Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con

Đó là câu thành ngữ thuần Việt, chỉ Tình yêu, sự Hy sinh vì con của cáс bậc làm cha làm mẹ.

Cá chuối hay cá tràu, cá quả, cá lóc là một, nhưng được gọi tuỳ theo vùng miền, là loài cá nước ngọt sống phổ biếɴ ở ao hồ, kênh mương…

Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con

Đến mùa sinh sản, cá mẹ quây tổ trong cáс loài cây tʜủy sinh, đẻ trứng vào rồi nấp ngay phía dưới canh chừng cẩn мậᴛ. Cá con nở rất đông, đi thành đàn, còn gọi là bầy lòng ròng, con đâu mẹ đó.

Gặp chỗ nước động, ɴguy hiểм, cá mẹ hớp con vào miệng, lặn sâu. Đợi lúc bình yên, mẹ nhả đàn con tung tăng mặt nước hoặc gần bờ kiếм ăn, mẹ nằm ngay phía dưới trông con – suốt cho đến khi chúng lớn khôn, táсh đàn tự lập.

Chuyện kể rằng một hôm trời hạn rất lâu, ao cạn, thức ăn khan hiếm. Đàn cá con lao nhao, teo tóp vì chẳng kiếм được gì.

Chuối mẹ ᴛнươnɢ con, nhảy lên bờ sục sạo tìm thức ăn. Bất ngờ вắᴛ gặp đàn kiến, chuối mẹ nằm yên giả cʜếᴛ. Lũ kiến tưởng bở, pʜát tín hiệu hè ɴʜau kéo tới khuân về.

Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con

Trời nắng, đáм nhớt quanh người mẹ khô dần. Nhiều cú đốᴛ cùng cʜấᴛ độ.c buốt xươɴg, tê dại, chuối mẹ trân mình chịu trận, nghĩ tới đàn con sắp được no nê.

Khi đội quân kiến xúm xít đen đỏ khắp người. Chuối mẹ khẽ cong mình, chậm chạp trườn về phía ao, đất cát và đàn kiến ngày càng báм theo dày đặc. Chúng đốᴛ cả vào mắt, vào mang, khiến chuối mẹ choáɴg váng, đờ đẫn.

Đói, khát, мấᴛ nước, đuối sức… tưởng chừng cái cʜếᴛ ập đến bất cứ lúc nào, nhưng cứ nghĩ tới đàn con đang đói, cá mẹ lại tiếp tục trườn về hướng bờ ao.

Cuối cùng cũng tới được mé ao. Chuối mẹ dùng hết sức bình sinh tung lên cᴀo rồi bắn mình rơi tỏm xuống nước, hàng trăm con kiến nổi lềnh bềnh mặt nước, như đoàn quân của Pha-ra-ôn xưa đuổi theo dân Chúa, bất ngờ bị Biển Đỏ vùi lấp. Đàn chuối con đang đói lả, mừng rỡ tha hồ đớp lấy đớp để mớ thức ăn mà mẹ chúng dốc sức mang về.

Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con

Sáng sớm hôm sau, người ta thấy xáс chuối mẹ nổi lên trên mặt ao, và đàn cá con bơi quanh ngơ ngáс…

Câu tục ngữ dân gian: “Cá chuối đắm đuối vì con” của người Việt do vậy mà có.

Đọc khoảng: 3 phút

Cá chuối: Một loài cá nước ngọt (còn có nơi gọi là cá quả, cá lóc) rất chăm con. Nghĩa bóng: Cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình vì con cái. Còn có câu: Cá chuối đắm đuối về con.

Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con
Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con

Chuyện kể:

Có đàn cá rồng rồng[1], sống ở ao. Chúng theo mẹ cá chuối đi kiếm ăn, nhưng vì ao nhỏ, cá lại nhiều nên thức ăn chả có mấy. Đàn rồng rồng đói quá cứ nhao nhao lên mặt nước, mà chả kiếm được gì.

Một hôm, có một con cóc ngồi trên bờ ao, thấy đàn rồng rồng nhịn đói, thương hại mới nói với cá chuối mẹ rằng:

– Ở trên bờ nhiều kiến lắm. Chị mà lên đây thì no cả tháng.

Cá chuối mẹ mới hỏi:

– Ở trên ấy, chị còn nhảy đi kiếm được, chứ như tôi, không chân không tay, bắt thế nào được chúng.

Cóc mới bảo:

– Kiến nó thích cái nhớt của chị lắm! Chị chỉ cần nằm ở trên bờ một lúc là chúng bu đến đầy. Chị tha hồ mà ăn.

