Tại sao người dân ngại thay đổi cơ cấu cây trồng

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Sông Lô

08:10 | 07/10/2021
|

Thực hiện nghị quyết của huyện ủy về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện, sau 4 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Sông Lô đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Thực hiện nghị quyết của huyện ủy về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện, sau 4 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Sông Lô đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ổi Đôn Nhân đã được đăng ký thương hiệu hàng hóa đặc sản cho sản phẩm nông nghiệp của huyện Sông Lô

Những thành quả trái ngọt

Triển khai thực hiện nghị quyết trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, giá vật tư đầu vào sản xuất tăng... tuy nhiên, với sự chủ động, tích cực, sáng tạo, ngành Nông nghiệp đã thực hiện đạt các chỉ tiêu nhiệm vụ chính của ngành.

Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hướng chất lượng, tiêu chuẩn VietGap, nông nghiệp hữu cơ. Qua đó từng bước giảm nghèo, thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2020 tăng 97,482 tỷ đồng so với năm 2016, trong đó: Ngành trồng trọt tăng 41,337 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi tăng 54,437 tỷ đồng. Ngành Dịch vụ nông nghiệp tăng 1,708 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp tăng 3,125 tỷ đồng. Ngành thủy sản tăng 7,231 tỷ đồng

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Học, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sông Lô cho biết: Những năm qua, ngành Nông nghiệp huyện Sông Lô luôn bám sát Nghị quyết tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch nâng tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, chuyển diện tích đất lúa sang trồng các loại cây ăn quả.

Từ đó xuất hiện nhiều mô hình đột phá trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, mang lại hiệu quả thực tế, nâng cao thu nhập cho đời sống nhân dân như ổi xã Đôn Nhân, chuối xã Cao Phong

Trong chăn nuôi, đáng chú ý là mô hình nuôi bò vỗ béo xã Cao Phong, nuôi lợn nái tại các xã Lãng Công, Hải Lựu, Đồng Quế, mô hình nuôi gà thương phẩm tại các xã Phương Khoan, Quang Yên, thị trấn Tam Sơn

Cũng theo ông Vũ Văn Học, trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ của tỉnh, hàng năm huyện đã triển khai thực hiện hỗ trợ tới người sản xuất một số giống hàng hóa quy mô lớn mang tính chất hàng hóa như bí đó, khoai tây...; các mô hình đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa đại trà.

Từ năm 2017 - 2020, huyện đã hỗ trợ cho các địa phương 77 máy lên luống, 122 máy làm đất công suất dưới 35 mã lực, 7 máy làm đất công suất trên 35 mã lực; 5 máy gặt liên hợp, 1 máy cấy, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

Chính sách hỗ trợ phát triển ngành Nông nghiệp luôn được quan tâm. Các công nghệ, tiến bộ khoa học được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, từ đó giảm bớt sức lao động, tăng năng suất chất lượng. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng, tiêu chuẩn VietGap, nông nghiệp hữu cơ.

Đến nay trên 90% diện tích canh tác được cơ giới hóa trong khâu làm đất, trên 80% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy. Trồng trọt bước đầu hình thành một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

Hiện tại, trên địa bàn huyện có 1 sản phẩm hàng hóa nông nghiệp là ổi Đôn Nhân được đăng ký thương hiệu hàng hóa đặc sản cho sản phẩm nông nghiệp của huyện và 1 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm [OCOP] tỉnh Vĩnh Phúc hạng 3 sao, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra

Có thể nói, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân.

Nhờ đó sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao; năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi đều tăng, đảm bảo an ninh lương thực.

Chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi tiếp tục tăng trong cơ cấu nông nghiệp của huyện. Đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.

Còn không ít khó khăn

Kinh tế có bước tăng trưởng khá nhưng chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm. Tiềm năng, lợi thế ở một số xã chưa được khai thác, huy động; chưa có chính sách, giải pháp đột phá hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhu cầu vốn để đầu tư cho ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rất lớn trong khi việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó công tác dồn thửa, đổi ruộng, tích tụ đất đai để hình thành các vùng sản xuất tập trung trong trồng trọt và chăn nuôi còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc đưa tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất và sản xuất theo chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, kinh tế hộ vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn, quy mô sản xuất nhỏ và chưa có sự liên doanh, liên kết, hợp tác với nhau.

Kinh tế trang trại, kinh tế tập thể chậm phát triển. Các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản còn ít, hiệu quả chưa cao, khối lượng sản phẩm hàng hóa không đều, tính cạnh tranh thấp. Chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Đó là những khó khăn đã và đang kìm hãm sự phát triển của ngành Nông nghiệp huyện Sông Lô.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sông Lô Vũ Văn Học cho rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn nêu trên bắt nguồn từ việc sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết bất lợi, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp còn thấp so với các ngành nghề khác, vì vậy ít có doanh nghiệp đầu tư mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi; lực lượng lao động nông nghiệp đang có xu thế già hóa gây trở ngại cho việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp.

Công tác thông tin, tuyên truyền nội dung của Đề án chưa thường xuyên,liên tục; việc triển khai thực hiện một số nội dung của Đề án của một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện

Để giải quyết những khó khăn trên, theo ông Học, trong thời gian tới Sông Lô tiếp tục tập trung đầu tư khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản là thế mạnh của huyện theo hình thức gia trại, trang trại gắn với tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từng ngành hàng nông, thủy sản; tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia [VietGAP]. Liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm với chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tiếp tục phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, của nhà nước về tầm quan trọng trong việc thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các ngành, các xã, thị trấn và người dân.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương này.

Bài, ảnh: Thiệu Vũ



Video liên quan

Chủ Đề