Thể hiện tính sáng tạo của bản thân trong học tập

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 28 sgk GDCD 8

Trả lời:

– Lao động tự giác:

+ Chủ động khi làm việc;

+ Không đợi ai nhắc nhở;

+ Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực;

– Lao động sáng tạo:

+ Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;

+ Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;

+ Tiết kiệm [thời gian, vật liệu…] tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.

Trả lời:

Cần lao động tự giác và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và kĩ thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Không tự giác, sáng tạo trong học tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại.

Trả lời:

Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.

Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:

– Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.

– Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.

– Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.

– Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.

– Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.

– Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động…

Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 29 sgk GDCD 8

Trả lời:

– Thái độ lao động trước đây của người thợ mộc:

+ Tận tuỵ;

+ Tự giác;

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình kĩ thuật sản xuất;

+ Thành quả lao động hoàn hảo, ông được mọi người rất kính trọng.

– Thái độ lao động khi làm ngôi nhà cuối cùng:

+ Không dành hết tâm trí cho công việc;

+ Bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp;

+ Làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo;

+ Sử dụng vật liệu cẩu thả;

+ Mọi quy trình kĩ thuật không đảm bảo.

Trả lời:

– Ông phải hổ thẹn với những việc làm của mình.

– Ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm.

Lời giải:

– Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:

     + Tự giác học tập, làm bài tập.

     + Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.

     + Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.

     + Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.

     + Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.

– Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:

     + Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.

     + Ngại khó, ngại khổ.

     + Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.

     + Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.

Lời giải:

Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.

Lời giải:

Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.

Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?

Lời giải:

Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

- Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:

  • Tự giác học tập, làm bài tập.
  • Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
  • Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
  • Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
  • Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:
  • Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
  • Ngại khó, ngại khổ.
  • Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
  • Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.

Trong cuộc sống đời thường, sự sáng tạo luôn đem đến những thành công. Trong học tập cũng thế, những sáng tạo sẽ làm cho bài học mới lạ, tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn người học và tất yếu là sẽ đạt kết quả như mong muốn.

Ở mỗi cá nhân, tính sáng tạo không chỉ là yếu tố bẩm sinh. Mà nó còn là sự rèn luyện, tích lũy.

Trước hết, trong học tập, để đạt kết quả cao thì phải luôn sáng tạo và làm chủ kiến thức. Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề. Trong một bài học muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn. Từ ấy, lấy đó làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình. Từ ấy nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót. Ngoài ra, nội dung còn có những ý sáng tạo thú vị và có thể gây ấn tượng tốt trong bài. Tuy nhiên, quan trọng là kiến thức luôn được lưu giữ ngay trong đầu.

Sáng tạo còn thể hiện ở việc biến kiến thức của giáo viên dạy thành của chính mình. Sự sáng tạo thể hiện đơn giản ngay như việc trình bày bài làm, trả lời câu hỏi của giáo viên đối với kiến thức mà giáo viên truyền đạt nhưng lại trình bày theo ngôn ngữ của chính mình và bằng ý hiểu của mình.

Sáng tạo không chỉ ở trong học tập mà còn có ở trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thông thường các cuộc thi văn nghệ của sinh viên là các tiết mục múa, hát, độc tấu, đàn…những sinh viên CĐ kế toán K42 khoa Kinh tế -du lịch cùng một số HSSV các lớp khác của Trường CĐN Cơ giới Ninh Bình đã đem đến cuộc thi chào mừng ngày nhà giáo 20-11 năm học 2011-2012 một tiết mục biểu diễn thời trang vô cùng đặc sắc mang đậm chất sinh viên. Điểm đặc biệt là các chất liệu mà các bạn sử dụng để thiết kế thời trang là những hộp caton, vỏ lon, rơm dạ, túi nilon…là những phế phẩm và vật rất dễ để tìm thấy xung quanh ta. Qua bàn tay khéo léo và ý tưởng sáng tạo các bạn đã thiết kế những mẫu trang phục dễ thương, hài hước. Kèm theo mỗi trang phục là những lời bình vô cùng hóm hỉnh. Khán giả đã không nhịn được cười khi chứng kiến cảnh các “người mẫu” biểu diễn. với trang phục váy xòe làm bằng chất liệu nilon còn được đi kèm lời bình đầy sáng tạo và hài hước: “các cô, các bác có thấy em đáng yêu và điệu đà không …là con gái thật tuyệt! thế nên các cô bác đừng có vứt bỏ em bừa bãi nhé vì em nhẹ nhàng, mỏng manh lắm. Bác gió sẽ đưa em đi khắp nơi, lại ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta thì em xấu hổ lắm”.

Qua cuộc thi các bạn muốn gửi đến toàn thể các sinh viên nhiều thông điệp. Đó là ý thức bảo vệ môi trường ngay từ những hành động nhỏ như vứt giác đúng nơi quy định. Ngoài ra còn là thông điệp về quan điểm thẩm mỹ: Dù xã hội ngày càng tân tiến, đất nước đã “hòa nhập” nhưng chúng ta đừng “hòa tan”. Những trang phục của cô cậu học trò phải luôn phù hợp và chuẩn mực. Tinh khôi trong tà áo dài trắng của các nữ sinh và gọn gàng, năng động trong trang phục nam sinh là những trang phục muôn đời luôn được thừa nhận nét đẹp.