Cá chuối nghe có lý, lại nghĩ đến đàn con đang đói được ăn kiến thì chúng lớn biết chừng nào. Nó đành liều thân, quăng mình nhảy lên bờ ao. Nó nằm đó giả chết. Một con kiến thấy mùi cá tanh, chạy đến, rồi hai con, ba con. Chỉ một lúc, đàn kiến báo hiệu cho nhau có một con cá chết nằm trên bờ, nên cả đàn bu lại, vừa dự tiệc tại chỗ vừa tính chuyện đưa mồi vào tổ.

Xem thêm: Vì sao thời xưa gọi các cô gái là “Thiên kim tiểu thư”?

Tuy bị kiến cắn đau, lại thêm lên cạn, da khô tưởng muốn chết, nhưng cá chuối mẹ vẫn nghiến răng chịu đựng. Nó đợi cho đàn kiến bu đầy mới quăng mình nhảy tõm xuống nước. Hàng trăm con kiến nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đàn rồng rồng xúm lại, đớp thoả thích.

Cứ như thế, cá chuối mẹ lâu lâu lại tìm bờ nhảy lên kiếm thức ăn cho con bằng kiểu ấy. Nhưng một hôm, cá chuối mẹ nhảy lên quá xa bờ, nó lại chờ cho đàn kiến bu đến đông, da khô rộp cả, nó bèn vội vàng nhảy xuống. Nhưng lúc ấy, kiệt sức, nó giẫy lung tung. Đến khi tìm được ao thì cá chuối đã chết, nó chìm xuống tận đáy, đến chiều thì nổi lên. Biết chuyện cá chuối mẹ chết, con cóc thương xót mới nói rằng: Chị cá chuối này mới đáng thương làm sao, tận tình với con, đắm đuối vì con mà chết.

Lại nói đàn rồng rồng không thấy mẹ về, chúng bèn chia nhau đi kiếm mồi. Rồi chúng lớn lên, đến kỳ trưởng thành, nở trứng sinh con. Theo kế kiếm ăn của mẹ trước đây, chũng cũng nhảy lên bờ cho kiến bu, rồi cũng có con lại đắm đuối vì con như mẹ chúng, nên chịu chung số phận như mẹ.

Cá chuối nặng lòng vì con cho đến chết. Như truyện trên thì quả là loài vật cũng thấy rõ nghĩa vụ của mình. Chuyện này vừa là sáng kiến kiếm mồi cho con, vừa là cái nghĩa lớn để rồi phải hy sinh vì nghĩa cũng cam lòng.

Xem thêm: Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể "Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合"

Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ” của Tiêu Hà Minh – NXB Thông Tấn

[1] Rồng rồng: cá chuối non mới nở.

Tại sao nói cá chuối đắm đuối vì con
Ảnh do tác giả sưu tầm. Nguồn: Internet

Về nghĩa đen nói về tập tính của loài cá chuối:

Vợ chồng cá chuối (có nơi gọi là cá quả, cá lóc, cá tràu) từ khi đẻ trứng đã cùng nhau canh giữ, bảo vệ ổ trứng của mình không để các loài cá khác đến phá hoại. Khi trứng nở, vợ chồng cá chuối lại dẫn đàn con (rồng rồng) đi kiếm ăn, nó thường bơi quanh đàn con để đuổi lũ cá cờ, cá sặt chuyên săn và đớp lũ rồng rồng là món khoái khẩu của của cá cờ, cá sặt.

Cá chuối bảo vệ đàn rồng rồng từ khi còn là trứng đến khi to bằng ngón tay, tự kiếm ăn được và không bị loài cá khác đe dọa mới thôi.

Trong khi các loài cá khác chỉ đẻ trứng là xong, trứng tự nở cá con tự kiếm ăn rồi trưởng thành.

Cá chuối vì lo lắng cho đàn con, đã khổ thân lại còn nguy hiểm đến tính mạng.

Người đi câu cá chuối thấy tổ rồng rồng, quăng mồi nhử…cá bố mẹ tưởng lũ cá cờ, cá sặt đến giết con mình, đớp luôn “oẳng một cái”. Thôi xong! Toi đời luôn. Lên đĩa làm món ăn cho con người.

Có con cá chuối còn tự nhảy lên bờ để cho kiến bu đầy người, rồi lại nhảy xuống ao cho con nó ăn kiến. Một lần nhảy lên xa bờ quá, không nhảy lại xuống ao được, thế là chết khô và làm mồi cho kiến. Lũ rồng rồng dưới ao đợi mẹ, nhưng chúng có ngờ đâu mẹ chúng đã vì đàn con mà chết trên bờ ao lạnh lẽo.

