Thai nhi bao nhiêu tuần thì mở mắt

Bạn có thể sẽ cảm thấy mắc kẹt và thất vọng khi cố gắng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong cơ thể của bạn. Dưới đây là một số thay đổi mà bạn chắc chắn sẽ trải nghiệm:

• Những cơn đau tức ngực, khó thở, thở dốc khiến bạn lo lắng hoảng loạn. Đừng lo. Đó đơn thuần chỉ là tử cung của bạn đang phát triển và mở rộng tới phần ngực của bạn.
• Thời điểm thai nhi 27 tuần tuổi, con của bạn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trong tử cung và bụng của bạn cũng vậy. Không gian phổi của bạn sẽ sớm bị xâm chiếm bởi sự phát triển của tử cung. Bạn có thể thấy thật khó thở hay thở hổn hển ngay cả khi bạn làm các hoạt động đơn giản nhất. Hãy thư giãn và thử hít thở sâu để cả Bé và Mẹ có đủ lượng oxy cần thiết.
• Với kích thước của cái bụng bầu, bạn có thể lựa chọn giữa làm việc nhà hàng ngày hoặc thư giãn ngủ nghỉ. Cứ thoải mái tận hưởng quyền ưu tiên của bạn bởi giờ bạn hoàn toàn xứng đáng với những điều đó.



• Mang thai tuần 27, da của bạn dang phải gồng lên trước sự dãn căng hết mức và ngứa ran khó chịu. Hãy chăm sóc da của bạn bằng những loại dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho da, mặc quân áo thoải mái tạo cảm giác êm ái cho da để giảm thiểu tối đa sự khó chịu hay ngứa ngáy.
• Tránh tắm nước quá nóng hoặc tắm những loại xà bông làm khô da để giảm nguy cơ gây ngứa rát cho làn da của ban.
• Khi bạn vừa tỉnh dậy, bạn cực kỳ mệt mỏi tới mức tất cả những gì bạn muốn làm lúc đó là nằm bẹp xuống giường và tiếp tục ngủ, Nhưng một khi bạn đã sẵn sàng nằm xuống cho một giấc ngủ thoải mái thì nó lại trốn tránh bạn như thể là muốn chọc tức vậy. Tốt nhất lúc này là bạn nên đứng dậy và làm cái gì đó thực sự khiến bạn buồn ngủ bởi việc sấp ngửa trằn trọc trên giường sẽ không giúp bạn buồn ngủ theo bất kỳ cách nào cả.

Cùng điểm qua các triệu chứng ở giai đoạn thai nhi 27 tuần

• Các cơn đau lưng kéo dài.
• Bạn có thể cảm thấy đôi chân của bạn đau nhức suốt cả ngày
• Cảm giác khó thở đeo bám.
• Khó ngủ.
• Cảm giác thèm ăn.
• Bệnh trĩ 

Nhận biết các dấu hiệu của việc Sinh non

Việc sinh nở diễn ra trước tuần 37 của thai kỳ sẽ được coi là đẻ non. Mặc dù, khá chắc chắn rằng bạn sẽ sinh bé khoẻ mạnh sau khi trải qua cả một quá trình đầy đủ. Nhưng bạn cũng cần phải hiểu rõ và nhận biết được các dấu hiệu của sinh non:

• Cần phân biệt được các cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Khi xuất hiện các cơn gò, Mẹ cần bình tĩnh để xác định đó có phải là cơn gò chuyển dạ hay không và có thể phải chuẩn bị hành lý lên đường đón con yêu.
• Các con co thắt diễn ra cách nhau 10 – 15 phút hoặc ít hơn sẽ là dấu hiệu của cơn gò chuyển dạ



• Theo dõi sự giãn nở của cổ tử cung.
• Đừng bỏ qua với những cơn co thắt hay cơn đau giống như những gì mà bạn đã từng trải qua trong những ngày kinh nguyệt.
• Cơn đau giống như việc đau dạ dày.
• Áp lực đè nặng lên vùng hông và xương chậu
• Xuất huyết từ âm đạo.
• Chất lỏng đột ngột ra nhiều ở âm đạo.
• Đau âm ỉ ở dưới phần lưng dưới
• Sự mất nước có thể dẫn tới những ca sinh non nên đừng quên nạp đủ lượng chất lỏng cần thiết hàng ngày.
• Bác sĩ sẽ là người quyết đinh xem bạn có phải sinh non hay không. Những lời khuyên từ mọi người quanh chỉ mang tính tham khảo bởi đôi khi họ chẳng thực sự hiểu về những gì họ đang nói.
• Sự tiến bộ của khoa học đã góp phần nâng cao khả năng sống sót của trẻ sinh non. Nhiều bệnh viện được trang bị các thiết bị y tế hiện đại để hỗ trợ những trẻ sinh non cho tới khi chúng đủ lớn và có thể thực hiện các chức năng hoạt động một cách độc lập.

