Vết bầm tím ở mắt bao lâu thì hết

Vết bầm tím phát triển sau khi va đập hoặc té ngã và là kết quả của các mạch máu bị vỡ dưới da. Khi những mạch máu nhỏ này rách, một lượng máu thấm ra và tích tụ trong các mô; nó khá đa dạng và kích thước phong phú tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tác động gây ra chúng. Các vết bầm tím biểu hiện là một vùng màu đỏ tía hoặc hơi xanh tím trên da. Một vết bầm tím nhỏ phải mất 2 - 4 tuần để biến mất hoàn toàn và vết bầm tím ở phần dưới của cơ thể mất nhiều thời gian hơn để biến mất. Hầu hết các vết bầm tím tự lành.

Những vết bầm tím phổ biến nhất thường hình thành sau một chấn thương nhẹ trong sinh hoạt. Ban đầu, chúng có thể có màu đỏ sẫm hoặc màu tím và dần dần thay đổi màu sắc từ màu xanh sang màu vàng trước khi biến mất hoàn toàn.

Nặng hơn là khối máu tụ, hình thành do một lượng máu lớn hơn thoát ra từ mạch máu bị vỡ và thường kèm với sưng, đau. Đây có thể là hậu quả của chấn thương hoặc phẫu thuật. Đôi khi một mạch máu vỡ tự phát dẫn đến tụ máu.

Còn có kiểu bầm tím khác được gọi là mảng xuất huyết. Những mảng nhỏ màu tím này phát triển tự phát. Không có thương tích hoặc chấn thương liên quan và chúng có thể ở bất cứ đâu trên da bao gồm cả khoang miệng. Các nguyên nhân chính của mảng xuất huyết là giảm khả năng đông máu hoặc thành mạch máu yếu. Một số loại thuốc khi uống cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mảng xuất huyết trên da.

Khi nào cần lo lắng về một vết bầm?

Hầu hết chúng ta vẫn thỉnh thoảng bị bầm tím. Đây có thể là những vết tím nhỏ sau khi va vào ghế hoặc lớn hơn do tai nạn hoặc chấn thương thể thao. Trong khi hầu hết các vết bầm tím tự lành, có một vài tình huống vết bầm tím là dấu hiệu của một số vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng cần phải được kiểm tra và điều trị khẩn cấp.

Bầm tím có thể tự lành, cũng có thể là bệnh lý nào đó cần được điều trị.

Nếu bạn nhận thấy trên da có rất nhiều vết bầm tím nhỏ [còn được gọi là petechiae] mà không có bất kỳ tổn thương nào, bạn phải gấp rút đến bệnh viện để khám. Những đốm đỏ, kích thước 1-3mm này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, số lượng tiểu cầu rất thấp hoặc bệnh suy tim.

Nếu một người bị va đập mạnh vào đầu và có vết bầm sau tai, đó có thể là dấu hiệu của vỡ xương sọ.

Một vết bầm quanh rốn có thể chỉ ra hiện tượng chảy máu nội bụng.

Một số bệnh tự miễn có thể gây bầm tím tự phát. Những vết bầm này là kết quả của chấn thương tự miễn đối với các mạch máu [nơi hệ thống phòng thủ của cơ thể hoạt động chống lại các mạch máu và tấn công chúng].

Nếu có một vết bầm lớn trên cơ thể và nó đột nhiên trở nên rất đau đớn - điều này cho thấy hội chứng chèn ép khoang, có nghĩa là vết bầm đang gây áp lực lên các mô dẫn đến giảm tưới máu, giảm cung cấp oxy cho các tổ chức trong khoang. Tình trạng này phải được điều trị khẩn cấp để tránh các biến chứng đe dọa tính mạng.

