Tẩy giun cho trẻ bao lâu 1 lần

            Rất nhiều mẹ  có con hơn 1 tuổi đã thấy trong phân con mình có giun và lo lắng bởi vì trước giờ họ chỉ nghe nói tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi chứ dưới 2 tuổi thì chưa từng được nghe. Để giải đáp thắc mắc cho các mẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tẩy giun cho trẻ.   

            1.Các triệu chứng gợi ý tới nhiễm giun

- Đau bụng, rối loạn tiêu hoá, chậm tăng cân, ăn kém, biếng ăn, nhiễm trùng tiết niệu tái phát, hay đại tiện ra giun, ngứa hậu môn.

- Nhìn thấy giun [giun kim], quấy khóc nhiều về đêm…

            2. Khi nào bắt đầu tẩy giun cho trẻ?

       Theo Quyết định 6437 của Bộ Y tế,10/2018:

- Khi đủ 12 tháng tuổi là bắt đầu tẩy giun.

- Hoặc sớm hơn khi có chỉ định của BS, có các triệu chứng gợi ý nhiễm giun như đã nói ở trên.

            3.Tần suất tẩy giun như thế nào là hợp lí?

- Miền Bắc:1lần/6tháng

- Miền Trung và miền Nam: 1lần/1năm.

- Đối với các vùng tỉ lệ cao hoặc thấp hẳn, trạm y tế địa phương sẽ có hướng dẫn cụ thể.
            4. Dùng thuốc như thế nào?

Với thuốc tẩy giun, bố mẹ có thể tự mua ở hiệu thuốc và dùng theo hướng dẫn của dược sĩ và đọc HDSD đi kèm. Tốt nhất là xin chỉ định từ trạm y tế xã phường hoặc bác sĩ Nhi khoa.

      * Các loại thuốc được dùng theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi:  Albendazole 200mg [zentel]hoặc Mebendazole 500mg [Fugacar]liều duy nhất sau ăn.

- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất sau ăn.

          *Chú ý:

- Các loại thuốc  nên dùng sau bữa ăn tối, không cần nhịn ăn uống .Với một số loại giun, với bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể cho dùng nhắc lại sau 1 tháng.

- Thuốc dạng viên nên khi cho trẻ dùng thì nghiền nhỏ thuốc, pha với nước, sữa, nước quả cho con uống.

            5. Tác dụng phụ

- Nhẹ: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

- Vừa - nặng: nổi ban, mề đay, khó thở, sốc phản vệ [hiếm].

Cha mẹ cần theo dõi 48 giờ sau khi con uống thuốc tẩy giun. Nhớ chụp lại ảnh loại thuốc tẩy giun đã dùng [vỏ hộp thuốc] để cho bác sĩ xem khi cần đến.

           Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé, cha mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:

- Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.

                    Hàng ngày nên tập thói quen rửa tay thường xuyên cho bé 

- Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

- Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.

- Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.

- Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.

Khoa Nhi

Cập nhật: 09/11/2021 11:53 | Người đăng: Lường Toán

Giun được biết là một loại ký sinh trùng sống ăn bám ở người, chủ yếu là ở đường ruột. Với tình trạng vệ sinh môi trường ăn uống ở nước ta hiện nay thì hầu hết là ai cũng chứa giun trong bụng. Các bác sĩ khuyến cáo, nên tẩy giun đúng cách để loại bỏ chúng. Vậy bao lâu tẩy giun một lần?

Tại sao lại bị nhiễm giun?

Mắc bệnh giun là một tình trạng rất phổ biến hiện nay. Có rất nhiều loại sống ký sinh ở người, nhưng phổ biến nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn… Trong số đó tỉ lệ người mắc giun đũa cao nhất.

Bao lâu tẩy giun một lần?

Nguyên nhân khiến cho người lớn hay mắc bệnh giun sán là do ăn những loại rau sống có nhiễm trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi, ruồi, nhặng và gián…

Còn nguyên nhân giun sán ở trẻ em là do nghịch đất cát có lẫn trứng giun. Ngoài ra cũng có thể do các bé hay gãi hậu môn do ngứa [hiện tượng ngứa này do trứng giun bò ra đẻ trứng gây ngứa] Khi các bé đưa tay gãi rồi cho lên miệng sẽ nuốt phải trứng giun.

Do vậy, việc tẩy giun cần tiến hành đúng liều lượng và thời gian cho cả người lớn và trẻ em. Sử dụng thuốc tẩy giun đường ruột sẽ có tác dụng tẩy sạch và làm giảm đáng kể lượng giun khỏi ruột. Đây là việc làm thực sự cần thiết để có sức khỏe tốt.

