Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Tết Nguyên đán đi tìm ý nghĩa gắn kết từ nồi thịt kho hột vịt

Dịp Tết Nguyên đán, nồi thịt kho hột vịt lại mang sức nặng cảm xúc, tinh thần gắn kết mọi thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến xuân về.

    Mục lục bài viết

  • 1. Thịt kho hột vịt có tên gọi khác là thịt kho tàu
  • 2. Món ngon ngày Tết Nguyên đánthắt chặt tình cảm gia đình
  • 3. Tết Nguyên đán có nồi thịt kho, cả năm nhà sung túc

Món ngon ngày Tết Nguyên đán thắt chặt tình cảm gia đình

Món ngon ngày Tết Nguyên đán tuy giản dị nhưng bao năm qua luôn giữ vị trí không thể thiếu trên mâm cơm Tết.

Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt có tên gọi khác là thịt kho tàu

Thịt kho hột vịt hay thị kho tàu tàu không lạ lẫm gì với nhiều người Việt. Nhất là những người sống từ miền Nam Trung Bộ trở vào trong. Ngày nào người ta cũng có thể làm món này để ăn nhưng khi Tết đến, họ vẫn làm, vì nó là một món ăn truyền thống của tất cả người dân.

Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Cái thú vị ở chỗ, cũng là thịt nhưng thiên biến vạn hóa, mỗi vùng một kiểu. Miền Bắc lạnh giá thì gọi là thịt đông, nấu không có nước dừa và trứng luộc. Những miền Nam nắng âm lại nấu bằng nước dừa với vị béo ngậy. Và miếng thịt heo được cắt vuông văn, lớn gấp 3 lần miếng thịt kho bình thường.

Ở miền Nam khí hậu nóng hơn miền Bắc nên không thể nấu thịt đông, do đó người miền Nam chỉ cần làm một nồi thịt lớn là có khả năng dự trữ khá lâu trong các ngày tết khi chợ chưa mở cửa.

Đặc điểm vùng sông nước khiến cho miền Nam chỉ có thể nuôi gia súc cỡ vừa & nhỏ và gia cầm nên nguồn trứng vịt và thịt heo (lợn) khá dồi dào. Nước dừa là loại thực phẩm rất phổ biến ở miền Nam do khí hậu nơi đây phù hợp với cây dừa, sự giao lưu tiếp biến với các tộc người như Hoa, Khơme ở đây ảnh hưởng đến ẩm thực của người Việt, món ăn thường có vị ngọt thanh của nước dừa hoặc chút đường. Những yếu tố trên đã góp phần hình thành nên món ăn gọi là "thịt kho trứng" hay "thịt kho tàu" (chữ tàu không phải là món ăn của người Hoa mà có ý nghĩa là lạt hay nhạt)

Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Rất nhiều người Việt nghe nói đến “kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miên dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tổng nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Món ngon ngày Tết Nguyên đánthắt chặt tình cảm gia đình

Thịt kho hột vịt, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết Nguyên đán của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm lục có ca màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường. kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị học của chút xì dâu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đo đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thông trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt là món ăn hiếm hoi xuất hiện trong cả thực đơn hàng ngày lẫn mâm cỗ Tết. Với thịt, trứng, vị đậm đà, màu sắc bắt mát, món ăn này mang đến sự ấm cúng, sum vầy. Sự hoà hợp các nguyên liệu thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui. Hương vị và ý nghĩa đã khiến thịt kho hột vịt trở nên quen thuộc và trường tồn cùng Tết Việt.

Tết Nguyên đán có nồi thịt kho, cả năm nhà sung túc

Chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ chén thịt kho tàu đặt cùng với chén cơm trắng nóng bốc hơi nghi ngút là thấy Tết Nguyên đán kề bên.

“Số cô không giàu thì nghèo

Ngày 30 Tết thịt treo trong nhà”

Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Đây vốn dĩ chỉ là câu ca dao châm biếm sự mê tín của người xưa, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đây cũng chính là một văn hóa của người Việt Nam khi Tết đến xuân về. Tết là trong nhà chuẩn bị thịt lợn để chế biến ra vô vàn món ngon. Nếu người miền Bắc sử dụng thịt lợn để xào bóng, để gói bánh chưng, để làm giò thủ thì trong Nam, người dân chỉ có một món mà ai nghe tên cũng thấy Tết về: thịt kho hột vịt.

Người dân miền Nam thường hài hước cho rằng thịt kho tàu cũng như hương vị của cuộc đời, phải đủ cay (của ớt), đắng (của nước hàng), mặn mà (của nước mắm), ngọt ngào (của đường phèn), trải qua vất vả, tôi luyện thì mới trở thành ngon ngọt.