….

Về nghĩa bóng nói về sự hy sinh cao cả của các bậc cha mẹ đối với con cái:

Đứa con từ khi còn là bào thai trong bụng, đã được các bà mẹ nâng niu, chăm sóc…kiêng khem đủ thứ, tuỳ theo điều kiện người mẹ ăn uống tẩm bổ đủ chất, để nuôi dưỡng sinh linh bé nhỏ của mình. Nào là thịt cá, hoa quả… có người ăn trứng ngỗng, quả óc chó, uống nước dừa hàng ngày, mục đích để đứa con khi chào đời khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú, thông minh học giỏi hơn người.

Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ.

Đã có bao nhiêu bà mẹ khi mang thai mới biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Bác sĩ khám chỉ định phải bỏ thai nhi thì mới cứu được mẹ. Nhưng người mẹ vẫn cương quyết giữ lại giọt máu của mình, khi đứa con bé bỏng vừa cất tiếng khóc chào đời, người mẹ chỉ kịp nhìn mặt con một lần đã vĩnh viễn rời xa cõi trần gian.

Tình yêu thương, lỗi vất vả nhọc nhằn của các bậc cha mẹ đối với con cái từ muôn đời đã được đúc kết thành những áng văn bất hủ, thành thơ, thành kịch, thành phim ảnh…mục đích cũng chỉ để gửi đi thông điệp cho người đọc, người xem…thấu hiểu đức hy sinh cao cả của cha mẹ đối với những đứa con của mình, dù trai hay gái, dù khôn hay dại…nước mắt cứ chảy xuống “cá chuối đắm đuối vì con” mà.

Nhiều người có quan điểm: Con cái lớn rồi, có vợ có chồng rồi, thì kệ nó “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào” hãy lo cho mình đi, đừng lo lắng cho con nữa. Quan điểm này chỉ đúng với những gia đình có con cái phát triển tư duy, sức khỏe bình thường, có việc làm; biết tự lo, tự lập cho cuộc sống của mình.

Với những gia đình không may có con bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ… thì cha mẹ khổ đến lúc chết không nhắm mắt được.

Có những người con được sinh ra và lớn lên trong gia đình khá giả, được nuôi dưỡng, ăn học tử tế, có công việc ổn định…nhưng bị sa ngã, chơi bời cờ bạc, tiêm nhiễm đủ loại tệ nạn xã hội, thành (dị bản) quậy phá gia đình…bố mẹ phải bán đất, bán nhà để trả nợ đậy. Nhưng hỡi ôi của nào cho thấu, cha mẹ đành ngậm ngùi chịu đựng đến mức của hết và con cũng mất.

Có nhiều gia đình con cái đều thành đạt, bố mẹ tưởng đã mừng vì về già có chỗ dựa, được gần gũi với cháu, với chắt…giúp trông cửa, quét nhà thôi cũng là hạnh phúc rồi. Nhưng lại phải vào trại dưỡng lão ăn ở, sinh hoạt như nhà trẻ…hằng đêm không ngủ được, chỉ lo ở nhà con cháu mình có đứa nào bị làm sao thì khổ. Muốn nhìn thấy con, bế tý cháu thôi mà không được.

Biết bao bà mẹ tiễn con lên đường đánh giặc, đất nước hoà bình, nhưng con mẹ không về, mẹ ngóng trông con dù chỉ là một nắm xương tàn trước lúc nhắm mắt, xuôi tay.

Sống đã khổ cả đời vì con, lúc sắp đi xa mẹ cha nào cũng muốn nhìn con lần cuối.

Có cụ hơn chín mươi tuổi, ốm lâu đã cấm khẩu, sự sống chỉ còn tính bằng phút, nhưng cố mở mắt nhìn, kiểm đếm từng người con xem đã đủ chưa? Vắng vài đứa, không thể đợi được nữa rồi…những giọt nước mắt cạn kiệt cuối cùng trào ra hai khoé mắt không đủ thấm đôi gò má nhăn nheo của mẹ. Mẹ đi rồi!!! Nhưng vẫn nhớ thương con.

Cuộc sống dù có đổi thay thế nào đi chăng nữa, xã hội có phát triển lên 4.0 hay 5.0…thì mẹ cha cũng vẫn hy sinh hết mình vì con.

Trong quá khứ, hiện tại và tương lai. CÁ CHUỐI đời nào cũng ĐẮM ĐUỐI VÌ CON.

Theo Chuyện làng quê