Thành cổ loa là kinh đô của nhà nước âu lạc dưới thời an dương vương vào khoảng

Di tích Cổ Loa [thuộc Đông Anh, Hà Nội].

Vừa qua, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng tập thể Bộ Chính trị về làm việc, cho ý kiến và thông qua kế hoạch Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, ông đã 2 lần nhắc đến Cổ Loa như một cố đô ghi đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Tôi nghĩ, đây là chuyện hoàn toàn có lý của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta khi mà lâu nay, mỗi khi nhắc đến truyền thống lịch sử ngàn năm của Thủ đô Hà Nội, người ta thường chỉ nhắc đến Thăng Long, Đông Đô mà gần như không có địa danh Cổ Loa đi cùng.

Chúng ta đều biết, Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Nơi đây cũng là kinh đô của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ thứ X sau khi Ngài cầm quân đánh tan tác 20 vạn quân Nam Hán trên cửa biển Bạch Đằng chỉ trong đúng 1 ngày của năm 938 rồi về Cổ Loa định đô. 

Bữa đó [19/9], Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong đoạn đầu bài phát biểu, ông nói: “Vị thế Hà Nội bây giờ khác xưa nhiều, quy mô lớn, không chỉ có 36 phố phường, không chỉ có Cổ Loa, mà bây giờ mở rộng ra rất nhiều. Nếu nói đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, thì Hà Nội chưa bao giờ có được quy mô, vị thế, tầm vóc và yêu cầu cao như bây giờ”.

Rồi ở một đoạn tiếp đó, ông nói: “Hà Nội có lịch sử ngàn năm văn hiến, nền văn hóa lâu đời, truyền thống cách mạng vẻ vang; tiêu biểu cho truyền thống văn hiến và anh hùng, hòa bình và hữu nghị của dân tộc Việt Nam. Cổ Loa, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội là tiêu biểu cho lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Hà Nội linh thiêng và hào hoa, niềm tin và hy vọng...”. Với một chính khách lớn và kiến văn như ông, tôi nghĩ ông thật tinh tế và sâu sắc khi đề cập câu chữ như vậy.

Việc vừa rồi Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô tổ chức tọa đàm khoa học, nghe báo cáo đề tài khoa học phục dựng nỏ Liên Châu thời An Dương Vương Vương đã cho thấy “nỏ Thần” tuy có thêu dệt trở nên Huyền bí nhưng lại là chuyện có thật khi mũi tên Cổ Loa được kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh [làm việc tại một tập đoàn vũ khí bên Liên bang Nga phục dựng và bắn thử rất thuyết phục]. Qua đó, khẳng định truyền thuyết “nỏ Thần“ và triều đại Thục Phán An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc là có thật trong lịch sử dân tộc ta.

Với đức Vua Ngô Quyền, người đã lên ngôi vương sau trận đại thắng quân Nam Hán năm 938, ngài đã có công cực lớn vì chấm dứt trên một ngàn năm nước nhà bị giặc phương Bắc đô hộ. Công lao đó thật to lớn và vĩ đại hơn trời bể. Ngài xứng đáng được hậu thế lập đền thờ tại Cố đô Cổ Loa vì đây là nơi ông định đô. Thế nhưng nay thì không còn bao nhiêu những dấu tích về ngài cũng như triều đại của Ngài. 

Tôi được biết, hiện trên đất nước ta có 48 nơi lập đền và miếu thờ Vua Ngô Quyền, trong đó, riêng tại Hải Phòng, nơi xảy ra trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng với quân Nam Hán, nhân dân ta qua nhiều thế kỷ đã lập 36 đền và miếu thờ Ngài. 

Thực chất, theo cổ nhân, những đền, miếu thờ nói trên không phải chỉ thờ riêng Ngô Quyền hoặc một ai có công lớn với giang Sơn đất nước. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ cho tôi biết, cách gọi này là do thói quen. Người ta gọi gọn lại chứ thường là nơi đặt nhiều bát hương thờ, gọi là hợp tự. Đó là những người theo Ngài chiến đấu và đã ngã xuống vì đất nước và vị trí mỗi bát hương hoặc bài vị sẽ đặt cao thấp khác nhau tuỳ công trạng mỗi người. 

