” của Pytago chính là toán học ngày nay. Ông không để lại một công trình viết nào. Ngoài định lý về đường huyền mang tên ông [thực ra định lý này đã được người Babilon khám phá ra trước ông một nghìn năm], người ta đã gán cho ông phát minh những định lý về tổng số các góc của tam giác, về hình đa giác đều, mở đầu việc tính những tỉ lệ…

[570 – 500 TCN]

Pytago còn có những nhận thức đúng đắn về mặt thiên văn học như cho Trái Đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định [học thuyết của ông về sau được nhà thiên văn học BaLan Côpecnich tiếp thu và phát triển].

Về mặt khoa học học, Pytago và học trò của ông đạt được nhiều thành tựu, nhưng về mặt tư tưởng chính trị của ông lại là phản động. Pytago coi những con số là nguyên tố và nguồn gốc của mọi vật và nâng toán học thành một tín ngưỡng. Chẳng hạn ông cho một số chữ số mang lại thành công, mang lại điều tốt lành, một số chữ số khác lại mang lại tai nạn, rủi ro. Pytago và các học trò của ông coi tinh thần cũng là con số. Nó bất tử và được truyền từ người này sang người khác. Việc đề cao vai trò của con số, tuyệt đối hóa nó như cơ sở của thế giới và của sự vận động, tách rời con số khỏi thực tế vật chất đã đưa trường phái Pytago đến chủ nghĩa duy tâm, phục vụ cho tôn giáo

Công thức toán học của Pytago được áp dụng đa số vào mặt hình học, mà quan trọng nhất là công thức trong tam giác vuông.

Tin tức - Tags: nhà toán học, Pitago, Pytago
  • Tiểu sử nhà toán học Bunhiacôpxki

  • 20 nhà Toán học vĩ đại đã làm thay đổi thế giới

  • Bài tập tính giá trị biểu thức – Toán nâng cao tiểu học

  • Bổ đề Bezout

  • Câu đố mẹo về đo lường

  • Một số bài cảm thụ văn học tham khảo lớp 3 có giải

  • Chia sẻ bộ tài liệu trắc nghiệm Vật lý lớp 10, 11, 12

Nếu hỏi một kiến thức Toán học mà đến bây giờ mọi người vẫn nhớ thì chắc sẽ rất nhiều người nói về công thức tính diện tích hình thang: Muốn tính diện tích hình thang, đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào, rồi đem nhân với chiều cao, chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. Và thêm một định lý quen thuộc hằn sâu vào ký ức mỗi người chính là Định lý Pytago.

Video giải thích những bí ẩn xung quanh định lý Pytago

Nhiều người gọi định lý Pitago bằng 1 cái tên khác là định lý 100 con bò. Theo truyền thuyết, vì quá vui sướng khi chứng minh được định lý trên, ông và các học trò đã giết liền 100 chú bò tốt để ăn mừng.

Đây là định lý có nhiều cách chứng minh nhất trong lịch sử Toán học. Nó thậm chí được coi là một biểu tượng toán học thâm thúy, bí ẩn, hay sức mạnh của trí tuệ; nó cũng được nhắc tới trong văn học, kịch bản, âm nhạc, bài hát, con tem và phim hoạt hình.

Thêm một điều ít ai biết là Định lý Pytago đã được biết đến từ lâu trước thời của Pythagoras, nhưng ông được coi là người đầu tiên nêu ra chứng minh định lý này. Cách chứng minh của ông rất đơn giản, chỉ bằng cách sắp xếp lại hình vẽ.

Nhà triết học Pythagoras

Cha đẻ của Định lý Pytago chết vì mấy... hạt đậu

Pythagoras sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN, là một nhà triết học người Hy Lạp.

Từ nhỏ ông đã là một người lỗi lạc, thông minh xuất chúng, được theo học nhà toán học nổi tiếng Thales, và chính Thales cũng phải kinh ngạc về tài năng của cậu. Để tìm hiểu nền khoa học của các dân tộc, Pythagoras đã dành nhiều năm đến ấn Độ, Babilon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lý, y học, triết học.

Năm 50 tuổi, Pythagoras thành lập một ngôi trường ở miền Nam nước Ý, nhận hàng trăm môn sinh, kể cả phụ nữ, với thời gian học gồm 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc. Chỉ những học sinh giỏi vào cuối năm 3 mới được chính Pythagoras trực tiếp dạy.

Có một giai thoại này kể rằng, do có nhiều mâu thuẫn nảy sinh, Pitago bị 1 toán người truy sát, ông mải miết chạy mà không cần biết mình sắp tới đâu chỉ để bảo toàn tính mạng. Thế nhưng được 1 hồi, Pitago phát hiện ra mình bị 1 cánh đồng trồng đậu chắn ngang.

Dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy, nhưng do trường phái Pythagoras nghiêm cấm đụng chạm hay sờ vào đậu dưới mọi hình thức nên Pitago thà chết chứ không chịu chạy ngang qua cánh đồng đậu thoát thân. Và rồi kết quả là ông phải bỏ mạng tại đây chỉ bởi những quy định kỳ lạ về hạt đậu!

[Tham khảo: BBC, The guardian]

Pytago sinh ra vào khoảng 570 TCN và đã sống những năm tháng đầu đời tại Samos, một hòn đảo Hy Lạp ở vùng biển Đông Aegean. Cha ông là Mnesarchus, một người buôn đá quý, còn mẹ ông là Pythais. Pytago có hai hoặc ba anh em ruột.

Một số nhà sử học cho rằng Pytago đã kết hôn với một phụ nữ tên là Theano và có một cô con gái tên là Damo, và một cậu con trai tên là Telauges. Số khác cho rằng Theano là học trò của Pytago, chứ không phải vợ ông. Tuy vậy, một số khác cho rằng Pytago chưa bao giờ kết hôn và cũng không có con.

HT

NGHĨA @@@@CUTE

Video liên quan

Chủ Đề