Tết cổ truyền xuất phát từ đầu

Cũng giống như lễ Giáng sinh đối với người phương Tây, Tết Nguyên đán được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong tâm thức người Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình sum họp, quây quần bên nhau, hướng về tổ tiên và cùng chia sẻ về những trải nghiệm trong một năm đã qua. Khái niệm “Tết” tưởng chừng quen thuộc, nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này vẫn là một vấn đề chưa được biết đến rộng rãi.


Tại sao lại gọi là “Tết” hay “Tết Nguyên Đán” ?


Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết, Tết âm lịch được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và một số quốc gia đang có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, người nước Nam thường có một số ngày khác để tiễn năm cũ, bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo [23 tháng Chạp] và cúng tất niên.

 

Người dân nô nức sắm Tết [Ảnh: Internet]

 

Theo cuốn "Vui buồn giỗ tết" của tác giả Trần Ngọc Lân, danh từ "Tết" thường dùng trong ngôn ngữ tiếng Việt thực tế được biến âm từ chữ Tiết [节] trong tiếng Hán, có nghĩa đen là cái "mấu tre", hiểu rộng hơn là đoạn tiếp nối giữa hai khúc cây, đoạn cây. Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.


Nguyên: có nghĩa là Khởi Đầu


Đán: có nghĩa là Trọn Vẹn


Nguyên Đán: có nghĩa là sự Khởi Đầu Trọn Vẹn.


Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Theo chữ Hán Nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu đầu năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.


Năm mới đến, những sự may mắn mới đến, và bao nhiêu điều lo âu phiền toái của năm cũ đều theo năm cũ mà đi hết.


Nguồn gốc của Tết


Sự khởi đầu của Tết Nguyên đán bắt nguồn Trung Quốc cổ đại, sau đó du nhập vào Việt Nam thời kỳ 1000 năm Bắc Thuộc. Trải qua những thăng trầm lịch sử, ngày nay Tết Nguyên đán mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Việt. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm, tượng trưng cho sự thống nhất, thịnh vượng và là lễ hội của hy vọng mới cho tương lai.
 

Theo lịch sử Trung Quốc, có nhiều giả thuyết được đặt ra về sự ra đời của Tết, trong số đó, giả thuyết nhận được nhiều sự đồng thuận nhất là: Tết Nguyên đán đã có lịch sử từ thời Tam Hoàng Ngũ đế, khoảng hơn 4000 năm trước. Vào một ngày nọ hơn hai nghìn năm trước Công nguyên, sau khi Đế Thuấn [2255 TCN - 2207 TCN], một trong những vị vua huyền thoại thời Trung Hoa cổ đại, sau khi tiếp quản ngai vàng đã dẫn các thuộc hạ của mình hành lễ trời đất. Từ đó, người dân coi ngày này là ngày đầu năm, tức ngày rằm tháng Giêng. Tương truyền rằng đây là nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu, sau này được gọi là Tết Nguyên đán. 

Tết Nguyên Đán của Việt Nam [hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết] là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân [23 tháng chạp âm lịch] và Tất Niên [29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch]. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên... Theo phong tục tập quán

Tết Nguyên Đán [hay còn gọi là Tết Cả,[Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết] là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” [23 tháng chạp âm lịch] và “Tất Niên” [29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch]

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch [còn gọi nôm na là Tết Tây]. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới [23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng].

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.

Lịch sử hình thành

Từ nguyên

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Nguồn gốc ra đời

Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN . Trị vì cả 2622 năm

Từ thời đó, người Việt đã ăn tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6.

Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo – thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Quốc viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang – quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng, trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.

Ý nghĩa Tết Nguyên đán ở Việt Nam

Tết Nguyên đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.

Nét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” [thời tiết] thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.

 

Tết Nguyên đán là dịp con cháu sum vầy, đoàn tụ bên gia đình thân yêu của mình

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.

Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.

Chủ Đề