Tiếc rằng, tại chính nơi Ngô Quyền quyết định định đô sau khi đại thắng giặc Nam Hán, đến nay lại vẫn chưa lập đền thờ Ngài.

Ngày 1/10, tại di tích Hoàng thành Thăng Long, một cuộc hội thảo khoa học lần thứ tư về Ngô Quyền với vai trò là “vị Tổ Trung hưng đất Việt" được UBND TP Hà Nội cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đứng ra tổ chức nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội . 

Chúng ta hy vọng sau lần hội thảo này [lần trước tổ chức vào tháng 3/2019] nhân 1080 năm Ngô Quyền về Cổ Loa định đô, nguyện vọng của người dân cả nước và của giới khoa học sử học nước nhà sẽ được đáp ứng. Một đền thờ trang trọng, ý nghĩa  sẽ được Hà  Nội xây dựng sớm bởi ý nghĩa của nó trong lịch sử. Từ đó, các thế hệ con cháu mỗi khi đến Cổ Loa là được đến với mảnh đất linh thiêng, thờ 2 vị vua An Dương Vương và Ngô Quyền với những chiến công hiển hách cũng như bài học cảnh giác trước giặc ngoại xâm của cha ông...

Biên tập bởi Tạ Mỹ Dung - 18/12/2021

Thành Cổ Loa không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương trong đời sống hiện đại. Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch mang đậm các giá trị lịch sử và văn học nghệ thuật gắn liền với nhiều truyền thuyết của dân tộc Việt Nam.

Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời Ngô Quyền trị vì. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trúc độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ. Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích "Chiếc Nỏ Thần “ khi vua An Dương Vương định đô xây thành [Thế kỷ III TCN].

Qua hình ảnh chiếc nỏ thần Kim Quy một phát bắn có thể hạ cả trăm quân địch đã ca ngợi ý chí quật cường và sức mạnh của nước Âu Lạc ta ngày ấy. Dù khi đó vũ khí chỉ đơn thuần là gươm, giáo và cung tên nhưng nhân dân ta cũng đã anh dũng chiến đấu kiên cường. Câu chuyện còn nổi tiếng thêm bởi mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo cho bất cứ ai có ý định khám phá Hà Nội. Từ bao đời nay, di tích Thành Cổ Loa cùng những nhân vật huyền thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam.

Địa chỉ: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội

Giờ mở cửa: 6:30 - 18:00 hàng ngày

Giá tham khảo: 10.000 VNĐ/Người

Xem thêm: Ô Quan Chưởng - Vết tích cuối cùng của Hoàng thành Thăng Long

Theo truyền thuyết thì Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ. Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và đi quanh nhiều vòng dưới chân thành. Vào lúc này vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng. Từ đó thành xây không đổ nữa.

Thành Cổ Loa sở hữu nét kiến trúc độc đáo không thua kém gì Nhà thờ Hàm Long hay các điểm đến lịch sử khác. Thành Cổ Loa là công trình xây dựng với quy mô độc đáo của nước Âu Lạc. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sĩ hùng mạnh. Cho tới ngày nay dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, cho thấy nền văn minh tiên tiến của nước ta ngày ấy.

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Thành Cổ Loa rộng khoảng 500ha được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Tương truyền, thành có chín vòng hình xoáy tròn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa. Đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.

Thành ngoại có chu vi khoảng 8km xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu thì khoét hào, đắp thành, xây lũy liền kề tới đó. Các lũy xưa cao từ 4 - 5m hoặc từ 8 - 12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2 là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.

Lễ hội Cổ Loa diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. Vì vậy nếu các bạn thích không khí lễ hội thì thời điểm này khá lý tưởng để ghé thăm Thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ sáng sớm với các đám rước, nghi thức tế lễ và các trò chơi dân gian vô cùng thú vị và đặc sắc, kéo dài tới ngày 16 tháng Giêng khi kết thúc lễ tế tạ trời đất.

Thành Cổ Loa là một trong số 21 di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn với rất nhiều giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc. Khu di tích nằm cách trung tâm thành phố chưa đầy 20km.

