Tại sao tác giả gọi vua nước Nam là đế chủ không phải là vương

Trang chủ » Lớp 7 » Soạn văn 7 tập 1

Câu 1 - Luyện tập [Trang 65 SGK] Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” [người Nam ở] mà lại nói “Nam đế cư’ [vua Nam ở] thì em sẽ giải thích thế nào?

Bài làm:

  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” [sách trời].
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” [vua của những vùng đất nhỏ]. Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” [vua nước Nam] để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Nam quốc sơn hà

Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn soạn văn câu 1 trang 65 Nam quốc sơn hà văn 7, soạn bài câu 1 trang 65 Nam quốc sơn hà văn 7, trả lời câu 1 trang 65 Nam quốc sơn hà văn 7, đáp án câu 1 trang 65 Nam quốc sơn hà văn 7

Lời giải các câu khác trong bài

Câu 1 [trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” [người Nam ở] mà lại nói “Nam đế cư’ [vua Nam ở] thì em sẽ giải thích thế nào?

Soạn cách 1

Trong bài thơ sử dụng cụm từ “Nam đế cư” chứ không phải là “Nam nhân cư” bởi :

- Đế: Vua [ thể hiện sự ngang hàng với nhà nước trung Hoa] khẳng định rằng, nước Nam có Vua  riêng chứ không phải là một nước nhỏ thuộc về Trung Hoa

- Trong một quốc gia, cần có người đứng đầu để duy trì, bảo đảm sự ổn định cho đất nước. Ở đây, khi nói là “Nam đế cư”, thì được coi rằng, đất nước có người đứng đầu, có người làm chủ, như vậy, giúp xác định được chủ quyền của dân tộc, không chịu sự chi phối của bất kì Vua nào khác. Là nơi có Vua ở, thì Vua mới có quyền quyết định trong mọi việc.

Soạn cách 2

Từ "đế" có nghĩa là vua – người đứng đầu, đại diện cho một quốc gia. Trong khi từ "nhân" – người có phạm vi hẹp hơn. Một nước có vua thì chắc hẳn sẽ có các thần dân cho nên có thể dùng từ “đế"”để nói chung. Bên cạnh đó, dùng từ đế còn khẳng định sự ngang hàng, bình đẳng giữa nước ta và phương Bắc.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” [người Nam ở] mà lại dùng “Nam đế cư” [vua Nam ở]?

Trả lời:

Quảng cáo

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” [sách trời].

- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” [vua của những vùng đất nhỏ]. Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” [vua nước Nam] để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Sông núi nước Nam Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Sông núi nước Nam này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” [người Nam ở] mà lại dùng “Nam đế cư” [vua Nam ở]?

Trả lời:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” [sách trời].

- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” [vua của những vùng đất nhỏ]. Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” [vua nước Nam] để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

Những câu hỏi liên quan

Trong câu 1 bài “Sông núi nước Nam”, tại sao tác giả không sử dụng “Nam nhân cư” [người Nam ở] mà lại dùng “Nam đế cư” [vua Nam ở]?

ĐỀ 1. Cho câu thơ: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ? Chép lại phần dịch thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
Câu 3: Em hiểu “ Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì?
Câu 4: Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố : cư [ở] và quốc [nước] ?
Câu 5: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về quan điểm sau: ”Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam”. [Là học sinh em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay].

Dùng từ " Nam đế " trong câu thơ đầu trong bài thơ Nam quốc sơn hà mà ko dùng từ khác vì:

-Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” [sách trời].

-Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

-Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” [vua của những vùng đất nhỏ]. Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” [vua nước Nam] để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Bản dịch Nam quốc sơn hà của Lê Thước – Nam Trân in trong Thơ văn Lý – Trần, năm 1977 - Ảnh: N.V.Học

Nhân lúc dư luận bàn nhiều về bản dịch bài thơ  bất hủ Nam quốc sơn hà trong sách giáo khoa lớp 7, TS Đoàn Lê Giang đưa ra nhiều thông tin và nhận định rất xác đáng.

Tuy nhiên, nếu hiểu sâu sắc hơn về bản gốc chữ Hán trong bối cảnh nhà Lý đang phải đối đầu với cuộc xâm lược của Hoàng đế nhà Tống ở nước láng giềng tự nhận là bá chủ thiên hạ, ta sẽ hiểu rõ thêm một ý tưởng vĩ đại của bài thơ này mà tất cả các bản dịch đều không thể hiện được.