Bao lâu tẩy giun một lần?

Bao lâu nên tẩy giun một lần? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm. Các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên tẩy giun cho cả người lớn và trẻ em theo định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt là ngày mùng 1 tháng 6 và ngày mùng 6 tháng 1. Đây là thời điểm rất thích hợp, vừa được coi là ngày hưởng ứng tẩy giun trên cả nước Việt Nam, để bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Không nên tẩy giun quá nhiều và thời gian quá xa. Bởi nếu thời gian lâu thì tẩy sẽ không hết giun mà thời gian quá ngắn không cần thiết khi chưa có giun xuất hiện.

Thời gian uống thuốc: Trước đây, nhiều người cho rằng uống thuốc tẩy giun khi đang đói sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhưng thực tế hiện nay với sự cải tiến của thuốc, thuốc tẩy giun có thể uống mọi lúc, mọi thời điểm trong ngày.

Nên tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình: Giun có khả năng lây nhiễm chéo, do vậy để hạn chế tình trạng này cần phải thực hiện tẩy giun cùng lúc cho mọi thành viên trong gia đình.

Biện pháp phòng tránh: Bên cạnh việc uống thuốc tẩy giun, các bạn hãy chú ý thay đổi lối sống lành mạnh. Bằng cách giữ gìn vệ sinh ăn uống, nên ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Và bảo quản thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ…

Nên dùng loại thuốc tẩy giun nào hiện nay?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc tẩy giun. Nhưng một số loại dù trước đây được dùng rất phổ biến nhưng nay lại không được áp dụng bởi nó có chứa nhiều độc tính gây nên tác dụng phụ. Chẳng hạn như loại tinh dầu tẩy giun Chenopod có chứa độc tính cao, Levamisol có nguy cơ gây tai biến nặng, santonin độc và khiến giun có thể di chuyển đến các bộ phận khác gây nguy hiểm cho người bệnh.

Do vậy việc lựa chọn thuốc tẩy giun cũng cần phải được cân nhắc. Dưới đây là một số loại thuốc tẩy giun thường dùng như:

Thuốc này có nhiều biệt dược [tên thương mại] quen thuộc như: Vermox, Fugacar, Mebendacin, Novem... Những loại thuốc này có tác dụng rộng được dùng điều trị cùng lúc những loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim và giun lươn.

Tẩy giun cho trẻ em đúng cách để đảm bảo sức khỏe

Cơ chế hoạt động của thuốc: Ức chế tổng hợp Tubulin [ là loại Protein đặc biệt dạng cầu chứa 10 – 14 phân tử sắp xếp để tạo ra một vi cấu trúc hình ống ] gây nên không thành lập được tiểu quản trong cơ thể giun.

Thuốc được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi, an toàn, không độc, không phải nhịn ăn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 100mg, 500mg, hỗn hợp uống 20mg/ml, và dung dịch uống 20mg/ml. Đặc biệt thuốc chống chỉ định phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Loại thuốc này còn có những tên biệt dược khác như Pamoat , Abentel, Zeben, Zentel…có tác dụng rộng, giúp tiêu diệt hết tất cả các loại giun.

Cơ chế hoạt động của Albendazol cũng giống như thuốc Mebendazol. Thuốc an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Albendazol được bào chế dưới dạng viên nén 200mg, 40mg và lọ 10ml. Ngoài ra còn có hỗn dịch 20mg/ml và 40mg/ml.

Thuốc Albendazol chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai, hay đang cho con bú, những người mắc bệnh về máu, gan và tủy xương.

Thuốc Pyrantel Pamoate có tên biệt dược khác như Anthel, Combantrin, Pilcom, Panatel… giúp tiêu diệt các loại giun đũa, giun móc, giun kim và lưu ý thuốc không có tác dụng diệt giun tóc.

Cơ chế hoạt động của thuốc cũng giống như hai loại thuốc trên, khiến cơ giun khử cực bền, liệt cứng và đào thải ra cơ thể.

Thuốc Pyrantel Pamoat ít hấp thu qua đường tiêu hóa nên có tác dụng mạnh tại chỗ và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên cần lưu ý với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, trẻ e dưới 6 tháng tuổi và người bị bệnh gan.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan về bao lâu tẩy giun một lần do thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tẩy giun an toàn và có sức khỏe tốt. Những thông tin chăm sóc sức khỏe sẽ được cập nhật liên tục trong bài viết tiếp theo, các bạn hãy chú ý theo dõi nhé.

Video liên quan

Chủ Đề