Bầm tím quá mức hoặc tự phát có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn hoặc rối loạn chảy máu. Nếu bạn hoặc người thân dễ bị bầm tím hoặc có những vết bầm tím không rõ nguyên nhân mà không có bất kỳ tổn thương nào thì đó có thể là do rối loạn chảy máu. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến điều này là thiếu hụt yếu tố đông máu và rối loạn chức năng tiểu cầu. Những tình trạng này cũng liên quan đến tiền sử chảy máu mũi thường xuyên, chảy máu quá nhiều, quá lâu sau chấn thương nhẹ, phẫu thuật hoặc nhổ răng.

Một số bệnh như bệnh gan, ung thư, nhiễm trùng nặng và ung thư cũng có thể dẫn đến tăng vết bầm tím. Kèm theo có thể có tiền sử sốt, giảm cân không giải thích được, bụng phình to, sưng hạch, phát ban hoặc đau xương.

Điều trị vết bầm tím

Vết bầm tím thường tự lành, nếu chúng không biến mất trong một vài tuần thì đó là lúc phải lo lắng. Dưới đây là một vài mẹo để giảm đau và tăng tốc quá trình chữa bệnh:

Nghỉ ngơi: Nếu bạn bị bầm tím, hãy cho khu vực đó nghỉ ngơi. Điều này sẽ ngăn chặn vết bầm tiến triển.

Chườm đá: Đặt một túi nước đá lên vùng bị bầm tím giúp giảm sưng và đau rất nhiều. Có thể chườm đá lên vùng bị bầm tím trong 10-15 phút, 3 lần/ngày. Tránh chườm nóng, tắm nước nóng và uống rượu trong vài ngày đầu vì có thể làm tăng sưng bầm. Sau 2-3 ngày, bạn có thể chườm nước đá và chườm ấm xen kẽ.

Băng nén: Việc quấn các chi bị bầm tím trong một băng nén có thể giúp giảm sưng và đau nhưng nó phải được thực hiện rất cẩn thận. Nếu băng quá chặt có thể gây hại.

Nâng cao vùng bị thương: Để giảm thiểu sưng, cố gắng giữ cho vùng bị bầm tím được nâng cao. Nếu bạn có một vết bầm ở chân, tránh ngồi xổm. Có thể đặt một chiếc gối dưới chân khi nằm.

Bên cạnh các phương pháp điều trị thông thường, nhiều mẹo đơn giản khác cũng có hiệu quả trong việc xử lý vết bầm tím: Như massage vùng bị bầm tím nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau và cải thiện lưu thông. Tuy nhiên, tránh xoa bóp vết bầm nếu đau. Nếu đau ở vết bầm tím, có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen [tylenol]. Không uống thuốc khi bụng đói và đọc hướng dẫn cẩn thận trước khi sử dụng. Hút thuốc lá làm cho các mạch máu trở nên mỏng manh hơn và có thể làm giảm lượng máu cung cấp dẫn đến sự phục hồi chậm hơn. Do đó, bỏ thói quen hút thuốc lá cũng là một cách tốt để giảm và ngăn ngừa bầm tím.


Chỉ mất 3 phút để đọc bài viết

Bạn muốn tìm kiếm cách chữa vết bầm tím ở mắt hiệu quả. Hãy thực hiện ngay những bí quyết được chia sẻ trong bài viết để vết thương nhanh lành, có được tính thẩm mỹ cao nhất.

Hình 1: Vết bầm tím ở mắt xuất hiện khiến nhiều người lo âu

Mắt bầm tím và sưng đau có thể xuất hiện do va chạm những vật cứng hoặc hệ quả của quá trình thẩm mỹ. Do đó, để nhanh chóng “lành thương” và có được đôi mắt đẹp, cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn dưới đây.

Vết bầm tím ở mắt được hình thành từ việc các tế bào hồng cầu tích tụ xung quanh mắt, làm cho vùng da tại khu vực này đổi màu. Thông thường vùng da xung quanh mắt của bạn khi tích tụ hồng cầu sẽ chuyển sang màu tím. Đối với một vài trường hợp đặc biệt hoặc có tính chất nghiêm trọng, vết bầm tím sẽ chuyển sang tình trạng thâm đen.

