Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa
Chăm sóc làn da trẻ sơ sinh

Con mới sinh, mụn hạt kê thường xuất hiện trên vùng trán, mũi và hai má của trẻ, những mụn này sẽ lan rộng theo thời gian gây ngứa ngáy. Nguyên nhân gây ra hạt kê ở trẻ là chưa rõ, nhưng có thể trong thời kỳ mang thai hormone của mẹ chuyển sang bé qua bánh nhau sẽ kích thích tuyến dầu của bé phát triển, khiến cho bã nhờn tăng lên làm bít kín các lỗ chân lông và gây ra mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh.

Với nhiều trường hợp, trong thời kỳ mẹ mang thai có vấn đề về sức khỏe phải dùng đến thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ dẫn đến mụn hạt kê ở trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Mụn sữa (mụn hạt kê) thường xuất hiện trên vùng trán, mũi và hai má của trẻ

Nhận biết mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa (mụn hạt kê) ở trẻ sơ sinh có dạng sẩn 1-2 mm, màu trắng, li ti giống hạt kê, thường ở mũi, cằm, má hoặc cơ quan sinh dục trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ngay khi chào đời hoặc một vài tuần sau sinh. Hạt kê thường tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Tùy theo cơ địa của từng trẻ mà tình trạng mọc hạt kê nhiều hoặc ít. Khi nổi nhiều có thể gặp ở cả vùng lưng, ngực và chân tay của bé. Mụn hạt kê sẽ nổi nhiều hơn khi khi trời nóng nực, da trẻ bị bẩn, ẩm dính.

Ở trẻ nhỏ nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng, ngoài xuất hiện mụn hạt kê còn có cả mụn thịt, mụn rôm sảy, mụn mủ, ban đỏ nhiễm độc. Các bà mẹ có con nhỏ cần phân biệt với mụn hạt kê để tìm hướng chữa trị hiệu quả.

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Tùy theo cơ địa của từng trẻ mà tình trạng mọc mụn hạt kê nhiều hoặc ít.

Cần làm gì với mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh

Phần lớn mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau vài tuần đến vài tháng nên các mẹ không cần phải dùng bất cứ phương pháp điều trị đặc biệt nào.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ nổi mụn hạt kê kéo dài kèm theo sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy, chảy dịch hoặc có mủ thì lúc này nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý khi trẻ bị nổi mụn hạt kê, cha mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể bé hằng ngày sạch và khô thoáng. Nếu chỉ ở mặt thì cha mẹ chỉ cần rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng nước sạch, ấm.

Pha nước vừa đủ ấm, không dùng nước quá nóng làm hại da trẻ, gây phỏng rộp do da trẻ rất mỏng manh. Dùng khăn mềm lau cho trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Giữ vệ sinh cơ thể, rửa mặt và tắm hàng ngày cho trẻ bằng nước sạch, ấm

Cần tắm cho bé bằng nước ấm hoặc sữa tắm chuyên dụng theo đúng lứa tuổi của bé. Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm có bọt cho bé trong thời gian này vì rất có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa…

Để tránh mồ hôi dính trên da bé khiến cho các đốm hạt kê ngày càng nhiều thêm, mẹ cần cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Cho bé bú sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh để giúp tăng hệ miễn dịch trong cơ thể.

Tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào lên các đốm hạt kê của trẻ. Bởi trẻ có thể bị nặng thêm do ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc. Tuyệt đối mẹ không dùng tay để chà xát lên mụn hạt kê để tránh làm mụn bị nhiễm trùng và ngày càng nặng hơn.

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Cho bé bú sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh để giúp tăng cường miễn dịch trong cơ thể.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội


Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? 4 cách điều trị mụn sữa hiệu quả

Thứ Sáu ngày 20/05/2022

  • Trí thông minh nhân tạo giúp phát hiện dấu hiệu ung thư da không cần tới bác sĩ
  • 3 dấu hiệu bị dị ứng quan trọng thường gặp mà bạn nên biết
  • Cùng giải đáp nỗi lo giời leo có để lại sẹo không và cách điều trị

Mụn sữa là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Thông thường, khi bị nổi mụn sữa trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp, tình trạng mụn sữa lại kéo dài. Vậy, mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết và có gây nguy hiểm gì không?