Những suy nghĩ sai lầm trong thời kỳ mẹ mang bầu 27 tuần

• Nhiều cặp vợ chồng vẫn giữ một tư duy lối mòn rằng tình dục sẽ làm hại tới thai nhi. Lưu ý rằng sẽ chẳng có mối tác hại nào khi vui vẻ thư giãn bên người bạn đời trừ khi Mẹ có tình trạng sức khoẻ đặc biệt mà bác sĩ có thể sẽ khuyên 2 vợ chồng nên tránh việc quan hệ tình dục.
• Cho rằng những đứa bé to hơn, nặng cân hơn sẽ khoẻ mạnh hơn là điều hoàn toàn hư cấu, ngược lại những đứa bé này có nguy cơ cao bị béo phì trong tương lai.

Những thay đổi ở thai nhi 27 tuần

An lành trong cái bụng ấm cúng của Mẹ, Bé cũng đang chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc sống độc lập ở thế giới bên ngoài.

Dưới đây là những thay đổi của thai nhi mà chính Mẹ cũng thể cảm nhận được khi mang thai tuần 27.



 

Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong tuần 27 

• Hầu hết các cơ quan của bé đều trưởng thành và có khả năng hoạt động độc lập, mặc dù phổi và não vẫn cần hoàn thiện hơn nữa.
• Sau hơn 4 tháng dính vào nhau, mí mắt của thai nhi 27 tuần đã bắt đầu mở ra. Bé mở và nhắm mắt theo một khoảng thời gian đều đặn nhất định, cố gắng rất nhiều để chớp mắt cùng với những chiếc lông mi đáng yêu vừa mới nhú lên. Giấc ngủ của bé cũng tuân theo một quy luật nhất định.
• Bộ não của thai nhi 27 tuần đang dần hoàn thiện với tốc độ nhanh bởi sự phát triển mạnh hơn của mô não. Ngoài ra, trung khu về thị giác của bé cũng đã hoàn thiện kể từ bây giờ.
• Đôi khi bé bị nấc cụt nhưng điều này không có gì để lo lắng.
• Những lớp chất béo hình thành bên dưới lớp da của em bé. Điều này sẽ giúp bé giữ ấm và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi sinh.
• Những hành động như co duỗi cơ thể, xoay cuộn tròn, đá, mút ngón tay cái, uống nước ối và đi tiểu vẫn tiếp tục được bé thực hiện.
• Nếu Mẹ cảm thấy chẳng có động tĩnh gì của bé thì hãy báo ngay cho các bác sĩ.

Kích thước và cân nặng của bé

Thai nhi 27 tuần nặng khoảng 875 gram với chiều dài đạt khoảng 36,6 cm khi chân bé được mở rộng. Kích thước của Bé tương ứng với Quả Dưa Canary hay cây súp lơ.

Lời khuyên và cách chăm sóc khi mẹ mang thai tuần 27

Dưới đây là một loạt những lời khuyên cho việc chăm sóc ở giai đoạn thai nhi 27 tuần.

1. Chế độ ăn ngủ

Ăn uống lành mạnh và an toàn. Không được gây nguy hiểm đến sự an toàn của cơ thể hoặc thai nhi trong vấn đề ăn uống với bất kỳ giá nào.

• Mang thai tuần 27, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc có được giấc ngủ ngon cũng như là đi lại, đứng hay ngồi quá lâu với cái bụng bầu đang lớn dần lên. Hãy lựa chọn những tư thế mà đem lại cho bạn cảm giác thoải mái nhất. Đừng để ý tới ánh nhìn soi mói từ những người khác nhé.
• Rà soát lại tất cả các biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình mang thai.

2. Sinh Nở

Hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch sinh của bạn rằng liệu bạn có muốn gây tê trong lúc sinh hay không.

• Gây tê là việc truyền chất giảm đau vào cơ thể để ngăn ngừa và giảm bớt các dấu hiệu đâu đớn. Bạn có thể gây tê bất cứ lúc nào trong quá trình sinh nở. Hầu hết các phụ nữ yêu cầu gây tê khi con đau trở nên dữ dội, thường là khi cổ tử cung mở rộng khoảng 5-6cm.
• Hãy xem xét các dấu hiệu, tình trạng có nguy cơ dẫn đến sinh mổ.

3. Nuôi con bằng sữa mẹ

Mang thai tuần 27 chính là thời điểm Mẹ cần chú ý đến việc cho con bú sữa mẹ như thế nào bởi trải nghiệm tuyệt vời này không còn xa nữa. Sẵn sàng cả về tình cảm và thể chất sẽ giúp bạn tránh được những hoảng loạn và hoang mang khi bạn thực sự cố gắng cho con bú.