Về cơ bản việc xuất hiện vết bầm tím sẽ làm cho đôi mắt của bạn trở nên lừ đừ, thiếu sức sống, gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngoài ra, bầm tím mắt còn biểu hiện cho tình trạng sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề, một vài trường hợp bầm tím làm cho mắt của bạn đau nhức dữ dội. Chính vì vậy mà bạn cần nhanh chóng tiến hành chữa vết bầm tím ở mắt.

Việc hình thành nên các vết bầm tím ở mắt thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Những va chạm gây tổn thương ngoài da dẫn đến tình trạng tổn thương mắt
  • Thực hiện các phương pháp phẫu thuật mắt, mũi hoặc các khu vực xung quanh mắt
  • Bầm tím mắt do tai nạn gây ra
  • Hay thức khuya, thời gian sinh hoạt không cố định
  • Làm việc căng thẳng, khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ
  • Chăm sóc da không đúng cách

Trong một vài trường hợp, các vết bầm tím ở mắt xuất hiện do tình trạng xuất huyết mắt. Đây là một trong những tình trạng nguy hiểm cần được chữa trị nhanh chóng.

Hình 2: Thức khuya là nguyên nhân gây ra tình trạng bầm tím ở mắt

Đây là một trong những cách chữa vết bầm tím ở mắt được áp dụng phổ biến nhất. Đá lạnh có tác dụng giảm sưng tấy, hạn chế quá trình chảy máu trong và hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một chiếc sạch và mỏng. Sau đó, cho khoảng 2 – 3 viên đá lạnh vào, thực hiện chườm lên những vùng sưng tím ở mắt. Trong khoảng 48 giờ đầu tiên sau khi mắt bầm tím, bạn nên thực hiện chườm đá từ 3 – 4 lần.

Việc chườm đá không chỉ giúp giảm bầm tím mà nó còn đem đến công dụng cực tốt trong việc giảm sưng đau, tạo cảm giác thoải mái nhất cho người thực hiện.

Hình 3: Nên sử dụng đá lạnh để xóa bỏ nỗi lo về vết bầm tím ở mắt

Thật không dễ dàng chấp nhận những vết bầm tím xuất hiện trên mắt, đây là nơi chính diện ở gương mặt. Do đó, để nhanh chóng xóa bỏ dấu hiệu này, chúng ta cần thực hiện lăn trứng gà để khắc phục.

Cách trị bầm tím bằng trứng gà được thực hiện tương đối nhanh và đơn giản. Bạn chỉ cần luộc trứng gà, sau đó bóc sạch vỏ và dùng quả trứng lăn qua lăn lại trên vùng mắt xuất hiện bầm tím. Nên thường xuyên dùng phương pháp này cho đến khi mắt hết sưng bầm và trở lại bình thường.

Hình 4: Dùng trứng gà để chữa bầm tím ở mắt hiệu quả

Khi bị bầm tím ở mắt, nên tăng cường sử dụng thêm vitamin C vào cơ thể. Đây chính là một trong những cách chữa vết bầm tím ở mắt được nhiều người áp dụng.

Có nhiều những thực phẩm chứa Vitamin C như cam, bưởi, súp lơ xanh, xoài, cam, chanh. Những thực phẩm giàu vitamin C khi được cung cấp vào cơ thể đem đến tác dụng làm chắc thành mạch máu, thúc đẩy quá trình chữa bệnh và lành thương diễn ra nhanh.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm trên, chúng ta có thể dùng thuốc để cung cấp nhiều vitamin C trong cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hình 5: Nên tăng cường Vitamin C khi mắt có dấu hiệu bầm tím

Sử dụng khoai tây để chữa vết bầm tím ở mắt được dân gian áp dụng nhiều và có được kết quả cực tốt. Hơn nữa, phương pháp này còn thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.

