Tại sao tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở nước ta còn cao

Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Đề bài

Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Do thói quen trồng trọt và ăn uống ở nước ta.

Lời giải chi tiết

Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:

   - Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun [có trong phân] phát tán đi khắp mọi nơi.

   - Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…

   - Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,....

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Đáp án: Nước ta mắc nhiều bệnh giun đũa vì:Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

Biện pháp:Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Giải thích các bước giải

Chúc bạn học tốt nhé ❤️❤️❤️

Vì sao tỉ lệ mắc giun sán ở nước ta còn cao?

A. Điều kiện khí hậu không thuận lợiB. Việc phòng trừ bệnh giun sán nhằm chữa và hạn chế mằm bệnh ở các giai đoạn được coi trọngC. Các thói quen: không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; ăn gỏi sống.... thường xảy ra

D. Vì còn ăn thịt chó mèo

Các câu hỏi tương tự

Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người ?

1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.

3. Mắc màn khi đi ngủ.

4. Không ăn thịt lợn gạo.

5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

Số ý đúng là

A. 2


B. 3

C. 4

D. 5

 Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng.

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Hay nhất

Tỉ lệ người mắc bệnh giun-sán ở nước ta rất cao, nhất là trẻ em [trên 90%]. Giun-sán ngoài lấy tranh chất dinh dưỡng của người, còn sinh ra độc tố gây hại cho người,có thể gây ra tắc ruột hoặc tắc ống mật.

Video liên quan

Chủ Đề