Tại sao trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi

Những trẻ 3 tuổi thường không có các hành vi thể hiện sự giận dữ nữa. Trẻ hay sợ bóng tối, muốn tách khỏi mẹ nhưng không xa mẹ. Chúng thường gọi cha mẹ lại nhiều lần để thể hiện tình yêu thương của mình. Sau đây là một số vấn đề trong giấc ngủ đêm và ngủ ngày cùng với lời khuyên của thầy thuốc:

Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết đi, biết nói, bước đầu tách khỏi mẹ, khẳng định bản thân. Trong khi mẹ ép con vào kỷ luật thì con lại muốn độc lập. Nếu không khéo dung hoà mâu thuẫn này thì trẻ rất dễ mất ngủ đêm.

Sự chú ý, quan tâm quá mức của cha mẹ khi con sắp ngủ cũng gây phản tác dụng. Cha mẹ càng “phớt lờ” đi thì con càng dễ ngủ. Nếu cha mẹ quá săn sóc con, sợ con ngã, sợ con chưa hiểu thì trẻ càng khó ngủ. Giường ngủ quá to cũng là một vấn dề. Nếu đặt con xuống giường rộng quá, trẻ sẽ thấy chống chếnh, vắng vẻ, hoảng sợ khi sắp đi ngủ và lúc thức dậy, sẽ lo lắng, sợ hãi vô cớ, kêu khóc và không dám ngủ.

Trẻ ở tuổi này thường thích các đồ chơi động. Chúng nhân cách hoá đồ chơi, dạy đồ chơi những lời bố mẹ đã dạy mình, thích bắt chước và bắt chước rất nhanh. Chẳng hạn, trẻ có thể lật cái xe làm con ngựa, đặt con búp bê làm học trò, còn mình làm bố mẹ hoặc cô giáo với những lời căn dặn như người lớn. Đó là trẻ bắt chước những lời của bố mẹ. Nếu trong những lời của bố mẹ có nhiều điều làm cháu sợ hãi thì giấc ngủ của cháu thường bị ảnh hưởng.

Trong một nghiên cứu về trẻ em 3 tuổi ở Anh, các nhà tâm lý học nhận thấy ở lứa tuổi này trẻ thường:

– Khó ngủ, hay đòi cha mẹ phải có mặt lâu với mình trên giường trước khi ngủ.

– Hay thức đêm, ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần hơn một giờ. Trẻ cũng có thể thức rồi lại ngủ tiếp ở giường bố mẹ.

Tóm lại, đây là lứa tuổi mở đầu giai đoạn tích cực tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trẻ biết nói và suy nghĩ, nghĩa là có thế giới bên trong, có ham muốn tự lập. Vì vậy, trẻ sẽ tách rời mẹ và thường xảy ra mất ngủ đêm.

Để khắc phục, phải có lịch biểu ngủ hằng tuần. Cha mẹ nên vạch mục tiêu rõ ràng, định kỳ cho con, chẳng hạn tuần này con phải ngủ ở giường con, không làm phiền cha mẹ ban đêm.

Sau đó, phải tìm và xác định nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ loại trừ hoặc thay thế tạm thời theo phương pháp “làm giảm dần”. Ví dụ: Đầu tiên, vào mỗi tối, cha đọc chuyện cho con nghe 15 phút trước giờ con ngủ. Hãy đọc đều cho đến khi con lơ mơ thì đặt nó vào giường. Những ngày sau, hãy rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục trên cho đến khi trẻ có thể ngủ ngon.

Theo một nghiên cứu khác ở Anh, những trẻ phải thức ít nhất một giờ mới ngủ được thường thức dậy ít nhất 3 lần/đêm, mỗi lần 20 phút, hoặc ban đêm hay đi lang thang vào phòng bố mẹ. Để khắc phục, cần phải vừa điều trị con vừa uốn nắn bố mẹ theo nguyên tắc sau:

– Giảm dần sự chú ý của bố mẹ đối với con.

– Tăng dần hành vi tốt của con.

