Tại sao phải siêu âm đầu dò

 

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học thiên về hướng siêu âm không gây ra ảnh hưởng đáng kể đối với cả cơ thể người mẹ và thai nhi. Nên trong sản phụ khoa, có khuyến cáo các thai phụ nên siêu âm thai ít lắm ba lần để theo dõi sức khỏe em bé.

Tổng quan về siêu âm chẩn đoán

Siêu âm, đúng hơn là vang siêu âm [echography], là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dựa trên nguyên tắc đo sóng âm vang lại rồi chuyển thành hình ảnh. Đầu dò phát sóng âm tần số cao xuyên vào cơ thể va vào cơ quan nội tạng sẽ dội ngược trở lại; phản âm này được đầu dò [detector] ghi lại, hệ thống máy tính sẽ chuyển đổi cường độ các phản âm này thành hình ảnh hiện lên màn hình.

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh [image diagnosis, imagery], không chảy máu [không xâm lấn, noninvasive], giúp phát hiện các bất thường về hình thái, chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng. Các rối loạn chức năng cần phải dựa vào các xét nghiệm, thăm dò khác, có lúc chỉ phát hiện chính xác sau khi em bé ra đời. Ví dụ như siêu âm hình thái học lúc thai 22 tuần tuổi chỉ phát hiện được 50% hội chứng Down do có biểu hiện bất thường trên siêu âm còn xét nghiệm “vàng” là xác định nhiễm sắc thể; Với dị tật tim thai, siêu âm cũng chỉ phát hiện được 40-80% trường hợp tùy thuộc chất lượng máy, bác sĩ siêu âm. Ngoài ra một số bất thường của thai nhi ở hệ thần kinh trung ương, hệ tim, siêu âm cũng không thể phát hiện được như bệnh lý xuất huyết não, nhũn não, bất thường chất trắng, chất xám... cần chụp cộng hưởng từ [MRI, fMRI] mới thấy được.

Các loại siêu âm

Siêu âm trắng đen [hai chiều] giúp nhìn thấy mức độ phản hồi của các cấu trúc thai mạnh yếu khác nhau nên cường độ sáng trên màn hình siêu âm của các cấu trúc sẽ khác nhau. Nhờ vậy, bác sĩ siêu âm phân biệt được đâu là gan, đâu là thận, đâu là ruột...

Siêu âm Doppler màu là kỹ thuật phối hợp siêu âm [hình ảnh] với kỹ thuật dùng Doppler để đo hướng và vận tốc của dòng chảy. Trong sản khoa, siêu âm Doppler màu được dùng để khảo sát tim thai và các mạch máu: hở van 2 lá, 3 lá của tim thai; vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi; đo các chỉ số trở kháng của động mạch rốn, động mạch não giữa... của thai nhi, qua đó đánh giá được tình trạng sức khỏe thai nhi để có chỉ định tiếp tục theo dõi hay cần chấm dứt thai kỳ, lấy thai ra vì thai đã có dấu hiệu suy.

Siêu âm 3D-4D, các sóng siêu âm sẽ được truyền xuống ở nhiều góc độ khác nhau và các sóng phản hồi [echo] sẽ được máy tính xử lý để tái tạo thành hình ảnh trên không gian ba chiều, bốn chiều. Do vậy, siêu âm 3D-4D thường được chỉ định để khảo sát thêm các cấu trúc như mặt thai nhi, các cấu trúc động như tim thai nhi. Độ chính xác của siêu âm 3D-4D thường luôn cao hơn máy trắng đen hay máy siêu âm màu.

Có thai nên siêu âm mấy lần?

rong hơn 9 tháng mang thai, hầu hết các cơ sở y tế đều đề nghị nên siêu âm thai tối thiểu ba lần vào các thời điểm sau:

* Từ tuần 11 – tuần 13: Xác định tuổi thai, tính ngày dự sinh, nghe tim thai, xác định thai đơn hay đa thai, tầm soát hội chứng Down thông qua các dấu hiệu của đột biến nhiễm sắc thể, kiểm tra các dị tật bẩm sinh, thoát vị cơ hoành.

* Từ tuần 21 – tuần 24: Kiểm tra tốc độ phát triển của các bộ phận như tay chân, cột sống, hộp sọ, tim, dạ dày, phổi… Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra các bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng nội tạng.

* Từ tuần 30 – tuần 32: Rà soát các bất thường thai nhi với độ chính xác cao hơn, kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn, nhau thai,…để nhận định về tình trạng sức khỏe của bé.

Siêu âm có hại không?