Hoặc như  các sinh viên học nghề nấu ăn ngoài sự khéo léo, tinh tế của bàn tay để một món ăn vừa có tính hấp dẫn vừa thể hiện vị ngon, độc đáo thì họ phải có sự tìm tòi những nguyên vật liệu tốt, đảm bảo cùng với sự lựa chọn các loại gia vị phù hợp, liên hệ những gì mình học được trên lớp với thực tế ngoài xã hội để có ý tưởng trang trí đẹp mắt, mới lạ mà không phải là cách trang trí “dập khuôn” như trong sách vở.

Để hình thành và phát triển tính sáng tạo có rất nhiều nguyên nhân. Ngoài sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thì sự tác động của môi trường cũng là yếu tố tăng khả năng sáng tạo. Khi ta sống, làm việc, học tập trong môi trường tích cực sẽ có điều kiện tốt hơn trong sự sáng tạo. Ví dụ như học tập ở trường học được trang bi cơ sở vật chất cùng phương pháp giảng dạy tích cực cũng sẽ thúc đẩy tư duy mỗi hoc sinh, sinh viên. Sự sáng tạo không chỉ thể hiện ở những hành động mang tính vĩ mô như phải sáng chế ra một thiết bị,  hệ thống điện tử hay những gì lớn lao mà nó hiện hữu ngay trong những việc nhỏ.

Trong học tập phương pháp giảng dạy vô cùng quan trọng, là yếu tố tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên phát huy tính sáng tạo. Chẳng hạn như việc “cô gợi ý, trò trả lời” thay vì học sinh cũng nhìn vào sách vở mà đọc ra như thế hiệu quả không cao. Đôi khi HSSV còn ỉ lại vì cho rằng đã có hết trong sách vở rồi không cần phải suy nghĩ. Đó là phương pháp dạy của các thầy cô trong Khoa Sư phạm dạy nghề của Trường CĐN Cơ giới Ninh Bình đã áp dụng vào trong giảng dạy tại lớp CĐ công tác xã hội K43. Đối với bộ môn công tác xã hội với trẻ em, đối tượng là trẻ em, đặc điểm tâm lí phức tạp, nhạy cảm chỉ nói theo sách vở không thôi người nghe sẽ thấy khó hiểu, nắm bắt được những điều đó giáo viên đã đưa những hình ảnh minh họa cùng lời gợi ý và yêu cầu chính sinh viên, trình bày lại bài học theo ngôn ngữ của mình. Với phương pháp này, sinh viên đã tự hình thành cho bản thân lối tư duy phán đoán, phân tích và khả năng khái quát.

Hay với phương pháp học thảo luận nhóm, sắm vai, xây dựng lời thoại … của các môn học nhưBạo lực gia đình, công tác xã hội cá nhân và nhóm…thông qua việc yêu cầu HSSV hóa thân vào nhân vật trong tình huống, GV sẽ khiến HSSV làm quen với việc xử lí, ứng phó linh hoạt với các vấn đề. Ngòai ra còn giúp sinh viên mở rộng kiến thức, vừa hiểu bài lại còn trau dồi ngôn từ và khả năng giao tiếp. Trong quá trình thực hành đóng vai, giáo viên đã quay lại video sao đó trình chiếu lại cho sinh viên xem để tự đánh giá xem mình đã làm được gì và chưa làm được gì từ đó có những điều chỉnh để bài học lần sau hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, chính sự thân thiện gần gũi giữa thầy và trò khiến HSSV cũng thấy thoải mái, thích học hơn và có điều kiện để hình thành, phát triển tính sáng tạo. Chính phương pháp dạy học đổi mới, cùng phẩm chất cao quý của nghề giáo và lòng nhiệt huyết với nghề đã động viên khuyến khích các em trong học tập đặc biệt là phát huy tính sáng tạo trong bản thân mỗi người.

Một trong những kinh nghiệm để rèn luyện tính sáng tạo đó là việc thường xuyên mang giấy bút bên mình.  Nhiều khi ý tưởng xuất hiện vào những lúc không ngờ tới, lúc đó hãy nắm bắt và ghi chép lại ngay. Khi học và ôn thi cũng vậy, lời giải và ý tưởng có thể bất ngờ nảy ra, từ một tờ giấy nhỏ và một chiếc bút sẽ là công cụ để lưu giữ ý tưởng đó.

Là SV của Khoa Kinh tế du lịch, lại học văn bằng hai của Khoa Sư phạm… em sẽ không bao giờ quên được những PP dạy học tích cực và tình cảm của các thày cô. Đó chính là yếu tố giúp SV chúng em hình thành, phát triển tính sáng tạo, để sau này khi cọ sát với thực tế nghề nghiệp, sẽ hiệu quả hơn.

Nguyễn Thị Mơ

Lớp CĐN Công tác xã hội K43Đ3

Video liên quan

Chủ Đề