• Một số phụ nữ cho con bú đơn giản như việc ăn cơm, trong khi những người khác lại có thể gặp khó khăn trong việc cho con bú.
• Rất khó tin, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng thành công của việc nuôi con bằng sữa mẹ có liên quan tới thái độ của người bạn đời.
• Tìm một nơi lý tưởng để bạn có thể cho bé bú một cách thoải mái. Hãy chọn đó là góc riêng của bạn, không ai có thể xâm phạm quyền riêng tư mà không có sự đồng ý của bạn
• Biết về các tư thế cho con bú.
• Một số bệnh viện có các lớp học dạy các vấn đề cơ bản trong việc cho con bú. Chắc chắn sẽ giúp bạn tìm thấy sự nhịp nhàng đồng điệu trong việc cho bú trong những tháng tới.

4. Lớp học Lamaze

Kỹ thuật Lamaze đã được phát triển bởi bác sĩ sản phụ người Pháp “Fernand Lamaze” để giúp các phụ nữ sinh con một cách tự nhiên mà không cần tới sự can thiệp y tế.
• Lamaze sẽ giúp bạn tự tin để sinh tự nhiên và cũng cho bạn biết về các phương pháp để đối phó với những cơn đau chuyển dạ.
• Kỹ thuật này giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn, tạo sự thư dãn thoải mái thông qua các bài tập thở, gây giảm chú ý hay massage nhẹ nhàng.

Một số điểm được đề cập đến trong lớp học Lamaze:
• Hãy để cho việc sinh nở bắt đầu một cách tự nhiên
• Những hoạt động nên làm trong lúc đau đẻ
• Tư thế để sinh con.
• Massage
• Trị liệu bằng dầu thơm
• Kỹ thuật thở
• Sử dụng bóng sinh
• Thông báo đồng ý và thông báo từ chối
• Không tách bé ra khỏi mẹ sau khi sinh
• Kỹ thuật cho con bú

Lời khuyên dành cho bố

Vai trò của Bố ngày càng to lớn hơn.

• Cố gắng hỗ trợ Mẹ bầu bất cứ khi nào cô ấy ngồi xuống hay đứng lên. Điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với cô ấy. Đừng bao giờ lấy tư thế hay cuộc vật lộn giữa đứng và ngồi của Mẹ ra làm trò cười, bố sẽ chẳng được tha thứ một cách dễ dàng
• Nếu nhà bạn không có nhiều phòng tắm thì hãy giữ cho phòng vệ sinh luôn ở trạng thái sẵn sàng để Mẹ bầu có thể nhanh chóng sử dụng bất cứ khi nào có nhu cầu.
• Việc chú ý chăm chút cho căn phòng của con bạn cũng như là đồ dùng cho bé trong thời gian tới có thể sẽ khiến cho cho vợ bạn hạnh phúc.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 28 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
 

Vi chất cần thiết nhất cho mẹ bầu ở giai đoạn thai nhi 27 tuần tuổi hay 3 tháng cuối thai kì luôn là Sắt, Axit Folic, Vitamin đặc biệt là Canxi, DHA. Hàm lượng canxi cho mẹ từ 3 tháng giữa là 1500 mg/ ngày. Giai đoạn này mẹ có thể bổ sung bộ đôi Vitamin tổng hợp và viên Canxi riêng bởi vì tất cả các loại vitamin tổng hợp đều không đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển khung xương của bé. Thiếu canxi rất dễ khiến mẹ bầu đau lưng, em bé sinh ra không đạt chiều cao lý tưởng. Bên cạnh đó DHA chính là nguồn năng lượng cho não bộ và sự phát triển của giác mạc. 3 tháng cuối thai kì mẹ nên chú ý đến việc bổ sung DHA đều đặn giúp bé thông minh, nhanh nhẹn sau khi sinh. Sắt ở giai đoạn 3 tháng cuối mẹ bầu không nên lơ là. Vì mẹ cần lượng máu đầy đủ để thai nhi tăng trưởng nhanh và dự trữ máu cho quá trình sinh nở mất rất nhiều máu.


Bộ 3 Canxi Avisure Hical, Vitamin DHA Avisure mama và Sắt Hữu Cơ Avisure Safoli

>> HÀNG NGÀN BÀ BẦU VÀ CÁC CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG AVISURE MAMA CHO THAI KÌ KHỎE MẠNH

Ca sĩ Thu Thủy: "Cơ thể Thủy cũng khỏe ra, tràn đầy năng lượng không còn bị mệt mỏi, đau nhức". "Bầu bí nên chọn gì khỏe cho mẹ, tốt cho con, cũng phải lựa chọn và suy tính thật kỹ. Thủy dùng rồi, thấy tốt nên mới chia sẻ với mọi người nè"

   

>> AVISURE MAMA GIÁ BAO NHIÊU, MUA Ở ĐÂU? 

Avisure mama có giá niêm yết 325.000. Mẹ bầu có thể mua hàng theo các cách thức sau: [Đặt ngay để nhận được tư vấn chương trình khuyến mãi hấp dẫn.]

* Cách 1:

Tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần nhà bạn. Nếu bạn ở khu vực chưa có điểm bán, vui lòng điền thông tin đặt hàng hoặc gọi tới 18000065 [ Miễn cước ].

Chủ Đề