Siêu âm cũng là sóng cao tần, những sóng không có trong tự nhiên. Đã có nhiều tranh luận khoa học về tác hại của siêu âm đến con người, đặc biệt là thai nhi trong giai đoạn phôi khi đang tượng hình. Nhưng nói chung, cho đến hiện nay các nghiên cứu khoa học thiên về hướng siêu âm không gây ra ảnh hưởng đáng kể đối với cả cơ thể người mẹ và thai nhi.

Khi các bà mẹ mang thai, việc siêu âm không hề khiến họ đau hay có cảm giác khó chịu gì đặc biệt. Thậm chí, có bà mẹ siêu âm cả chục lần hay ghi hình lại cuộc thăm dò siêu âm để làm “kỷ niệm”.

Tuy nhiên, lời khuyên chính xác của y tế là siêu âm rất có ích nhưng cũng không nên quá lạm dụng.

TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
theo Dantri.com

Siêu âm đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán tình trạng của tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng,... để phát hiện sớm những bất thường về bệnh lý

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo là kĩ thuật siêu âm chẩn đoán chuyên sâu, được thực hiện bởi bác sĩ đã qua đào tạo về bệnh học và siêu âm sản phụ khoa. Trong quá trình siêu âm, một đầu dò siêu âm chuyên dụng sẽ được đưa vào bên trong âm đạo của phụ nữ, hình ảnh siêu âm thu được giúp bác sĩ chẩn đoán các bất thường ở tử cung; buồng trứng; vòi trứng; chẩn đoán mang thai giai đoạn sớm và ứng dụng trong khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn,...

Tuy nhiên, khi nhắc đến siêu âm đầu dò trong khám sản phụ khoa, rất nhiều phụ nữ tỏ ra ái ngại vì đây là phương pháp siêu âm qua đường âm đạo, đồng thời lo sợ việc đưa thiết bị vào bên trong âm đạo có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng hay mang các tác nhân gây bệnh xâm nhập bộ phận sinh dục của mình.

Vậy thực tế siêu âm đầu dò có những ưu nhược điểm gì, khi nào phụ nữ cần phải thực hiện kỹ thuật này và đâu là địa chỉ siêu âm đầu dò uy tín? Chúng ta sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc đó qua thông tin chia sẻ của phòng khám Vietmec cùng những chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu của chúng tôi. 

Siêu âm đầu dò âm đạo và ứng dụng trong khám sản phụ khoa

Không phải ngẫu nghiên các bác sĩ lại yêu cầu bạn thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo. Như chúng tôi đã nói, hình thức khảo sát này có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin vô cùng hữu ích trong khám sản phụ khoa, qua đó có thể tư vấn phương pháp điều trị thích hợp dành cho bạn.

Kiểm tra bất thường về tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng

Trong khám phụ khoa, khi muốn kiểm tra tình trạng tử cung; buồng trứng; ống dẫn trứng; cổ tử cung; đánh giá chất lượng, sự phát triển và tình hình rụng trứng,... các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo.

Đọc đến đây, nhiều bạn gái chưa từng quan hệ tình dục sẽ lo sợ việc siêu âm đầu dò sẽ làm rách màng trinh của mình. Thực tế, tùy từng đối tượng khám phụ khoa mà bác sĩ sẽ quyết định hình thức khám phù hợp. Phụ nữ chưa quan hệ tình dục thường không được chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo mà thay vào đó là siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò hậu môn và các xét nghiệm khác.

Siêu âm đầu dò ở phụ nữ mang thai

Khi nhắc tới siêu âm đầu dò, đa số các mẹ bầu đều tỏ ra rất lo lắng vì nghĩ rằng việc đưa đầu dò vào bên trong âm đạo có thể gây xảy thai, động thai hoặc tác động xấu tới thai nhi. 

Thực tế, bác sĩ Nguyễn Thị Mai, phòng khám sản phụ khoa Trung tâm y khoa 360 Lê Hoàn cho biết, siêu âm đầu dò thường được chỉ định thực hiện ở một số phụ nữ nghi ngờ có thai nhưng siêu âm ổ bụng không hiển thị hình ảnh phôi thai. 

Giải thích về việc này, bác sĩ Mai cho biết, trong những ngày đầu thai nhi mới hình thành kích thước còn quá nhỏ, vì vậy nó không thể hiển thị trên màn hình siêu âm ổ bụng. Thông qua siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ thấy được chính xác vị trí thai và kết luận về tình trạng phát triển của thai nhi.

Siêu âm đầu dò cũng là phương pháp rất hữu hiệu trong việc phát hiện sớm hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Chửa ngoài dạ con nếu không phát hiện kịp thời và xử lý hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng,... nguy hiểm tới tính mạng thai phụ. 

Với phụ nữ mới mang thai, siêu âm đầu dò còn giúp bác sĩ đánh giá tim thai ở thời điểm tuần thứ 6 - 8 của thai kì và chẩn đoán tình trạng phát triển của thai nhi. 