Từ trung tâm Hà Nội du khách đi dọc theo quốc lộ 1A cũ khoảng 10km sẽ tới cầu Đuống. Đến thị trấn Yên Viên thì rẽ trái để vào quốc lộ 3. Lúc này chỉ cần đi khoảng 5km nữa là sẽ tới khu di tích.

Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Một số tuyến buýt đi trực tiếp tới địa điểm này như tuyến 14, 17 hoặc tuyến 43, 46, 59.

Thành Cổ Loa là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị với tuổi đời lên tới trăm năm. Các nhà khảo cổ học đã từng khai quật được nhiều ngôi mộ cổ, rìu lưỡi xéo bằng đồng, trống đồng, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh và khuôn đúc mũi tên. Tất cả đều được lưu giữ tại đây để du khách có thể thoải mái tham quan, chiêm ngưỡng.

Nơi đây trở thành một điểm đến lý tưởng đối với bất kì ai yêu thích lịch sử và mong muốn tìm hiểu về thời kỳ dựng nước và giữ nước của cha ông ta ngày xưa. Vừa tham quan, du lịch, vừa được học hỏi và bổ sung thêm nhiều kiến thức mới chắc chắn sẽ tô điểm thêm cho hành trình khám phá Hà Nội của bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Đền thờ An Dương Vương hay còn gọi là đền Thượng, nằm ở trung tâm Thành trong được coi là nơi Vua Thục Phán trước kia từng ở. Vị trí đền nằm trên một gò đất hình đầu rồng, hai bên là hai cánh rừng, phía dưới còn có hai hố tròn là mắt rồng. Ngay trước đền Thượng là một hồ nước lớn, bên trong có giếng Ngọc – Nơi mà Trọng Thuỷ đã gieo mình tự vẫn trong câu chuyện truyền thuyết.

Trong đền còn giữ lại một số di vật như tượng An Dương Vương bằng đồng, hai con ngựa Hồng – Bạch, các món đồ bằng đồng, sứ, gỗ, vải… Trước cổng có 2 con rồng đá với thân uốn lượn, tay vuốt râu được chạm khắc vô cùng tinh tế mang đậm lối kiến trúc của thời Lê.

Nằm ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò mở lối đi vào Am Bà Chú. Nơi đây có một bức tượng gọi là tượng Mỵ Châu – Một tảng đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu nên được dân làng gọi là mộ Mị Châu.

Huyền thoại kể rằng, sau khi gieo mình xuống biển tự vẫn, Mỵ Châu hóa thành hòn đá to rồi trôi dạt về bãi Đường Cấm ở phía Đông thành Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Trên tường am có bức hoành khắc bài thơ chữ Hán của nhà thơ Chu Mạnh Trinh.

Mặc dù chưa xác định được truyền thuyết là có thật hay không nhưng ngày nay đền vẫn thờ phụng công chúa Mỵ Châu trong trang phục kiêu sa. Ngày ngày vẫn có rất đông người dân đến thắp hương, thờ phụng.

Giếng Ngọc nằm giữa hồ Bán Nguyệt và ngay cửa đền vua An Dương Vương. Theo truyền thuyết xưa kể lại, đây là nơi Trọng Thủy đã từng gieo mình xuống vì quá hối hận và thương tiếc cho nàng Mỵ Châu. Nước trong giếng Ngọc nếu nhìn từ xa sẽ thấy màu hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.

Không chỉ là một di tích lịch sử đã chứng kiến đất nước ta thay đổi, phát triển từng ngày mà Thành Cổ Loa còn là biểu tượng cho cả dân tộc Việt Nam với những giá trị truyền thống tốt đẹp. Đến với nơi này, bạn sẽ được trở về quá khứ, sống trong những sự tích xa xưa và trầm trồ không ngớt trước kỳ quan kiến trúc của cha ông ta hàng ngàn năm nay. Hãy một lần đến với Thành Cổ Loa để được sống lại với lịch sử hào hùng cũng như yêu thêm văn hóa và nguồn cội của dân tộc.

Từ khóa: di tích lịch sử hà nội

Video liên quan

Chủ Đề