Thế nào là văn biểu cảm về một tác phẩm văn học

Văn biểu cảm là dạng văn viết bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về một sự vật sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm có nhấn mạnh đến yếu tố tâm tư, tình cảm, cảm nghĩ, cảm xúc của bạn đối với nhân vật bạn đang nói đến hoặc đối với sự vật hiện tượng mà bạn đang miêu tả.

Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người.

Trong thực tế, khi viết văn biểu cảm người ta vẫn thường hay kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ.

Khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm thì cũng cần lưu ý: có tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì cũng không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.

Về bố cục tổ chức theo mạch cảm xúc của người viết

Do vậy, trình tự các ý, các phần thường được sắp xếp rất tự nhiên, không gò bó cứng nhắc.

Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa là không được giả dối, sáo rỗng. Có như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng người.

Cách làm bài văn biểu cảm

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý [nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?]

Bước 2 : Xây dựng bố cục [dàn bài, dàn ý].

Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.

Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.

Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.

Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.

Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.

Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.

Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.

Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác [miêu tả, tự sự, nghị luận]; đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc [so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…].

Câu văn có sự biến hóa linh hoạt [có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…]. Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

Cách lập ý trong văn biểu cảm

Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ và tương lai.

Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại : là hình thức liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại.

Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ.

Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ hi vọng.

Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí tưởng tượng phong phú.

Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm . Cách lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.

Đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm

Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc. Không có sự biểu cảm chung chung. Cái gì, vật gì, việc gì… làm ta xúc động? Vì thế muốn bày tỏ tình cảm, muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông qua miêu tả và tự sự.

Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện, là yếu tố để qua đó, người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ. Cảm xúc, ý nghĩ là chất trữ tình của bài văn.

Cách biểu cảm về tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học [bài văn, bài thơ] là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như sau:

READ:  Nêu suy nghĩ về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Phần chuẩn bị:

Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật… mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.

Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất.

Làm dàn bài, dựng đoạn.

Viết bài và chỉnh sửa.

Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng.

Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn.

Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu.

Thao tác cơ bản:

Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn.

Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.

Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện.

Giáo viên qua các bài giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách… sẽ giúp các em dần bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.

Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau.

Ngoài ra, cô Hương cũng lưu ý: Để nắm vững và củng cố tri thức, kĩ năng về văn biểu cảm, không phải chỉ biết, hiểu, học thuộc lòng mà quan trọng hơn là phải biết làm – biết thực hành – biết sáng tạo.

Việc thực hành – luyện tập phải được thường xuyên, liên tục; phải được kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm; phải có yêu cầu, nghiêm túc song cũng cần phải động viên, khích lệ.

Sau khi học thể loại văn tự sự và miêu tả, văn biểu cảm là phương thức tập làm văn mới mà học sinh được tiếp cận. Vậy thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có đặc điểm gì? Các phương pháp nào để làm một bài văn biểu cảm?... Để trả lời được cho những câu hỏi trên, trước hết cần phải hiểu rõ về khái niệm văn biểu cảm cũng như những nội dung liên quan đến thể loại này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể loại văn này.

I. Thế nào là văn biểu cảm?

Văn biểu cảm

Trước khi tìm hiểu khái niệm văn biểu cảm, ta cần phải hiểu rõ biểu cảm là gì? Biểu cảm là biểu đạt cảm xúc, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người qua ngôn ngữ hay một phương tiện nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người đều trải qua những cảm xúc buồn, vui, lòng căm giận,... Tất cả những xúc cảm của mỗi người đó đều mong muốn được bộc lộ, chia sẻ. Vì thế, biểu cảm là nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

1.1 Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để biểu đạt tâm sự, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, sự việc, hay con người trong cuộc sống xung quanh. Người viết qua đó còn khơi gợi những cảm xúc, suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc. Những tình cảm được thể hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm nhân văn như tình yêu thương giữa người với người, hay tình yêu quê hương đất nước.

Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, cao dao trữ tình, tuỳ bút,…

1.2 Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp

  • Biểu cảm về một con người nào đó [ người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô...]
  • Biểu cảm về một sự vật, hiện tượng, cảnh đẹp thiên nhiên
  • Biểu cảm về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học nào đó

II. Đặc điểm của văn biểu cảm

Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm thường là thứ tình cảm đẹp, tình cảm nhân văn [như tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đất nước...]. Tình cảm biểu đạt phải rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.

Người viết thường biểu cảm cảm xúc trực tiếp như tiếng kêu, lời than mang sắc thái yêu ghét, nhớ nhung, thương cảm... Ngoài ra, văn biểu cảm còn có thể lồng ghép phương pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.

Mỗi bài văn biểu cảm chỉ tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết nên chọn một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng [ một cảnh thiên nhiên, một loài cây, hay hiện tượng gì đó] để gửi gắm tâm tư, tình cảm, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp dòng cảm xúc trong lòng.

Đặc điểm của văn biểu cảm

III. Lưu ý khi làm bài văn biểu cảm

Các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận... có thể sử dụng trong bài văn biểu cảm. Tuy nhiên, nó chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố trên chỉ là phụ, là phương tiện để khơi gợi cảm xúc người viết. Không nên lạm dụng quá nhiều.

Khi làm bài cần xác định kỹ thể loại văn học để tìm ra được yếu tố chính được thể hiện trong bài. Tránh tình trạng lạc đề, nhầm lẫn thể loại.

IV. Ví dụ về văn biểu cảm

Thế nào là văn biểu cảm? Người tôi yêu quý nhất chính là mẹ. Năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. Những dấu hiệu của tháng năm đang dần in hằn lên gương mặt mẹ. Gương mặt mẹ phúc hậu in hằn những nếp nhăn. Mái tóc không suông mượt nhưng rất thơm mùi bồ kết. Mái tóc của mẹ nay đã rơm rớm những sợi tóc bạc. Mẹ luôn lo lắng chăm sóc cho con trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Vì con, mẹ đã phải trải qua bao đắng cay ngọt bùi. Mẹ là ánh mặt trời soi sáng đời con. Nếu ánh sáng ấy lụi tàn, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à.

[Bài viết của một học sinh]

Đoạn văn trên là một đoạn biểu cảm. Đoạn văn thể hiện tình yêu của người con đối với người mẹ. Người con đã thổ lộ trực tiếp những cảm xúc, tình cảm yêu thương của mình đến với người mẹ. Trong đó có sử dụng đến yếu tố miêu tả để miêu tả ngoại hình và những khó khăn mẹ đã trải qua.

Trong thơ ca trữ tình:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

[Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan]

Trong bài thơ là nỗi đau đáu nhớ thương của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ đã không còn.

V. Phương pháp làm một bài văn biểu cảm

Phương pháp làm bài văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một trong những thể loại văn được dùng phổ biến trong cuộc sống. Nhằm mục đích nói lên những tâm sự, nổi lòng của người viết. Vậy thế nào là văn biểu cảm? Phương pháo viết văn biểu cảm là gì?

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng, yêu cầu cần làm.

Bước 2: Tìm ý chính cho bài văn

Bao gồm: các nội dung gì liên quan, đi theo trình tự nào. Chỗ nào nên sử dụng yêu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

Lựa chọn các yếu tố phụ khác như miêu tả, nghị luận, thuyết minh... để hỗ trợ cho thể loại chính.

Bước 3: Lập dàn ý

Từ những ý chính đã tìm hiểu ở trên, triển khai thành một dàn bài hoàn chỉnh gồm có mở bài, thân bài, kết bài

Bước 4: Viết bài

Dựa vào dàn ý sẵn có, ta tiến hàng viết bài theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết

Đọc lại và sửa lỗi [ lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt...]

VI. Kết luận

Trên đây là những nội dung để giải đáp các thắc mắc như “Thế nào là văn biểu cảm?”, “ Làm thế nào để trình bày một bài văn biểu cảm?”... Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn hoàn thành bài văn biểu cảm của mình một cách hoàn hảo nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Tuyệt Chủng Là Gì? Top 10 Động Vật Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng

Video liên quan

Chủ Đề