>>> Tham khảo: Nếu có nhu cầu làm đẹp, trẻ hóa vùng mắt tham khảo ngay danh mục bài viết về dịch vụ vùng mắt của Seoul Center.

Bạn chỉ cần lấy một quả khoai tây tươi, sau đó luộc chín và thực hiện bóc vỏ. Hoàn thiện xong quá trình này, nên nghiền nát khoai tây, sau đó cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Khi đã có hỗn hợp này, bạn đắp lên vùng mắt có dấu hiệu bầm tím, để trong khoảng 1 – 2 tiếng. Các dưỡng chất có trong khoai tây sẽ dần dần phát huy tác dụng làm cho vùng mắt sưng bầm được mờ dần, trả lại đôi mắt tự nhiên.

Hình 6: Khoai tây có thể xóa bỏ nỗi lo về bầm tím trên mắt

Bên cạnh cách chữa vết bầm tím ở mắt bằng chườm đá thì một trong những bí quyết nữa chúng ta không nên bỏ qau chính là chườm nóng. Các chuyên gia khuyên rằng, ngay sau 48 giờ đầu tiên chườm lạnh thì nên thực hiện chườm nóng. Phương pháp này không chỉ giảm thiểu cảm giác đau đớn, khó chịu ở vết bầm trên mắt mà nó còn tăng cường xóa bỏ dấu hiệu máu bầm tồn tại. Hơn nữa, chườm nóng ở mắt còn có tác dụng lưu thông máu dễ dàng.

Trước tiên, để thực hiện chườm ấm thì cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và một chậu nước ấm. Tiếp đến, bạn tiến hành nhúng khăn vào chậu nước ấm, sau đó vắt thật khô và áp khăn lên vùng mắt bị sưng bầm. Cần chú ý giữ cho chiếc khăn cố định ở vùng mắt cho đến khi hết ấm thì thực hiện tương tự như vậy. Phương pháp chườm ấm sẽ phát huy hiệu quả tác dụng nếu chúng ta thực hiện đúng cách, chườm nóng từ 3 – 4 lần trong ngày để có được hiệu quả giảm sưng bầm như mong muốn.

Hình 7: Chườm nóng có tác dụng làm mờ các vết bầm trên mắt

Hành tây với đặc tính kháng viêm vốn có sẽ giúp bạn làm tan máu bầm ở mắt một cách hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng hành tây bằng cách cắt lát mỏng sau đó đắp trực tiếp lên khu vực mắt xuất hiện tình trạng bầm tím và cố định lại bằng băng gạc. Vì hành tây có thể gây ra tình trạng cay mắt nên trước khi sử dụng bạn nên ngâm với nước để giảm độ hăng của hành. Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/ngày để có được đôi mắt đẹp như ý

Đu đủ là một trong những nguyên liệu chăm sóc da vô cùng hiệu quả với thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào.

Bromelain là một trong những enzyme có trong đu đủ, đây là loại dưỡng chất có công dụng phá vỡ các protein gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó giúp máu có thể lưu thông dễ dàng và chữa vết bầm tím ở mắt vô cùng hiệu quả. Ngoài ra hàm lượng vitamin có trong đu đủ sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp da trở nên trắng hồng, mịn màng hơn.

Hình 8: Chữa bầm tím mắt bằng đu đủ

Nước ép cải bắp là một nguyên liệu có khả năng kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng bông thấm một ít nước ép cải bắp sau đó thoa đều lên vùng mắt sẽ giúp bạn chữa bầm tím hiệu quả.

Theo dân gian xưa, cây kim sa là một trong những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng với mục đích giảm sưng, kháng viêm và đánh tan máu bầm rất hiệu quả.

