Tăng oxalat niệu là gì?

Trong số những loại sỏi thường gặp hiện nay sỏi thận canxi, nhiều người bệnh khi nghe đến thì không hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn cách chữa sỏi thận canxi và phân loại sỏi thận để bạn đọc cùng hiểu rõ về căn bệnh này.

Canxi oxalat là gì?

Đây là một hợp chất hóa học tạo thành những tinh thể hình kim. Năm 2011 có một nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy một lượng lớn oxalat được hấp thu qua ruột rồi đào thải gần hoàn toàn qua nước tiểu. Do đó các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân bị sỏi thận dù là bất cứ dạng nào cũng tránh ăn, uống các thực phẩm có nhiều oxalat.

Sỏi thận canxi cần được điều trị sớm

Trong số các loại sỏi thận thường gặp như sỏi  canxi, sỏi cystin, sỏi uric, sỏi struvite, sỏi canxi chiếm tỷ lệ khá cao. Có tới 90% các ca mắc sỏi thận là sỏi canxi. Nhiều bệnh nhân chủ quan sỏi canxi dễ điều trị, tuy nhiên chính vì quan điểm sai lầm này có thể dẫn tới các nguy hiểm nghiêm trọng.

Canxi oxalat gây sỏi thận có trong thực phẩm và chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta. Các loại thực phẩm giàu oxalat gồm có.

–          Cà phê, trà, sô cô la, các sản phẩm từ sô cô la, rau chân vịt, cacao, củ cải, rau bina, khoai tây, cám lúa mì, đậu nành,….

–          Nếu ăn nhiều các thực phẩm trên qua đường tiêu hóa oxalat được hấp thu rồi thải trừ nguyên vẹn ra nước tiểu. Oxalat sẽ kết hợp với canxi rồi tạo thành sỏi canxi oxalat.

>>> Đọc thêm: Bị sỏi thận có đau lưng không? Làm cách nào hết đau?

Sỏi thận có những loại nào?

Căn cứ vào thành phần của sỏi, phân loại sỏi thận được chia thành 6 loại sỏi đó là: sỏi oxalat, canxi, acid uric, phosphat, cystine, struvite. Mỗi loại này có nguyên nhân hình thành cũng như cách điều trị khác nhau.

Sỏi canxi

Đây là loại sỏi thường gặp nhất trong số các loại. Nguyên nhân là bởi nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi tại ruột hay tăng tái hấp thu canxi tại ống thận.

Một số nguyên nhân khiến nồng độ canxi trong nước tiểu tăng cao đó là:

–          Gãy xương lớn, nằm bất động lâu ngày

–          Cường tuyến giáp cận giáp

–          Dùng nhiều corticoid hay vitamin D

–          Di căn ung thư qua xương, phá hủy xương

Các thực phẩm giàu canxi vẫn cần được bổ sung

Ngoài ra còn các trường hợp khác làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu mà không rõ nguyên nhân. Các ca này chiếm tới gần một nửa tổng số ca bệnh.

Sỏi oxalat

Ở một nước nhiệt đới như Việt Nam, các ca sỏi dạng này cũng khá nhiều. Khi nước tiểu bão hòa oxalat do trong thức ăn chứa lượng lớn các phân tử oxalat sẽ đi qua đường tiêu hóa rồi được bài tiết giống như chất thải.

Trong quá trình đó nó có thể kết hợp với canxi tạo nên hợp chất canxi oxalat được bài tiết trong nước tiểu. Nếu có nhiều oxalat trong thận có thể gây ra sỏi thận.

Sỏi phosphat

Loại sỏi phosphat thường gặp nhất là loại amoni-magie-photphat. Với kích thước lớn, cản quang, hình san hô loại sỏi thành hình thành do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là do vi khuẩn proteus.

Sỏi acid uric

Tăng nồng độ uric trong máu, ngoài lắng đọng ở các túi nhầy, da cơ hay tổ chức sụn, nồng độ uric ở thận cũng cao. Lắng đọng lượng chất này là nguyên nhân gây bệnh sỏi uric thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh gout.

Các loại sỏi thận thường gặp

Một số nguyên nhân làm tăng chuyển hóa purine là:

–        Ăn nhiều các loại đồ ăn có chứa purin như: lòng bò, lòng heo, nấm, cá khô,

–        Phân hủy các khối ung thư khi dùng hóa trị

–        Cần phải lưu ý rằng acid uric dễ tan ở môi trường kiềm, dễ kết tinh ở môi trường acid khi độ pH nước tiểu nhỏ hơn 6. Do đó nước tiểu bị toan hóa dễ dàng tạo sỏi.

Sỏi struvite

Loại sỏi này hình thành do bị nhiễm khuẩn đường niệu trong thời gian dài. Các vi khuẩn giải phóng ra men urease làm phân giải ure thành amoniac khiến nước tiểu bị kiềm hóa làm giảm hòa tan struvite tạo điều kiện hình thành loại sỏi này.

Sỏi cystin

Khi cystine bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan và bị đọng lại sẽ hình thành loại sỏi này. Sỏi cystin thường là do rối loạn bẩm sinh về vận chuyển tái hấp thu cystine tại niêm mạc ruột, ống thận. Loại sỏi này thường không phổ biến ở nước ta.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu về các phương pháp tán sỏi thận phổ biến nhất

Cách chữa sỏi thận canxi an toàn, hiệu quả

Sỏi thận canxi nói riêng và các loại sỏi thận nói chung không khó điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường của cơ thể để phát hiện ra bệnh sớm. Khi thấy đường tiết niệu có tình trạng tiểu đau, bí tiểu, …. Cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về Thận-Tiết niệu để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Với riêng sỏi thận canxi hiện nay Bệnh viện Đa khoa Hà Nội các bác sĩ đang sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Phương pháp này có thể tán được mọi loại sỏi, hơn nữa kỹ thuật đơn giản nên không mất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả triệt để, điều trị an toàn, không biến chứng.

Bệnh nhân sau điều trị chỉ cần lưu viện từ 12-24 giờ, sau từ 3 đến 6 tiếng có thể ăn nhẹ. Hơn nữa do không tạo ra vết thương nên bệnh nhân không lo trường hợp bị đau đớn nhiều hay mất máu.

Sau tán sỏi bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và trở lại sinh hoạt, làm việc bình thường. So với các phương pháp chữa sỏi thận truyền thống trước đây, kỹ thuật tán sỏi nội soi này có nhiều ưu điểm vượt trội nên người bệnh có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách chữa sỏi thận canxi bạn có thể liên hệ ngay qua hotline 1900 234529 của bệnh viện để được đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.

Chủ Đề