Tại sao tết phải ăn thịt kho hột vịt

Khi người Pháp có mặt ở Việt Nam, món ăn họ cảm thấy bất ngờ nhất chính là thịt kho tàu. Thịt kho tàu Việt Nam thoát hoàn toàn khỏi công thức chuẩn mang quá nhiều đường của dân Quảng Đông (Trung Quốc). Ở Việt Nam, đặc biệt là Bắc Việt, thịt kho tàu là thứ để chứng minh một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội đói kém thủa ấy.

Chính người Pháp cũng là người biến thể cách ăn thịt kho tàu của người dân Việt Nam. Nếu trước đó, thịt kho tàu chỉ được ăn cùng cơm trắng thì chính bánh mỳ của người Pháp mang đến Việt Nam là một lựa chọn khác cho món thịt kho tàu.

Vào những dịp Tết đến, các gia đình Việt luôn nấu một nồithịt kho tàugồm thịt và trứng bên trong để dâng hương và ăn vào ba ngày Tết. Giờ đây thịt kho tàu không chỉ dùng trongmâm cơm ngày Tếtmà còn được dùng trong những bữa cơm thường ngày. Chỉ cần nghe hương thơm béo ngậy của nồi thịt kho tàu ăn cùng với cơm trắng, củ kiệu thôi là đã thấy Tết gần kề. Thế nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc của thịt kho tàu và ý nghĩa thịt kho tàungày Tết. Cùng Top lời giải tìm hiểu lý do Tại sao tết lại ăn thịt kho tàu dưới đây nhé!

1.Tại sao tết lại ăn thịt kho tàu?

Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàngcảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy - dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.Hột vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày Tết.

2.Thấy thịt kho tàu là thấy Tết

Trong các món ăn ngày Tết, thịt kho tàu là món luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm. Món ăn tuy đơn giản, tưởng dể làm mà làm thì không dễ, nhất là cách chọn thịt, cách ướp gia vị được pha trộn công phu, để món thịt kho thật đậm đà, đúng vị ngon như mong muốn cần có vài mẹo nhỏ để món thịt kho mềm và có màu nâu vàng sóng sánh.

Thịt kho tàu là món ăn hiếm hoi xuất hiện trong cả thực đơn hàng ngày lẫn mâm cỗ Tết. Với thịt, trứng, vị đậm đà, màu sắc bắt mát, món ăn này mang đến sự ấm cúng, sum vầy. Sự hoà hợp các nguyên liệu thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui. Hương vị và ý nghĩa đã khiến thịt kho tàu trở nên quen thuộc và trường tồn cùng Tết Việt.

Chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho đặt cùng với chén cơm trắng nóng bốc hơi nghi ngút là thấy Tết kề bên. Đó là tâm sự chung của các bạn trẻ khi được hỏi món ăn ngày Tết nào khiến họ ấn tượng nhất.

Một bạn du học sinh tại Pháp cho biết: “Đi học xa, tụi mình nhớ những món ăn gợi nhớ đến quê nhà lắm. Những ngày giáp Tết không về Việt Nam, mình loay hoay tự mua thịt heo, mua hột vịt về kho theo công thức mẹ dạy. Có khi ngồi chờ xoong thịt liu riu chín mềm, nghe mùi nước dừa hòa quyện với mùi thịt cứ lan tỏa trong bếp mà nhớ mẹ, nhớ nhà kinh khủng. Những bữa cơm xa quê, dọn ra mâm thấy có dĩa thịt kho tàu vàng nâu sóng sánh, có cảm giác như Tết vẫn đang hiện hữu dù mình cách xa “vạn dặm”. Với mình, thịt kho tàu không chỉ là một món ăn thuần Việt. Đó còn là hương vị kỷ niệm, là cảm giác ấm áp quây quần, là tiếng cười khen thịt sao mà mềm, mà đậm đà đến vậy của một ngày đầu xuân.”

3. Nguồn gốc và ý nghĩa thịt kho tàu

Thịt kho tàu là cách gọi khác của thịt kho trứng vịt, kèm với nước dừa sánh mịn, thơm ngon và béo ngậy. Nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ người Hoa do có chữ tàu, nhưng thực tế thì không phải vì đây là món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam, bắt nguồn từ người dân Việt Nam từ xa xưa.Thịt kho tàu có thể dùng trong nhiều ngày, phù hợp với khí hậu nóng ở miền Nam. Chính vì vậy nhiều người truyền tai rằngxưa kia khi tàu thuyền ra khơi,lênh đênh trên biển sẽ chuẩn bị một nồi thịt kho để có thể dùng được lâu, ăn trong nhiều ngày. Vì thếchữ tàu trong thịt kho được bắt nguồn từ đây.

Cũng theonhiều chuyên gia văn hóanhư nhà văn Bình Nguyên Lộc thìchữ tàu theo văn hóa miền Tây có nghĩa là mặn ngọt lờ lợdựa theo hương vị của món ăn, có vị ngọt của nước dừa và vị mặn của gia vị. Những dòng sông nước lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới gọi là sông Cái Tàu hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.