Để thực hiện phương pháp này bạn chỉ cần sử dụng cây kim sa giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vùng mắt bị bầm tím trong vòng 20 phút. Các dưỡng chất có trong cây kim sa sẽ thẩm thấu vào cơ thể giúp lưu thông mạch máu và làm tan máu bầm. Giúp vùng mắt của bạn lấy lại được nét hồng hào, tươi trẻ vốn có.

Cúc vạn thọ là một trong những nguyên liệu được Đông Y sử dụng với công dụng giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. Ngoài ra đây còn là một loại dược liệu giúp giảm sưng tấy và bầm tím vô cùng hiệu quả.

Cách sử dụng cúc vạn thọ chữa vết bầm tím ở mắt được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sử dụng cánh hoa cúc vạn thọ tươi ngâm trong nước nóng 15 – 20 phút
  • Bước 2: Cho hỗn hợp vừa ngâm được vào tủ lạnh trong khoảng 60 phút
  • Bước 3: Dùng khăn sạch ngâm vào hỗn hợp trên sau đó đắp trực tiếp lên vùng mắt bị bầm tím trong 10 phút

Thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn trị bầm tím hiệu quả.

Hình 9: Sử dụng cúc vạn thọ chữa bầm tím mắt

Massage là kỹ thuật giúp cơ thể thư giãn và lưu thông khí huyết. Thực hiện các động tác massage mắt không chỉ làm cho vùng da trở nên khỏe khoắn mà còn giúp chữa các vết bầm tím ở mắt vô cùng hiệu quả.

Để có được hiệu quả cao, bạn có thể thực hiện massage kết hợp với một vài loại tinh dầu để giúp da trắng hồng và mịn màng hơn.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tan máu bầm được sản xuất và lưu thông trên thị trường. Sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho những đơn thuốc với công dụng giảm sưng, giảm đau và tan máu bầm để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Ngoài ra những loại thuốc này cũng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc nên bạn cũng có thể dễ dàng mua và sử dụng tại nhà. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Hình 10: Uống thuốc tây làm tan máu bầm

Mắt là nơi vô cùng nhạy cảm và dễ xuất hiện những tổn thương. Do đó, khi chẳng may va chạm, hoặc ảnh hưởng của các lần phẫu thuật làm bị bầm tím, chúng ta có thể sử dụng những phương pháp ở trên. Tuy nhiên, mỗi người cũng cần chú ý những vấn đề sau

  • Nên thường xuyên đeo kính bảo hộ khi làm những việc dễ gây ra va chạm khiến tổn thương vùng mắt
  • Trong quá trình chơi thể thao rất dễ xảy ra những va chạm gây tổn thương đến mắt. Chính vì vậy nếu không phải thi đấu thì tốt nhất bạn nên cẩn thận khi chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền,… hạn chế việc tranh chấp mạnh để không gây ra tổn thương cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi điều độ là điều bạn cần làm để mắt không bị bầm tím.
  • Hạn chế làm việc quá khuya trên các thiết bị điện tử khiến mắt hoạt động nhiều
  • Luôn giữ tình thần thoải mái, vui vẻ. Hạn chế tình trạng căng thẳng sau khi làm việc
  • Thường xuyên chăm sóc da mặt, sử dụng các sản phẩm cung cấp dưỡng chất giúp vùng da xung quanh mắt trở nên trắng hồng, mịn màng.

Hình 11: Chăm sóc da mặt, nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng bầm tím ở mắt

Chúng ta biết rằng, những dấu hiệu bầm tím ở mắt là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu có xuất hiện trường hợp trên, bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ bằng cách chữa vết bầm tím ở mắt được chia sẻ trên bài viết. Rất hy vọng mọi người sớm xóa bỏ nỗi lo về mắt bầm tím và nhanh chóng hồi phục đôi mắt đẹp tự nhiên như mong muốn.

Đừng quên liên hệ với Thẩm mỹ viện Seoul Center nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về liên quan đến các công nghệ làm đẹp và mong muốn sở hữu nhan sắc lý tưởng.

Video liên quan

Chủ Đề