– Cho con đi ngủ sớm hơn mọi ngày.

– Làm đủ các thủ tục ngủ.

Sau đó, thầy thuốc ghi lại kết quả để xác định hành vi và nguyên nhân của từng trẻ, điều trị riêng từng em có triệu chứng tâm lý. Em nào hưởng ứng thì hôm sau phải được khen thưởng ngay. Tiếp đó, người mẹ xem lại các tiến bộ đã đạt được và chỉ ra cách điều trị nào là thích hợp. Việc điều trị thường phải lặp lại 4-5 lần, kết quả thành công lên đến 90%.

Nếu con bạn không chịu ngủ ngày, bạn phải dựa vào lịch biểu ngủ, thống kê những giai đoạn con thức đêm, chống ngủ để có biện pháp khắc phục. Phương pháp đó như sau:

Bế con vào giường của mình, mặc quần áo và làm thủ tục ngủ [có thể kể chuyện đều đều, dông dài cho con nghe đến khi ngủ] rồi ngủ cùng với con. Việc này phải làm một cách êm dịu, nhẹ nhàng. Khi con ngủ thật sự, hãy bế con lại giường của nó. Trường hợp con không ngủ, thậm chí chồm dậy hoặc đi loanh quanh thì phải đưa bé vào. Nếu cháu hưởng ứng, phải kịp thời khen thưởng.

Trẻ ở tuổi tiền học đường thường ngủ tốt, chỉ bị rối loạn giấc ngủ khi hoạt động ngoại khoá quá nhiều, hoặc do có tác động của bệnh dị ứng. Vì vậy, phải tổ chức các hoạt động ban ngày cho phù hợp với lứa tuổi. Đối với trẻ không ngủ tốt [thường là do trước kia có nhiều thói quen ngủ xấu], khó thay đổi, cần phải huấn luyện lại công phu. Bố mẹ cần nghiêm chỉnh sửa chữa giấc ngủ này cho con vì nó ảnh hưởng đến học tập.

Đối với các bé mới chào đời, thì khóc đêm là tình trạng phổ biến. Nhưng với các bé 3 tuổi hay quấy khóc ban đêm cũng không phải là hiếm gặp. Một chia sẻ của mẹ bỉm sữa ở Hà Nội đã nhận được nhiều ý kiến cảm thông và lời khuyên hữu ích.

“Các mẹ ơi cứu em với!!! Chuyện là bởi vì bé nhà em năm nay 3 tuổi hay khóc đêm quá trong khi hồi nhỏ con rất ngoan. Từ khoảng hơn 3 tháng trở đi là con đã ngủ đêm một mạch , không hề quấy khóc . Vậy mà vài tháng trở lại đây, bé nhà em hay thức dậy vào ban đêm và gào lên rất to, em không làm sao dỗ được. Ban đầu em nghĩ hay do bé mới đi học, bị cô giáo quát mắng hoặc nô đùa với bạn nhiều nên đêm giật mình. Nhưng tình trạng này diễn ra được khoảng hơn một mà không chấm dứt thì em bắt đầu lo lắng . Tính em vốn cũng tin vào tâm linh nên khi bé đột nhiên quấy đêm thì mỗi lúc đi lễ chùa, em đều xin trời Phật phù hộ cho bé lại ngoan ngoãn như xưa. Nhưng mọi việc vẫn không có gì biến chuyển. Đêm nào bé nhà em cũng khóc, dỗ sao cũng không được, con khóc ngằn ngặt có khi còn nôn hết cả thức ăn tối vừa ăn xong. Nhiều hôm con còn dậy đến 2 lần để khóc, em bực quá mới phát một cái vào mông làm con càng khóc to hơn, nghĩ lại mà em vẫn thấy có lỗi. Vừa thương con ngủ không yên giấc vừa thương chồng mất ngủ hôm sau lại phải đi làm mà chẳng biết làm sao nữa. Có mẹ nào gặp tình cảnh như em không ạ?”.