Mụn sữa là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nhưng nếu mẹ chăm sóc không đúng cách dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng.Vậy mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết và phương pháp để điều trị mụn sữa nào là hiệu quả vàan toàn cho trẻ? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nhé.

Vì sao trẻsơ sinh nổi mụn sữa?

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa
Mụn sữa là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da liễu phổ biến, nhất là vào thời điểm trẻ vừa chào đời khoảng 1 tháng. Mụn sữa thường không có nhân mụn đầu đen hoặc nhân mụn hở. Mụn thường có kích thước rất nhỏ, màu trắng hay đỏ, xuất hiện ở da mặt, chủ yếu là vùng má, mũi, trán, cằm hay trên da đầu. Một số trẻ em còn mọc mụn sữa trên những bộ phận khác như ngực, cổ... Nếu cơ thể trẻ em quá nóng hay dính nước bọt hoặc bận áo quần chất liệu quá thô ráp thì cũng có nguy cơ bị nổi mụn sữa.

Nguyên nhân bé sơ sinh nổi mụn sữa vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng hiện tại dựa theo một số giả thuyết cho rằng có sự liên quan giữa hormon từ mẹ hay trẻ đối với những nốt mụn này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây mụn sữa như:

Nguyên nhân liên quan những loại thuốc mà người mẹ sử dụng trong thai kỳ hay khi trẻ mắc bệnh ở độ tuổi sơ sinh.

Đối với một số trẻ không bú sữa mẹ mà uống sữa bột, nguyên nhân có thể do khả năng dị ứng với thành phần đạm albumin trong sữa và gây nổi mụn.

Nếu thực đơn của mẹ có quá nhiều đồ ăn gây nóng cho cơ thể mẹ thì sẽ ảnh hưởng đến trẻ, vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, dễ gây rarối loạntiêu hóa dẫn đến nổi mụn sữa.

Phì đại tuyến bã là một bệnh lý khác cũng có thể gây nên tình trạng mụn sữa.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa thường có thể tự biến mất sau vài tuần mà không cần một biện pháp đặc trị nào. Nhưng cũng có một số ít trường hợp trẻ bị mụn sữa kéo dài tới vài tháng. Nếu những đốm mụn sữa của trẻ không biến mất sau 3 tháng mà có các dấu hiệu như mưng mủ, sưng đỏlan trên diện rộng thì nên đưa trẻ đi thăm khám tại các chuyên khoa da liễu.

Trong thời gian này thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để quá trình hết mụn được nhanh chóng hơn:

  • Mẹ cần tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, tắm bé bằng nước sạch hoặc loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Quan trọng là mẹ phải giữ vệ sinh cho khuôn mặt của trẻ bằng cách rửa mặt với nước ấm mỗi ngày cho trẻ, nếu dùng xà phòng thì nên lựa chọn loại dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em.
  • Giữ da trẻ luôn khô thoáng rất quan trọng với những bé có cơ địa ra mồ hôi nhiều. Mẹ có thể dùng khăn vải mềm để lau cho trẻ thường xuyên.
  • Không để da của trẻ tiếp xúc với quá nhiều chất hóa học tẩy rửa mạnh. Mẹ không nên dùng những loại xà phòng có mùi thơm hay chất tạo bọt, vì sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng không nên tự ý dùng những thuốc chữa mụn trứng cá ở người lớn để bôi cho trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa
Mẹ cần biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết để chọn cách điều trị cho con

  • Mẹ chọn những loại trang phục với chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi,thoáng mát để mặc cho trẻ bị mụn sữa.
  • Lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.
  • Giữ môi trường sống của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát.
  • Mẹ đang cho con bú cần hạn chế dùng những thức ăn dễ gây dị ứng, đồ cay nóng để đảm bảo nguồn sữa mẹ chất lượng, không gây kích ứng cho trẻ.
  • Theo dõi các dấu hiệu của trẻ thường xuyên để có sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.
  • Không chà xát hay nặn mụn sữa cho trẻ vì có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng khiến mụn lây lan trên diện rộng.
  • Mẹ không tự ý thoa các kem trị mụn, kem dưỡng da hoặc bất cứ thuốc gì lên mặt trẻ bị mụn sữa nếu không có chỉ định của bác sĩ. Da bé vô cùng nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, những nơi chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc.
  • Không xông nóng hay ủ ấm trẻ quá mức khiến mồ hôi tiết ra nhiều làm tình trạng mụn sữa trở nên trầm trọng hơn.
  • Khi bé đang bị mụn sữa không ôm, hôn hoặc cho người lạ tiếp xúc với trẻ.
  • Mẹ đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có những triệu chứng nhưmụn sữa chuyển thành dạng mụn đầu đen, mụn mủ hoặc viêm, nhất là khimụn sữa gây nhiều đau đớn, khó chịu cho trẻ.