Ý tưởng ấy nằm ngay ở câu đầu “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”, trong đó linh hồn của câu [và của cả bài] chính là chữ “Đế” mà tất cả các bản dịch đều chuyển thành “vua”  [“Nước Nam Việt có vua Nam Việt”, “Non sông nước Nam vua Nam coi”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”…].

Dịch như vậy vì các dịch giả đã quên rằng từ “vua” của chữ quốc ngữ lại bao hàm hai từ Hán là “Đế” và “Vương”. Tuy cùng có hàm nghĩa “vua”, nhưng hai loại vua này có địa vị cách nhau rất xa.

Các triều đại Việt Nam không bao giờ gọi tên nước láng giềng to lớn phía Bắc là Trung Hoa hay Trung Quốc, mà chỉ gọi theo tên các triều đại Tàu, hoặc gọi là “Bắc quốc”. 
Lê Vinh Quốc

Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, vua các triều đại phong kiến nước này [kể từ Tần Thủy Hoàng] đều lên ngôi Hoàng đế để khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, với sứ mệnh cai trị các dân tộc ở bốn phương xung quanh được coi là “Man-Rợ-Di-Địch”.

Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.

Bài thơ Nam quốc sơn hà chính là bản tuyên ngôn phủ định cái thế giới quan dẫn tới mối quan hệ phi lý đó, để khẳng định nền độc lập của nước ta với sự đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc [của Hoàng đế ta] với Bắc quốc [của Hoàng đế Tàu].

Như vậy, bài thơ đó cần dịch nghĩa là:

"Non sông nước Nam do Hoàng đế nước Nam ngự trị Sách trời đã định rõ như vậy Sao bọn giặc man rợ kia lại dám sang xâm phạm?

Chúng bay nhất định không thoát khỏi bại vong".

Theo đó, khi dịch “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” thành “Sông núi nước Nam vua Nam ở” sẽ làm yếu hẳn cái ý tưởng vĩ đại của bài thơ:  nền độc lập mà “vua Nam” khẳng định vẫn chưa thoát khỏi mối quan hệ “bá chủ-chư hầu” [vì “vua Nam” vẫn có thể độc lập với ngôi vị “Vương” do Hoàng đế Tàu phong cho!].

Chỉ khi nào giữ nguyên được “Nam Đế” [để đối sánh với “Bắc Đế”] thì cái quan hệ đó mới bị đập tan, để nhường chỗ cho quan hệ ngang hàng giữa Hoàng đế phương Bắc với Hoàng đế phương Nam. Bởi thế, dù dịch thơ theo cách nào cũng cần giữ nguyên chữ “Đế” hoặc giữ nguyên cả “Nam Đế”.

Cần lưu ý là ý tưởng vĩ đại về thiên hạ phân chia Nam - Bắc đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc với Bắc quốc của bài thơ này không phải là một trường hợp đột xuất, mà đó chính là một hệ tư tưởng vững bền đã tồn tại hàng nghìn năm qua các các triều đại Việt Nam độc lập.

Lý Nam Đế là vị vua Việt đầu tiên đã thách thức ngôi vị của Hoàng đế Tàu; và Đinh Tiên Hoàng đã chính thức mở ra thời đại mà tất cả các vua Việt Nam đều xưng Hoàng đế để đối sánh tương đồng với Hoàng đế nước Tàu.

Bản Bình Ngô đại cáo của Thái tổ Hoàng đế nhà Lê [do Nguyễn Trãi soạn] một lần nữa khắc sâu thêm hệ tư tưởng đó [bản dịch của Ngô Tất Tố]:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng Đế một phương.

Theo hệ tư tưởng này, các triều đại Việt Nam không bao giờ gọi tên nước láng giềng to lớn phía Bắc là Trung Hoa hay Trung Quốc, mà chỉ gọi theo tên các triều đại Tàu, hoặc gọi là “Bắc quốc”. Bởi thế, bản dịch Nam quốc sơn hà càng phải giữ nguyên chữ “Đế”.

LÊ VINH QUỐC

Video liên quan

Chủ Đề