Mặc dù siêu âm đầu dò thường được thực hiện ở những phụ nữ mới mang thai những tuần đầu, tuy nhiên trong một số trường hợp bác sĩ vẫn có thể yêu cầu bạn siêu âm đầu dò ngay cả khi thai nhi đã lớn. Bác sĩ Mai cho biết, điều này thường xảy ra với những trường hợp thai lớn, đầu thai quay xuống dưới, nhau bám mặt sau,... che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo, cần phải siêu âm đầu dò để xác định vị trí bánh nhau.

Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật siêu âm đầu dò.

Trong khám sản phụ khoa, phương pháp siêu âm đầu dò đạt được những ưu điểm nhất định, góp phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa, hiếm muộn, vô sinh,... ở phụ nữ.

So với siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo cung cấp những hình ảnh rõ nét hơn về các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục, nhất là khu vực tiểu khung mà siêu âm ổ bụng không thể quét đến được, qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải. 

Bên cạnh ưu điểm vừa nêu, siêu âm đầu dò vẫn còn nhược điểm, đó là bác sĩ không quan sát được các tạng cao hơn trong ổ bụng và không phải trường hợp nào cũng áp dụng được.

Bác sĩ  Mai nói: "Để khắc phục nhược điểm của cả hai phương pháp siêu âm chẩn đoán, trong nhiều trường hợp, bác sĩ cần kết hợp cả siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm ổ bụng để có thể phát hiện được những bất thường một cách chính xác nhất".

Dấu hiệu phụ nữ nên thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo

Căn cứ vào những thông tin mà Vietmec vừa cung cấp, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, khả năng sinh sản và sức khỏe của con yêu, bạn nên đi khám và thực hiện siêu âm đầu do ngay khi nhận thấy mình đang gặp phải vấn đề về buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng hay nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu của các bệnh về buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng bạn nên lưu ý là:

- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kì kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít.

- Đau vùng bụng dưới.

- Khí hư ra nhiều và có màu sắc, mùi lạ như màu nâu, xám, kèm theo máu.

- Đau hoặc ra máu trong khi quan hệ tình dục.

- Tiểu tiện bất thường

- Dấu hiệu khác: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm niệu đạo,...

Trường hợp nào không nên dùng siêu âm đầu dò âm đạo?

Mặc dù siêu âm đầu dò mang lại rất nhiều thông tin hữu ích trong khám sản phụ khoa, tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn tuyệt đối không được thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo vì điều này có thể rất nguy hiểm.

Bác sĩ  Mai cho biết: "Trẻ em, trẻ vị thành niên, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay màng trinh chưa rách, người bị dị dạng bộ phận sinh dục tuyệt đối không nên siêu âm đầu do âm đạo. 

Bốn trường hợp đầu là những người chưa bị rách màng trinh, siêu âm đầu dò âm đạo có thể gây ra tác động khiến màng trinh bị rách, ảnh hưởng tới vấn đề trinh tiết của phụ nữ, phạm trù rất được coi trọng tại các nước Á Đông. 

Trong khi đó, với trường hợp người bị dị dạng bộ phận sinh dục thì bác sĩ có thể không đưa được đầu dò vào qua đường âm đạo, hoặc gây tổn thương cho các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục của bệnh nhân"

Ngoài các trường hợp nêu trên, phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt hay bị viêm nhiễm phụ khoa cấp tính cũng không nên thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo. Bác sĩ Mai cho biết, thực hiện kỹ thuật này trong những trường hợp vừa nêu có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng thêm. 

Lưu ý trước khi siêu âm đầu dò âm đạo

Để việc siêu âm đầu dò mang lại kết quả chính xác nhất, bạn nên thực hiện theo một số lưu ý trước khi siêu âm dưới đây:

- Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi siêu âm đầu dò, tốt nhất bạn gái nên mặc váy xuông vì khi đó bạn sẽ không cần tốn thời gian cho việc thay váy tại phòng khám/bệnh viện.

- Tùy thuộc và từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi tiểu hay uống nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm khoảng 1 tiếng để bàng quang trống rỗng hoặc căng đầy.

Bàng quang căng đầy cung cấp hình ảnh siêu âm ở các cơ quan vùng chậu rõ nét hơn, trong khi đó, bàng quan trống rỗng giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng hơn. 

- Không nên siêu âm đầu dò khi bạn đang trong chu kì kinh nguyệt. Thời điểm siêu âm đầu dò tốt nhất là sau khi sạch kinh nguyệt khoảng 3 đến 5 ngày. 

- Không sử dụng tampon trước khi siêu âm đầu dò âm đạo, nếu đang dùng tampon thì bạn cần tháo bỏ vật này ra. 

Video liên quan

Chủ Đề