Điều trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian

Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ lo lắng và tự hỏi không biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Giải pháp cho vấn đề này được nhiều người áp dụng là mẹ có thể dùng các phương pháp dân gian để trị mụn sữa.

Tắm nước hạt kê, hạt mùi

Để trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian, rất nhiều gia đình đã chọn lựa cách dùng hạt kêhay gọi là hạt mùi để nấu nước tắm cho trẻ trị mụn sữa. Phươngpháp này khá đơn giản. Mẹ cần chọn mua hạt kê ở những nơi bán có thể đảm bảo được chất lượng, không có sử dụng hóa chất. Rửa sạch hat kê, đổ vào nồi nước tắm cho bé và đun sôi, để nước tự nguội đến độ cần thiết, mẹ lấy khăn lọc bỏ hạt kê, lấy nước tắm nhẹ nhàng cho bé.

Tắm lá sài đất

Ở nhiều vùng quê, lá sài đất dại thường được nhiều gia đìnhsử dụng để nấu nước tắm cho bé. Loại lá này được xem là một loại lá tắm giúp bé mát da, cũng là một cách nhằm cải thiện nhanh những mụn sữa cho trẻ. Tuy nhiên, lá sài đất không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ do tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và do đặc tính hay mọc ở các bờ ruộng, nên sài đấtcó khả năng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Khi muốndùng loại lá này tắm cho bé, các gia đình cần phải chú ý tới địa điểm cây mọc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da mong manh của bé.

Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn sữa
Tắm lá sài đất là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị mụn sữa

Tắm lá giềng

Trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước tắm từ lá giềng cũng là một phương pháp dân gian được các bà mẹ truyền tai nhau. Sau khi nấu lá giềng để nấu nước tắm, mẹdùng lá giềng kỳ nhẹ nhàng cho trẻ có tác dụng giúp làm rụng bớt những lông cáy của trẻ, giúp trẻ có nhanh chóng có một làn da mịn màng…

Khi dùng các loại lá trên, mẹ nên đun và để nguội rồi tắm cho bé, không nên pha thêm nước lã vì nước tắm bị loãng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, mẹ cần đảm bảo được nguồn gốc của lá và rửa thật sạch các loại lá này khi bỏ vào nồi nước tắm bé. Tránh tình trạng lá bị nhiễm thuốc hóa học, thuốc trừ sâu hoặc lẫn sâu bọ... có thể khiến tình trạng da bé xấu hơn. Sau khi tắm xong, mẹ nên dùng khăn bông mềm thấm khô người trẻ. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ giúp hạn chế sự nóng bức gâykhó chịu và cải thiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

Điều trị mụn sữa bằng thuốc

Trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian tuy đơn giản, dễ làm lại tiết kiệm chi phí nhưng không đem lại hiệu quả triệt để. Chưa kể các loại lá có chứa thuốc trừ sâu, bụi bẩn, trứng côn trùng… khiến da bé bị kích ứng, nhiễm trùng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh khi áp dụng cách tắm láđể tránh kích ứng da bé.

Nếu tình trạngmụn sữa kéo dài quá lâu, mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định dùng đến những loại thuốc trị mụn cho trẻ em theo liều lượng phù hợp.

Tình trạng bệnh ở một số bé còn có thể chuyển biến nặng từ mụn sữa thành mụn mủ, đầu đen gây đau rất nhiều. Với tình trạng này, bác sẽ có thể chỉ địnhđiều trị với thuốc giảm đau, kháng sinh bôi hay uống tùy vào chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến nhưng hầu như ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Một số rất ít trường hợp cần phải được các bác sĩ da liễu để được điều trị triệt để như khi mụn sữa ở trẻ không thuyên giảm hay bị nhiễm trùng...

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh
  • bệnh da liễu
  • bệnh ngoài da