Trên đây chính là chia sẻ của mẹ Thanh Tâm ở Hà Nội và cũng là nỗi lòng của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho các mẹ khi trẻ 3 tuổi ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc?

Trên thực tế có rất nhiều lý do dẫn đến trẻ hay khóc đêm mà các cặp bố mẹ rất ít biết đến. Theo tổng kết của các chuyên gia về Nhi khoa, một số nguyên nhân có thể kể đến trong số đó là:

Nguyên nhân nào khiến bé 3 tuổi khóc đêm?

  • Chế độ dinh dưỡng của bé nhà mẹ không đảm bảo:

Thiếu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất có thể làm cho thể trạng sức khỏe yếu đi, điều đó làm bé khó chịu và hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Do tâm lý của con không ổn định:

Bé 3 tuổi bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 nên tâm lý của con sẽ có những thay đổi nhất định. Ngoài ra, có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng của con còn yếu khiến con bị ốm, mệt và quấy khóc vào ban đêm. Bên cạnh đó, nếu bé mới bắt đầu đến trường thì cũng có những xáo trộn nhất định về mặt tâm lý.

  • Bé ngủ vào ban ngày quá nhiều:

Việc mẹ để cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc giữa đêm và quấy khóc nhiều.

  • Ánh sáng phòng ngủ của con không phù hợp

Không gian ngủ của con trẻ không được thuận lợi do có nhiều ánh sáng, có tiếng ồn ào lớn dẫn đến bé hay giật mình và tỉnh dậy quấy khóc khiến cha mẹ mệt mỏi.

Giải pháp nào cho mẹ khi con hay quấy khóc vào ban đêm?

Để giúp con khắc phục hiệu quả tình trạng khóc đêm và có được giấc ngủ ngon, trọn vẹn, trước tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân nào khiến con hay khóc đêm, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây.

Mẹ bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng

Trẻ 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về trí não và thể chất. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý bổ sung cho con đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như các vitamin, chất khoáng, chất đạm, chất béo, chất xơ, nguyên tố vi lượng, canxi, sắt, kẽm,… để con có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển được tốt nhất.

Tạo cho con môi trường ngủ thoải mái

Không gian yên tĩnh sẽ giúp cho trẻ có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Vì vậy, trước khi cho trẻ đi ngủ các mẹ nên tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, để đèn ngủ. Ngoài ra để giúp trẻ ngủ ngon hơn mẹ có thể hát ru hoặc mở những bài hát nhẹ nhàng để giúp các bé ngủ dễ dàng.

Không nên cho con đùa nghịch quá nhiều vào ban ngày

Đùa nghịch quá nhiều vào ban ngày và ngay trước giờ đi ngủ sẽ khiến tâm lý của con bị kích động và bé dễ bị giật mình tỉnh giấc. Chính vì vậy, mẹ nên hạn chế không nên cho con đùa nghịch quá nhiều vào ban ngày và nên hạn chế hoạt động của bé ngay trước giờ đi ngủ 2 tiếng nhé.

Cho con mặc quần áo rộng rãi trước khi ngủ

Một bộ quần áo có chất vải thoáng đãng, chất vải mềm mịn, khô thoáng sẽ giúp cho con có được sự thoải mái nhất khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé yêu của mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc xuyên đêm.

Giúp tâm lý của con ổn định

Như đã nói ở trên, việc tâm lý của con bị ảnh hưởng do mới đến trường, do bước vào giai đoạn khủng hoảng, do con bỗng nhiên sợ bóng tối, do gặp ác mộng,… mẹ cần trò chuyện nhiều và giúp con vượt qua giai đoạn này. Nếu vấn đề tâm lý của con ngày càng nghiêm trọng thì mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ sớm để khắc phục nhé.

Với những gợi ý trên đây chắc hẳn mẹ đã biết phải làm sao để giúp con vượt qua được giai đoạn 3 tuổi khó khăn, hay quấy khóc vào ban đêm rồi đúng không nào. Mẹ hãy thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất trên webmebe để có biện pháp chăm sóc con tốt nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề