Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai

Với vai trò đại diện sở hữu toàn dân và thống nhất, quản lý toàn bộ vốn đất đai, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai. Cụ thể hệ thống này hoạt động như thế nào để đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ.

I. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý đất đai

1. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương trong quản lý đất đai

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước có vai trò to lớn trong việc quản lý mọi mặt của đời sống – trong đó bao gồm cả đất đai.

Trong quản lý đất đai, Quốc hội có thẩm quyền: phê chuẩn các quy hoạch, chiến lược trong quản lý và sử dụng đất đai, thực hiện các quyền quyết định và giám sát tối cao đối với người quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi nhà nước,

 Trong quản lý đất đai, Uỷ bản thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội có thẩm quyền: ra các nghị quyết quan trọng, ban hành pháp lệnh liên quan đến việc quản lý đất đai.

2. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong quản lý đất đai

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có trách nhiệm trong việc quản lý đất đai là Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương không chỉ thông qua các nghị quyết, quyết nghị về các vấn đề cụ thể mà còn thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai. 

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân các cấp còn phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cùng cấp trước khi trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

II. Vai trò của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai

Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thống nhất việc quản lý đất đai ở trung ương và từng địa phương, đồng thời thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai còn tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nội dung cụ thể của chế độ quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, cụ thể như xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, khảo sát, đo dạc, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

III. Vai trò của hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai 

1. Cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai 

Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm:

Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan về quản lý đất đai ở trung ương 

Sở tài nguyên và môi trường là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc ương có chức năngquản lý tài nguyên đất, đo đạc bản đồ, chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của bộ.

Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và môi trường.

Cán bộ địa chính cấp xã giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai [theo quy định tại Khoản 2, Điều 25, Luật đất đai năm 2013].

Xem thêm: Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta được quy định như thế nào?

2. Tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất đai

Tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất bao gồm Văn phòng đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất.

a. Văn phòng đăng kí đất đai 

Văn phòng đăng kí đất đai là tổ chức sự nghiệp trực thuộc sở tài nguyên và môi trường, thuộc phòng tài nguyên và môi trường của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai.

Xem thêm:

Văn phòng đăng ký đất đai là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai là gì?

b. Tổ chức phát triển quỹ đất 

Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.

Xem thêm: Tổ chức phát triển quỹ đất là gì?

c. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất 

Đây là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo các luật về doanh nghiệp và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đất đai. Hoạt động tư vấn bao gồm các dịch vụ như: thực hiện dịch vụ tư vấn giá đất, hoạt động dịch vụ tư vấn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoạt động dịch vụ về tư vấn, đo đạc, đấu giá, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…

Có thể nói, với việc xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương mang tính đã giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý vốn đất, đồng thời giúp cho người sử dụng đất tiếp cận đến các quyền của mình một cách nhanh chóng và sử dụng đất một cách hiệu quả. 

Luật Hoàng Anh 

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định tại Luật đất đai, để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của người sử dụng đất thì bạn có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn cụ thể.

1. Quy định về quản lý đất đai

Pháp luật đất đai hiện hành quy định cụ thể về vai trò quản lý đất đai của Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các quyền liên quan đến vấn đề quả lý đất đai vẫn còn tồn tại một số bất cập, không thống nhất.

Do đó, nếu bạn muốn tư vấn cụ thể về vấn đề này bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: 1900.6169

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai

Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thế Luật đất đai số 13/2003/QH11, nội dung cụ thể như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.

Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai

1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.

3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.

4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề